( theo Dân Trí)
Lý do chính là vì hầu hết mọi gia đình ở đây đều sinh sống bằng nghề thu gom và mua bán phế liệu. Cuộc sống của người dân trong hẻm từ hàng chục năm nay gắn liền với rác.
Những người dân sống ở đây cho biết không kể mưa nắng, ngày nào họ cũng phải đi thu gom phế liệu. Cách làm của họ là kéo xe ba gác đến từng thùng rác, đổ hết rác trong thùng lên xe kéo về nhà. Sau khi sàng lọc những thứ có thể bán được, họ mới chở số rác còn lại đem đổ vào thùng rác cũ.
Những ngày gần đây, do trời ít nắng nên rác phải đóng vào bao tải, chất lên thành đống cao chất ngất. Rác tràn mọi nơi, từ ngoài đường vào sân, hè, thậm chí trong nhà. Nhiều gia đình, từ ông bà già đến trẻ nhỏ phải ăn ngủ cùng rác. Biết có hại cho sức khỏe nhưng theo lời lý giải đơn giản mà đầy sức thuyết phục của họ là “tất cả cũng vì miếng cơm manh áo”.
Bà Võ Thị Hạnh hơn 30 năm làm nghề thu gom phế liệu nói: “Nếu không phải dân nhặt rác thì không hiểu được mô. Ngày nào cũng cặm cụi bên những đống rác, có những hôm trời mưa lâu, đến khi nắng tung rác ra phơi thì thấy các bao rác bốc hơi, mùi hừng hực táp vào người, đến bữa cơm cũng khó mà nuốt. Ốm đau nhiều lắm”.
Một trong những gia đình có “truyền thống” 3 thế hệ cùng nhặt rác là gia đình ông bà Võ Đoan (72 tuổi) - Phan Thị Thia (62 tuổi) ở số nhà 23. Nhà ông bà chỗ nào cũng chỉ thấy rác. Nhưng nhờ rác mà bà nuôi được người chồng thần kinh, một người con bị tim bẩm sinh và 2 đứa cháu nội mồ côi cha.
Nguyễn Thành Chung