Thường vụ Quốc hội tiếp tục thảo luận về án oan

Sáng 6/4, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 37. Chương trình làm việc kéo dài trong 5 ngày sẽ cho ý kiến về một số Dự án luật như An toàn thông tin; Luật phí, lệ phí; Bộ luật hình sự (sửa đổi); Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam; Dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi)...

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe báo cáo và thảo luận kết quả Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU-132) tại Hà Nội; Cho ý kiến về các Tờ trình của Chính phủ về Đề án thành lập thành phố Tam Điệp thuộc tỉnh Ninh Bình và thị xã Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh.

20131121193610673069-6575-1428277568.jpg

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình trả lời chất vấn về tình hình oan sai.

Đặc biệt, trong ngày làm việc cuối cùng của phiên họp thứ 37, Thường vụ Quốc hội sẽ nghe Đoàn giám sát báo cáo; Tòa án nhân dân tối cao báo cáo bổ sung (nếu có) về tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật. Sau đó Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận về vấn đề này.

Buổi chiều, Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2016 và bế mạc phiên họp.

Trước đó, trên cơ sở chất vấn của đại biểu gửi đến giữa 2 kỳ họp, ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, kiến nghị của cử tri cả nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên chất vấn tại phiên họp thứ 36 để Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình trực tiếp trả lời về tình hình oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự và bồi thường oan sai theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Các Bộ trưởng, Trưởng ngành Công an, Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề liên quan.

Hoàng ThuỳSáng 6/4, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 37. Chương trình làm việc kéo dài trong 5 ngày sẽ cho ý kiến về một số Dự án luật như An toàn thông tin; Luật phí, lệ phí; Bộ luật hình sự (sửa đổi); Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam; Dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi)...

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe báo cáo và thảo luận kết quả Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU-132) tại Hà Nội; Cho ý kiến về các Tờ trình của Chính phủ về Đề án thành lập thành phố Tam Điệp thuộc tỉnh Ninh Bình và thị xã Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh.

20131121193610673069-6575-1428277568.jpg
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình trả lời chất vấn về tình hình oan sai.
Đặc biệt, trong ngày làm việc cuối cùng của phiên họp thứ 37, Thường vụ Quốc hội sẽ nghe Đoàn giám sát báo cáo; Tòa án nhân dân tối cao báo cáo bổ sung (nếu có) về tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật. Sau đó Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ thảo luận về vấn đề này.

Buổi chiều, Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2016 và bế mạc phiên họp.

Trước đó, trên cơ sở chất vấn của đại biểu gửi đến giữa 2 kỳ họp, ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, kiến nghị của cử tri cả nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên chất vấn tại phiên họp thứ 36 để Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình trực tiếp trả lời về tình hình oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự và bồi thường oan sai theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Các Bộ trưởng, Trưởng ngành Công an, Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề liên quan.

Hoàng Thuỳ

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
24248
Số người truy cập:
9136749