Thanh niên được miễn nghĩa vụ vẫn viết đơn tòng quân

 

Đầu tháng 9, Nguyễn Anh Hưng (1996) quê xã Cổ Dũng, huyện Kim Thành (Hải Dương) cùng với hàng trăm chiến sĩ khác trong tỉnh trúng tuyển nghĩa vụ quân sự đợt 2 năm 2015. Ảnh: Nguyễn Khắc Thành.

 

Cha mẹ của Hưng đều bị câm điếc. Năm 1992, ông Nguyễn Anh Dũng (1973) quen bà Nguyễn Thị Thuận (1970) khi cả hai cùng vào Trung tâm bảo trợ tỉnh Hải Dương. Hai người đồng cảnh ngộ, bén duyên nhau rồi nên vợ chồng. Quả ngọt của "Chuyện tình không lời" là hai con Nguyễn Anh Hưng và Nguyễn Thu Hiền ra đời đều bình thường, ngoan ngoãn. Ảnh: Nguyễn Khắc Thành.

 

Năm 2014, Hưng học hết cấp 3, không thi đại học mà đi bưng bê thuê cho một nhà hàng, kiếm tiền phụ giúp cha mẹ, trở thành lao động chính trong gia đình. Giữa năm nay, cậu có giấy gọi khám nghĩa vụ quân sự. Gia đình xin cho em được hoãn nhưng Hưng vẫn viết đơn tình nguyện tòng quân. "Sau khi họp xem xét, Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã thấy Hưng ở trong trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự, bố mẹ là người khuyết tật, đều hưởng Chế độ 202 (Chế độ chính sách đối với người già, trẻ mồ côi không nơi nương tựa và người tàn tật). Nhưng em vẫn tình nguyện lên đường nhập ngũ", ông Nguyễn Khắc Tuấn, Phó ban chỉ huy quân sự xã Cổ Dũng cho biết. Ảnh: Nguyễn Khắc Thành.

 

Ngày con trai nhập ngũ, ông Dũng chỉ biết ư a không nói được gì. Bà ngoại Hưng năm nay hơn 90 tuổi mấy ngày ăn ngủ không ngon vì thương đứa cháu chưa bao giờ đi ra khỏi lũy tre làng. Chàng trai trẻ chỉ biết động viên bà đừng khóc. Đơn vị Hưng đóng quân ở Lục Nam (Bắc Giang), cách nhà khoảng 100km. Ảnh: Nguyễn Khắc Thành.

 

Cùng với Hưng, hàng ngàn tân binh trên khắp cả nước nô nức tòng quân. Trong ảnh là chiến sĩ trẻ của tỉnh Bình Thuận lưu luyến chia tay người thân. Giao quân đợt 2, tỉnh Bình Thuận có 700 công dân lên đường nhập ngũ thuộc các huyện: Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong, Phú Quý và TP Phan Thiết. Trong số tân binh có nhiều người là Đảng viên, tốt nghiệp đại học, cao đẳng; hơn 60% tình nguyện lên đường nhập ngũ. Ngay sau buổi lễ, các quân nhân được giao cho các đơn vị: Sư đoàn 9 (Quân đoàn 4); Bộ đội Biên phòng tỉnh; Bộ CHQS tỉnh; Trung đoàn Gia Định và Trung đoàn 271 của Quân khu 7; Lữ đoàn pháo binh 96. Ảnh: Thân Tình.

 

Huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định) cũng có 50 thanh niên lên đường nhập ngũ. Nhiều thanh niên dân tộc thiểu số đã viết đơn tình nguyện phục vụ lâu dài trong quân đội. Ảnh: Từ Ngọc Vũ.

 

Nhiều chiến sĩ lưu luyến, tạm xa người thân trong 18 tháng thực hiện nghĩa vụ quân sự. Ảnh: Ninh Đức Mạnh Thắng.

 

Binh nhất Nguyễn Minh Đường tuyên thệ 10 lời thề danh dự quân nhân tại Trung đoàn 101, Sư đoàn 325, Quân đoàn 2, đóng tại Bắc Giang. Ảnh: Nguyễn Duy Thông
 

 

Cuộc sống tân binh với những chế độ rèn luyện nghiêm khắc, học chính trị, điều lệnh... khiến những người lính trẻ rắn rỏi, trưởng thành hơn Ảnh: Thân Tình.

