Đã 9 năm rồi, gần 100 hộ dân ở làng Don và thôn Thủy Lợi, xã Ia Glai, huyện Chư Sê phải sống chung với mùi xú uế từ Xí nghiệp Cơ khí chế biến của Công ty Cao su Chư Sê. Những ngôi nhà ở đây suốt ngày đóng cửa. Khi ăn cơm người dân chèn kín bao nilon. Nhiều hộ đã khăn gói dời đi nơi khác. Hàng chục hộ dân đã gửi đơn thư khiếu kiện nhưng chẳng đi đến đâu.
Trưởng thôn Thủy Lợi chỉ thẳng vào nhà máy chế biến cao su và cho rằng nguyên nhân ô nhiễm xuất phát từ nơi đây. Ảnh: Thanh Ngân
Chính quyền bó tay
Từ tháng 12/2007, Cục Bảo vệ Môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường) đã thành lập đoàn kiểm tra tác động môi trường ở nhà máy này. Đoàn kiểm tra đã kết luận những tác động xấu của nhà máy đến môi trường.
Và bên chồng đơn thư khiếu nại của người dân. Ảnh: Thanh Ngân
Được biết, mặc dù từ năm 2006, HĐQT Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt
Nhà máy này được Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường duyệt năm 1997 công suất thiết kế của nhà máy chỉ có 3.000 tấn sản phẩm/năm. Tuy nhiên, hiện nhà máy đã nâng công suất chế biến lên 13.500 tấn sản phẩm/năm nhưng không lập báo cáo bổ sung.
Ngày 06/02/2009, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đã có văn bản khẳng định: Công ty Cao su Chư Sê không thực hiện đầy đủ nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt; chưa có báo cáo tác động môi trường bổ sung của dự án nâng công suất từ 3.000 tấn lên 13.500 tấn sản phẩm/năm; chưa có báo cáo điều chỉnh thiết kế hệ thống xử lý nước thải...
Quá bức xúc trước tình hình này, nhiều lần người dân thôn Thủy Lợi kéo lên UBND xã đòi Chủ tịch xã ký vào đơn kiến nghị để họ tiếp tục lên huyện, lên tỉnh khiếu nại.
Chủ tịch UBND xã Ia Glai, ông Phan Văn Thành cho biết, nhiều năm qua người dân cứ gửi đơn nhưng xã không đủ thẩm quyền giải quyết, chỉ báo cáo lên huyện và đề nghị doanh nghiệp có hướng xử lý, nhưng sự việc vẫn chưa đi đến đâu.
(Theo VietNamNet)
Dời nhà ở vì có nhà máy
Hàng chục hộ dân trong thôn, nhất là những hộ dân xung quanh nhà máy hầu như quanh năm phải sống trong cảnh “lãng quên khứu giác”.
Mặc dù đã cuối mùa chế biến, lượng mủ từ vườn thu về đã hết song những ngày này mùi hôi thối vẫn còn tiếp tục vất vưởng trong không khí. “Mùi mủ cao su khô lan nhanh và thối kinh khủng", chị Nguyễn Thị Cúc, một người dân trong thôn, bực bội. “Chúng tôi không thể ăn cơm ở nhà khi nhà máy hoạt động nhiều vào khoảng tháng 5-6 và tháng 11-12. Mùi hôi tràn ngập cả thôn khiến ai cũng buồn nôn”.
Buổi trưa, buổi tối sau những giờ vất vả trên nương rẫy, mỗi người dân trong thôn Thủy Lợi hầu như không thể ăn cơm ngon miệng, không nghỉ ngơi được.
Theo ông Nguyễn Công Ngôn, trưởng thôn Thủy Lợi, mỗi năm nhà máy vận hành 9 tháng. Thôn Thủy Lợi mặc dù là 1 trong những khu vực được người dân đi xây dựng vùng kinh tế mới từ những năm 1976-1978 nhưng ban đầu thôn có gần cả trăm hộ dân nhưng hiện chỉ còn 63 hộ dân bám trụ. Nhiều hộ đã chuyển đi nơi khác kiếm sống, tránh không khí ô nhiễm.
Không chỉ riêng thôn Thủy Lợi, một số hộ dân ở làng Don có mùa lấy nước suối tưới cây, khiến lúa không ra hạt, cà phê không đậu quả.