Thói quen đi chợ online

 Khoảng ba năm trở lại đây, Lan Hương ít đi chợ truyền thống hơn trước, vì những thực phẩm thiết yếu hầu như đều mua được online.

"Khu nhà tôi ở có nhiều siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhưng vì công việc bận rộn nên không có thời gian di chuyển, chưa kể mất thêm thời gian để tìm sản phẩm muốn mua. Trong khi đi chợ online vừa có thể mua mọi thứ, chỉ cần tìm từ khóa là ra các sản phẩm, nhiều ưu đãi, lại không mất thời gian đi lại", chị Hương nói. Thói quen đi chợ của chị thay đổi từ khi dịch Covid-19 xảy ra, cộng với công việc bận rộn nên chị thấy hình thức trực tuyến phù hợp với bản thân.

Thu Trang, nhân viên văn phòng tại quận Đống Đa, Hà Nội cũng cho biết, các app trong điện thoại của chị có các dịch vụ giao đồ ăn, đi chợ online... Chị thừa nhận công nghệ phát triển đã làm thay đổi hoàn toàn thói quen mua sắm của bản thân và các đồng nghiệp xung quanh.

Người dùng mua sắm trên các nền tảng có dịch vụ đi chợ online tiết kiệm đáng kể vì áp dụng nhiều ưu đãi. Ảnh: Quỳnh Như

"Giờ đây, thay vì rủ nhau ra quán ăn trưa, hay đi siêu thị lúc tan tầm... chúng tôi hay rủ nhau xuống sảnh lấy đồ được ship đến. Ngày nào cũng vài ba lượt như vậy", chị cười nói.

Cũng là tín đồ của mua sắm trực tuyến, Phương Uyên (quận Cầu Giấy, Hà Nội) thường xuyên mua các vật dụng thiết yếu cho cả gia đình trên các trang thương mại điện tử, hay app đi chợ online... Trước khi quyết định mua món đồ nào, chị tìm đọc bình luận của người mua về sản phẩm, xem mức độ uy tín của shop, và canh thời điểm sale để tận dụng tối đa các mã ưu đãi. "Từ ngày mua gắn bó với app, tôi gần như không dùng tiền mặt, và rất ít khi phải rong ruổi trên đường", chị nói.

Số liệu từ Statista năm 2022 chỉ ra, số lượng người Việt mua hàng trực tuyến lên đến hơn 51 triệu, tăng 13,5% so với năm 2021, tổng chi tiêu cho mua sắm trực tuyến đạt 12,4 tỷ USD. Việt Nam đang chiếm 15% tổng thị trường mua sắm trực tuyến tại Đông Nam Á, chỉ đứng sau Thái Lan với tỷ lệ 16% và ngang bằng Philippines.

Theo báo cáo SEA Economy do Google, Temasek và Bain & Company năm 2022, mức độ thâm nhập người dùng thương mại điện tử ở Đông Nam Á là khoảng 54% và dự kiến đạt 63,3% vào năm 2025. Đặc biệt, ở các khu vực thành thị Việt Nam, phần lớn người dùng đã sử dụng các ứng dụng thương mại điện tử để phục vụ đời sống của họ, khi báo cáo chỉ ra rằng tỷ lệ người dùng trong các khu vực thành thị Việt Nam lựa chọn sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số liên quan tới thương mại điện tử là 96%.

Với Thu Trang, chị hay dùng dịch vụ đi chợ online GrabMart trên ứng dụng Grab, trong đó chị thường xuyên đặt các loại rau củ quả, đồ tươi sống, đặc biệt là trái cây đặc sản chính vụ. Chị nhớ hè năm 2021 khi vải thiều Lục Ngạn vào mùa cũng là lúc Hà Nội bắt đầu thực hiện lệnh giãn cách theo Chỉ thị 16. Thời điểm đó, cả nhà ai cũng thèm vải mà không biết phải mua ở đâu. Tình cờ theo dõi tin tức, chị biết đến dự án GrabConnect và thử đặt vải thiều trên GrabMart - đó cũng là lúc chị đưa ứng dụng này vào danh sách yêu thích vì những sáng kiến hỗ trợ bà con địa phương trong thời điểm khó khăn.

Chị Lan Hương thường xuyên đặt mua trái cây chính vụ trên GrabMart. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cũng là "fan" của dự án GrabConnect, chị Lan Hương cho biết, năm ngoái, khi GrabMart triển khai chiến dịch Lễ hội trái cây mùa hè, chị mua nhiều, thậm chí còn giới thiệu cho nhiều bạn bè, đồng nghiệp. Năm nay, chị tìm hiểu và biết dự án có thời gian triển khai đến tháng 10, với nhiều loại trái cây đặc sản như: sầu riêng Ri6, xoài cát Hòa Lộc, bơ 034, vải thiều Bắc Giang, măng cụt Lái Thiêu...

"Từ đầu hè tới giờ, tôi đã đặt mua không dưới 10 lần các loại quả như sầu riêng, măng cụt... Ngoài tươi ngon, hoa quả còn có nguồn gốc rõ ràng. Thời điểm này, đúng cao điểm còn có các chương trình ưu đãi, giá cả phải chăng, được freeship", chị Lan Hương chia sẻ.

Chiến dịch "Lễ hội trái cây 2023" là một phần của dự án GrabConnect được Grab khởi động năm thứ ba vào đầu tháng 5 vừa qua. Tận dụng thế mạnh công nghệ và ưu thế hệ sinh thái, dự án GrabConnect hướng đến việc kết nối nông sản và đặc sản địa phương an toàn, chất lượng từ nông dân đến người tiêu dùng khắp cả nước.

Đại diện nền tảng công nghệ này cho biết thêm, không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dùng, dự án GrabConnect nói chung, và lễ hội trái cây nói riêng còn thể hiện cho mục tiêu "Grab vì cộng đồng", tiếp tục đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy chuyển đổi số ngành nông nghiệp theo định hướng của Chính phủ.

Nguyễn Phượng


Giày Đại Phát solution
Số người online:
15696
Số người truy cập:
9262074