 

 

Thanh Hòa

Ảnh: Dưới bóng cờ Tổ quốc

Đầu tháng 9, Nguyễn Anh Hưng (1996) quê xã Cổ Dũng, huyện Kim Thành (Hải Dương) cùng với hàng trăm chiến sĩ khác trong tỉnh trúng tuyển nghĩa vụ quân sự đợt 2 năm 2015. Ảnh: Nguyễn Khắc Thành.
 
Cha mẹ của Hưng đều bị câm điếc. Năm 1992, ông Nguyễn Anh Dũng (1973) quen bà Nguyễn Thị Thuận (1970) khi cả hai cùng vào Trung tâm bảo trợ tỉnh Hải Dương. Hai người đồng cảnh ngộ, bén duyên nhau rồi nên vợ chồng. Quả ngọt của "Chuyện tình không lời" là hai con Nguyễn Anh Hưng và Nguyễn Thu Hiền ra đời đều bình thường, ngoan ngoãn. Ảnh: Nguyễn Khắc Thành.
 
Năm 2014, Hưng học hết cấp 3, không thi đại học mà đi bưng bê thuê cho một nhà hàng, kiếm tiền phụ giúp cha mẹ, trở thành lao động chính trong gia đình. Giữa năm nay, cậu có giấy gọi khám nghĩa vụ quân sự. Gia đình xin cho em được hoãn nhưng Hưng vẫn viết đơn tình nguyện tòng quân. "Sau khi họp xem xét, Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã thấy Hưng ở trong trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự, bố mẹ là người khuyết tật, đều hưởng Chế độ 202 (Chế độ chính sách đối với người già, trẻ mồ côi không nơi nương tựa và người tàn tật). Nhưng em vẫn tình nguyện lên đường nhập ngũ", ông Nguyễn Khắc Tuấn, Phó ban chỉ huy quân sự xã Cổ Dũng cho biết. Ảnh: Nguyễn Khắc Thành.
 
Ngày con trai nhập ngũ, ông Dũng chỉ biết ư a không nói được gì. Bà ngoại Hưng năm nay hơn 90 tuổi mấy ngày ăn ngủ không ngon vì thương đứa cháu chưa bao giờ đi ra khỏi lũy tre làng. Chàng trai trẻ chỉ biết động viên bà đừng khóc. Đơn vị Hưng đóng quân ở Lục Nam (Bắc Giang), cách nhà khoảng 100km. Ảnh: Nguyễn Khắc Thành.
 
Cùng với Hưng, hàng ngàn tân binh trên khắp cả nước nô nức tòng quân. Trong ảnh là chiến sĩ trẻ của tỉnh Bình Thuận lưu luyến chia tay người thân. Giao quân đợt 2, tỉnh Bình Thuận có 700 công dân lên đường nhập ngũ thuộc các huyện: Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong, Phú Quý và TP Phan Thiết. Trong số tân binh có nhiều người là Đảng viên, tốt nghiệp đại học, cao đẳng; hơn 60% tình nguyện lên đường nhập ngũ. Ngay sau buổi lễ, các quân nhân được giao cho các đơn vị: Sư đoàn 9 (Quân đoàn 4); Bộ đội Biên phòng tỉnh; Bộ CHQS tỉnh; Trung đoàn Gia Định và Trung đoàn 271 của Quân khu 7; Lữ đoàn pháo binh 96. Ảnh: Thân Tình.
 
Huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định) cũng có 50 thanh niên lên đường nhập ngũ. Nhiều thanh niên dân tộc thiểu số đã viết đơn tình nguyện phục vụ lâu dài trong quân đội. Ảnh: Từ Ngọc Vũ.
 
Nhiều chiến sĩ lưu luyến, tạm xa người thân trong 18 tháng thực hiện nghĩa vụ quân sự. Ảnh: Ninh Đức Mạnh Thắng.
 
Binh nhất Nguyễn Minh Đường tuyên thệ 10 lời thề danh dự quân nhân tại Trung đoàn 101, Sư đoàn 325, Quân đoàn 2, đóng tại Bắc Giang. Ảnh: Nguyễn Duy Thông
 
 
Cuộc sống tân binh với những chế độ rèn luyện nghiêm khắc, học chính trị, điều lệnh... khiến những người lính trẻ rắn rỏi, trưởng thành hơn Ảnh: Thân Tình.
 
Thanh Hòa
Ảnh: Dưới bóng cờ Tổ quốc

Giày Đại Phát solution
Số người online:
4809
Số người truy cập:
9108843