Syria hoang tàn trong nội chiến

 

Cuộc xung đột vũ trang ở Syria bắt đầu nổ ra từ năm 2011, sau khi làn sóng nổi dậy với tên gọi "Mùa xuân Arab" lan ra khắp Trung Đông, lật đổ các chính quyền từng tồn tại trong nhiều thập kỷ trước đó.

Trong ảnh, cảnh đổ nát ở khu Salah Al-Din, thành phố Aleppo, trong tháng 12.

 

Tổng thống Bashar al-Assad, lên năm quyền từ tháng 7/2000, sau đó cấm phóng viên nước ngoài tới Syria và bất cứ ai ghi hình hoặc đưa tin các sự kiện sẽ bị bắt và tra tấn. Nhóm Quân đội Syria Tự do (FSA) được thành lập vào tháng 7/2011, tuyên bố sẽ lật đổ ông Assad.

 

Trong ảnh, từ "Steadfast" (kiên định) vẽ theo phong cách graffiti trên một tòa nhà đổ nát ở khu al-Manshiyeh, thành phố Deraa trong tháng này.

 

Giao tranh giữa hai phe ngày càng lan rộng. Ủy ban Quốc tế Chữ Thập đỏ (ICRC) tháng 7/2012 tuyên bố Syria rơi vào tình trạng nội chiến.

Trong ảnh, cột khói bốc lên từ các tòa nhà sau một đợt pháo kích của quân đội trung thành với ông al-Assad vào thành phố Homs hồi tháng 1.

 

Các đống đổ nát phủ kín một con phố ở thành phố Homs hồi tháng 3.

 

 Sự kiện đỉnh điểm của cuộc nội chiến là đợt tấn công sử dụng vũ khí hóa học nhằm vào khu vực gần thủ đô Damascus hôm 21/8/2013 làm hơn 1.300 người chết. Các nhà hoạt động đổ lỗi cho quân đội Syria nhưng chính quyền Tổng thống al-Assad bác bỏ điều này.

Quân đội Syria cũng lên án “những cáo buộc vô giá trị, vô nghĩa và vô căn cứ” của phe đối lập, mô tả đây là “nỗ lực tuyệt vọng nhằm che giấu sự thất bại của họ trên chiến trường”. Liên Hợp Quốc và Mỹ kêu gọi lập tức điều tra.

Bụi phủ lên quần áo người dân trong khu vực Duma ở thủ đô Damascus hồi tháng 1.

 

Dân thường đi qua đống đổ nát ở khu Duma hôm 10/3.

 

Liên Hợp Quốc hồi tháng 8 cho biết gần nửa dân số Syria phải bỏ nhà đi sơ tán do ảnh hưởng của cuộc nội chiến. Hơn 3,2 triệu người Syria đã đăng ký tị nạn ở các quốc gia láng giềng như Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Jordan. Hàng trăm nghìn người vẫn còn mất tích.

Một con phố bị tàn phá ở thành phố Deir al-Zor tháng 8.

 

Người dân kiểm tra thiệt hại trong khu vực bị ném bom ở quận al-Sukari, thành phố Aleppo hôm 7/3.

 

Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn Antonio Guterres mô tả cuộc khủng hoảng Syria là "tình trạng khẩn cấp về nhân đạo lớn nhất trong thời đại hiện nay", đồng thời cảnh báo thế giới đang "không đáp ứng được nhu cầu của người tị nạn".

Một phòng ngủ ở khu al-Qarabis, thành phố Homs, bị phá hủy trong tháng 9.

 

Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), đặt trụ sở tại Anh, kêu gọi các cường quốc nước ngoài sớm có hành động bởi tình trạng bạo lực ở Syria đang ngày càng leo thang và chưa có dấu hiệu sớm kết thúc.

Ngôi nhà bị thủng trần ở khu al-Qarabis, Homs, sau một đợt giao tranh hồi tháng 9.

 

 

Như Tâm (Ảnh: Reuters)


Giày Đại Phát solution
Số người online:
8690
Số người truy cập:
9172432