Thanh Hóa, bé 6 tuổi bị chó cắn nát mặt, đứt tuyến lệ, mẹ kể: “Chó nhà nuôi 3 năm, rất hiền”

 Bé trai 6 tuổi trong lúc chơi ngoài ngõ bị chính chó nhà cắn nát mặt với nhiều vết thương chi chít trên mặt, nguy hiểm nhất là đứt ống tuyến lệ trái.

Chuyện trẻ bị chó tấn công vốn không phải chuyện gì mới mẻ, song mỗi một trường hợp lại là môt hậu quả đáng sợ mà bất cứ ai cũng phải xót xa thay. Dù đã được cảnh báo rất nhiều về việc trông con cẩn trọng nếu nhà có chó nhưng mẹ bé vẫn không thể lường được việc con trai mình bị chính chó nhà đã nuôi 3 năm cắn nát mặt.

14h40, ngày 17/11, bé Nguyễn Đình Đ., 6 tuổi, ngụ tại xã Mai Lâm, Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa được chuyển đến bệnh viện Nhi Thanh Hóa trong tình tạng mặt bê bết máu với nhiều vết thương chi chít trên mặt. Theo xác nhận của ông Lê Đăng Khoa, Giám đốc bệnh viện Nhi Thanh Hóa, bé Đ. bị nhiều vết thương ở vùng mặt, mũi, nguy hiểm nhất là tổn thương hốc mắt, đứt ống tuyến lệ.

Bác sĩ Lê Văn Tứ, Trưởng khoa Răng – Hàm – Mặt của bệnh viện cũng cho biết vết thương rất nghiêm trọng. Khi chuyển đến viện cấp cứu, bé Đ. được bác sĩ cắt lọc, bơm rửa, tiến hành khâu vết thương, nối ống tuyến lệ. Hiện tại, bé Nguyễn Đình Đ. đang được điều trị tích cực bằng thuốc kháng sinh và chăm sóc đặc biệt.

Nguyên nhân gây tổn thương nghiêm trọng trên mặt bé Đ. là do bị chó cắn trong lúc chơi ở ngoài ngõ nhưng không ai trông. Trong nghẹn ngào, chị Lê Thị H., mẹ ruột bé Đ. chia sẻ với báo giới: “Lúc đó tôi đang ở nhà, cháu đang chơi ngoài ngõ. Bỗng tôi nghe hàng xóm hô hoán con tôi bị chó cắn, tôi liền chạy ra thì vô cùng hoảng sợ khi chứng kiến mặt con bê bết máu, chi chít vết thương”.

Mẹ bé Đ. cho biết thêm, con chó cắn con trai chị đã được gia đình nuôi 3 năm, tuy nhiên chó rất hiền và chưa từng cắn ai, bé Đ. là người đầu tiên.

Hy vọng trường hợp này sẽ giúp bố mẹ hiểu đúng mức độ nghiêm trọng của những tai nạn vì chó nhà tương tự. Đừng chủ quan ngay cả đối với những chú chó nhà tưởng hiền lành. Nếu nhà có trẻ, cha mẹ phải nhớ kỹ những nguyên tắc sống còn dưới đây.

1. Vật nuôi phải được tiêm phòng đầy đủ

Các chuyên gia khuyến cáo gia đình phải đưa chó đi tiêm phòng định kỳ để phòng ngừa bệnh dại. Đồng thời phải cho chó được uống thuốc diệt sun gián 6 tháng/ lần.

2. Thường xuyên tắm gội, giữ vệ sinh cho vật nuôi (ít nhất 1 lần/ tuần)

Vật nuôi cũng cần được giữ vệ sinh sạch sẽ bằng cách tắm gội ít nhất 1 lần/ tuần để hạn chế vi khuẩn, giun sán lây truyền cho người. Các bệnh lây từ chó hoặc vật nuôi rất nghiêm trọng. Nó có thể ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của trẻ nhỏ nếu tiếp xúc.

3. Dạy trẻ cách tiếp xúc thân thiện với chó

Thực ra chó, mèo vốn là những thú cưng được nhiều người yêu thích. Bản chất của chúng cũng biết buồn, giận. Bình thường chó, mèo có thể hiền lành, trông đáng yêu tuy nhiên nếu bị ai “chọc” giận hoặc bị đánh, đập thì khó tránh khỏi chúng sẽ không phản kháng lại. Do vậy, dạy con cách chơi thân thiện, không nên hoặc có thể chạm hoặc vuốt ve vào những bộ phận nào là việc cần thiết.

4. Không để con chơi một mình với thú cưng

Mặc dù được dạy cách chơi an toàn với thú cưng nhưng cha mẹ vẫn khó lường trước được nguy cơ bé có thể bị tấn công. Nếu ở nhà có nuôi chó hoặc mèo, cha mẹ phải giám sát con thật kỹ, tránh để các bé chơi một mình với thú cưng.

5. Biết cách sơ cứu khi trẻ bị vật nuôi cắn

Trường hợp con bị vật nuôi, tấn công, cha mẹ phải khuyến khích bé nói ngay cho gia đình biết. Khi trẻ bị vật nuôi cắn, cha mẹ phải bình tĩnh để xử lý đúng cách. Vết thương phải được rửa sạch bằng xà phòng, sau đó rửa lại bằng nước sạch, sát trùng vết thương. Trường hợp nặng phải đưa bé đến ngay trạm y tế gần nhất để xử lý, tránh vết thương nhiễm trùng.


Giày Đại Phát solution
Số người online:
27061
Số người truy cập:
9067998