Trao đổi với báo chí ngày 12/4 về căn cứ tính phí BOT, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết, quá trình xây dựng các dự án hạ tầng theo hình thức BOT, Bộ Giao thông và Bộ Tài chính đã duyệt phương án tài chính, có lộ trình tăng phí trong 3 năm dựa trên mức tăng chỉ số CPI trên cả nước và hoàn vốn để đảm bảo lợi ích các bên. Những năm trước, chỉ số CPI không thay đổi nên nhiều trạm BOT đã có thời gian dài không tăng phí.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường. |
Ngoài ra, Bộ Giao thông cũng tính toán lưu lượng phương tiện và sức chịu đựng của người dân vùng dự án để xem xét tăng hợp lý. Với các trạm thu phí trên cao tốc, hầu hết đang thu với mức 1.500 đồng/km với xe tiêu chuẩn, trừ Hà Nội - Hải Phòng thu với mức 2.000 đồng/km. Các trạm BOT quốc lộ phổ biến 30.000-35.000 đồng/lượt xe tiêu chuẩn, một số trạm là 45.000 đồng/lượt xe.
Theo Thứ trưởng Trường, so sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì phí đường bộ BOT của Việt Nam là "rẻ nhất". Hiện mức phí trung bình ở Trung Quốc là một NDT/km, còn các nước châu Âu khoảng 0,5-1 USD/km.
Thứ trưởng Trường cho biết, phần lớn các trạm BOT trên cùng một tuyến đường đều đảm bảo khoảng cách tối thiểu 70 km/trạm, nhưng một số có khoảng cách 50-60 km vì không có vị trí đặt trạm phù hợp. Bộ Giao thông Vận tải đã rà soát và di dời một số trạm để phù hợp với quy định.
Đề cập việc chủ đầu tư tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình vừa đề xuất tăng phí lên 2.000 đồng/km, ông Trường thông tin, Bộ tạm thời chưa duyệt tăng phí cho dự án này và xem xét thời điểm tăng phù hợp sau 1/6.
Với việc tăng phí trên quốc lộ 5 đã khiến nhiều xe tải đi vào tỉnh lộ 391 (Hải Dương) để né trạm thu phí, Thứ trưởng Trường cho biết, Bộ Giao thông đã yêu cầu tỉnh Hải Dương quản lý xe quá tải trọng trên các tuyến tỉnh lộ. Thực tế, chủ đầu tư tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã giảm mức phí xe tải và xe container từ 20 feet trở lên, chỉ tăng phí với xe con, xe tải nhỏ, xe khách...
Nhiều chủ phương tiện than phiền về trạm thu phí BOT dày đặc. Ảnh minh họa:Đ.Loan |
Tại hội nghị giao ban quý I ngày 12/4, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh bày tỏ chủ đầu tư tăng phí BOT trên nhiều tuyến đường đã gây khó khăn cho doanh nghiệp vận tải, làm tăng giá cước hàng hóa và kiến nghị Bộ Giao thông xem xét giải quyết.
Thời gian qua, mức phí trên quốc lộ 5 và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tăng cao nên nhiều xe container từ Hải Phòng đi Hà Nội đã đi vào tỉnh lộ 391, các đường nội thị TP Hải Dương… để né trạm thu phí quốc lộ 5 gây mất an toàn trên tỉnh lộ 391. Lãnh đạo tỉnh Hải Dương kiến nghị các bộ ngành và chủ đầu tư xem xét giảm mức phí với xe container lưu thông trên quốc lộ 5 và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, giảm tình trạng quá tải trên tỉnh lộ 391.
Đoàn LoanTrao đổi với báo chí ngày 12/4 về căn cứ tính phí BOT, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết, quá trình xây dựng các dự án hạ tầng theo hình thức BOT, Bộ Giao thông và Bộ Tài chính đã duyệt phương án tài chính, có lộ trình tăng phí trong 3 năm dựa trên mức tăng chỉ số CPI trên cả nước và hoàn vốn để đảm bảo lợi ích các bên. Những năm trước, chỉ số CPI không thay đổi nên nhiều trạm BOT đã có thời gian dài không tăng phí.
thu-truong-giao-thong-phi-bot-viet-nam-re-nhat-dong-nam-a
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường.
Ngoài ra, Bộ Giao thông cũng tính toán lưu lượng phương tiện và sức chịu đựng của người dân vùng dự án để xem xét tăng hợp lý. Với các trạm thu phí trên cao tốc, hầu hết đang thu với mức 1.500 đồng/km với xe tiêu chuẩn, trừ Hà Nội - Hải Phòng thu với mức 2.000 đồng/km. Các trạm BOT quốc lộ phổ biến 30.000-35.000 đồng/lượt xe tiêu chuẩn, một số trạm là 45.000 đồng/lượt xe.
Theo Thứ trưởng Trường, so sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì phí đường bộ BOT của Việt Nam là "rẻ nhất". Hiện mức phí trung bình ở Trung Quốc là một NDT/km, còn các nước châu Âu khoảng 0,5-1 USD/km.
Thứ trưởng Trường cho biết, phần lớn các trạm BOT trên cùng một tuyến đường đều đảm bảo khoảng cách tối thiểu 70 km/trạm, nhưng một số có khoảng cách 50-60 km vì không có vị trí đặt trạm phù hợp. Bộ Giao thông Vận tải đã rà soát và di dời một số trạm để phù hợp với quy định.
Đề cập việc chủ đầu tư tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình vừa đề xuất tăng phí lên 2.000 đồng/km, ông Trường thông tin, Bộ tạm thời chưa duyệt tăng phí cho dự án này và xem xét thời điểm tăng phù hợp sau 1/6.
Với việc tăng phí trên quốc lộ 5 đã khiến nhiều xe tải đi vào tỉnh lộ 391 (Hải Dương) để né trạm thu phí, Thứ trưởng Trường cho biết, Bộ Giao thông đã yêu cầu tỉnh Hải Dương quản lý xe quá tải trọng trên các tuyến tỉnh lộ. Thực tế, chủ đầu tư tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã giảm mức phí xe tải và xe container từ 20 feet trở lên, chỉ tăng phí với xe con, xe tải nhỏ, xe khách...
thu-truong-giao-thong-phi-bot-viet-nam-re-nhat-dong-nam-a-1
Nhiều chủ phương tiện than phiền về trạm thu phí BOT dày đặc. Ảnh minh họa: Đ.Loan
Tại hội nghị giao ban quý I ngày 12/4, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh bày tỏ chủ đầu tư tăng phí BOT trên nhiều tuyến đường đã gây khó khăn cho doanh nghiệp vận tải, làm tăng giá cước hàng hóa và kiến nghị Bộ Giao thông xem xét giải quyết.
Thời gian qua, mức phí trên quốc lộ 5 và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tăng cao nên nhiều xe container từ Hải Phòng đi Hà Nội đã đi vào tỉnh lộ 391, các đường nội thị TP Hải Dương… để né trạm thu phí quốc lộ 5 gây mất an toàn trên tỉnh lộ 391. Lãnh đạo tỉnh Hải Dương kiến nghị các bộ ngành và chủ đầu tư xem xét giảm mức phí với xe container lưu thông trên quốc lộ 5 và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, giảm tình trạng quá tải trên tỉnh lộ 391.
Đoàn Loan