Sát thủ…tầm thù

1. Có một tình tiết khá rợn người trong vụ bắn Dung "Hà", là trước lúc nghĩ đến Hưng "phi nhon" và Trường "xoăn", Hải "bánh" đã gọi điện thoại sang Nga, yêu cầu hai gã đàn em máu lạnh bên ấy về ngay Việt Nam để nhận lệnh thủ tiêu Dung "Hà".

Về đến Việt Nam, biết được tin bà trùm đất Cảng đã chết dưới họng súng của người khác, hai gã giang hồ mới từ Nga về đã gọi điện thoại trách móc Hải. Không cần nhiều lời với đàn em, Hải chỉ nói gọn lỏn: "Có thằng khác làm rồi thì chúng mày… lại phắn sang Nga".

Chỉ có vậy, hai gã sát thủ lại lặng lẽ cuốn gói lên máy bay chuẩn bị cho chặng hành trình dài để quay lại miền lạnh giá. Nhắc đến chi tiết này, để bạn đọc dễ hình dung đến sự dích dắc cực kỳ phức tạp trong giới giang hồ đất Bắc tại Sài Gòn.

Sau khi Dung "Hà" bị "gỡ bảng số" tuyệt đối trong giới giang hồ, bỗng nhiên xuất hiện nhiều lời đồn đại quanh cái tên Luân "con", tức Vũ Văn Luân. Luân có một thời gian chuyên đi "chăm bẵm" cho các cơ sở làm ăn của Dung "Hà" tại Sài Gòn, nổi danh với kiểu đuổi tận giết tuyệt với những ai va chạm về quyền lợi với mình.

Trước khi về với Dung "Hà", Luân từng có thời gian làm "trợ lý 1" cho Hà "Tí Tô". Dân giang hồ Hải Phòng đồn đại rằng chính Luân từng một mình bắt cả… đám giang hồ chợ quỳ lạy xin tha mạng vì dám bàn luận ba lăng nhăng về sòng bạc của "bà chị mình" ở Hải Phòng.

Dung "Hà" chết, Luân "con" lặn không hề sủi tăm, y như rằng gã chưa bao giờ có mặt tại Sài Gòn. Cho đến cuối năm 2009, Luân mới lững thững hiện nguyên hình khi bị "ốp" vì đã chỉ đạo đàn em hạ sát ông Đặng Xuân Sỹ.

Lý do hạ sát ông Sỹ của băng nhóm này rất đơn giản, ông Sỹ tố cáo Ngô Quang Trưởng làm ảnh hưởng đến công việc của ông ta; một người là Luân "con" luôn coi như người trong nhà. Những ngày Luân sa cơ, chính Trưởng là người cưu mang Luân. Thậm chí, Trưởng còn biếu không Luân một lô đất để giải quyết nhu cầu về nhà ở.

Một tay giang hồ cộm cán từng thì thầm với tôi: "Giang hồ sợ nhất không phải là tù tội, là đâm chém, là mâu thuẫn hay bất cứ thứ gì khác, mà là chỉ sợ… nợ ân tình". Đây là cái nợ khó trả nhất và nguy hiểm nhất trong giới giang hồ. Nhận ơn với người khác mà không trả là điều giang hồ không thể chấp nhận được.

Chính vì thế, khi nghe ông Trưởng than vãn về chuyện ông Sỹ hay tố cáo mình chuyện nọ chuyện kia, Luân đã chỉ đạo cho đàn em đến gặp ông Sỹ để nói chuyện phải quấy. Ban đầu, chỉ là hăm dọa và kết thúc là tước đoạt mạng sống của ông Sỹ.

Tình thực thì Trưởng từng khai nhận rằng y chỉ muốn Luân cho người đánh gãy tay chân hoặc làm bị thương ông Sỹ là đủ. Mà xét ra thì chuyện nhân quả cũng gần, những ngày Luân lâm nạn, Trưởng đã chủ động cưu mang Luân bởi gã biết trong công việc làm ăn của mình, sẽ đến lúc cần phải nhờ đến những tay giang hồ máu lạnh như Luân.

2. Đặc điểm để làm nên một tay sát thủ cộm cán là phải máu lạnh. Để có được máu lạnh cần liều lẫn lì. Và đôi lúc, giới giang hồ lại được một phen run tay bởi cách tầm thù theo kiểu truy cùng sát tận của một đàn anh trong quá khứ. Vụ truy sát không khoan nhượng nhưng lại có kết quả khá kỳ quái diễn tra vào trước năm 1975 giữa Sơn "trắng" và Tuấn "đả" trở thành giai thoại phổ biến trong giới giang hồ tại Sài Gòn.

Tuấn là dân gốc Cam Ranh, Khánh Hòa. Sơn coi khu Chợ Đầm (TP Nha Trang). Thời loạn lạc, khi mà giang hồ áo lính trở thành những ông vua không ngai dọc các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên… thì Tuấn và Sơn kết thân nhau.

Như là một quy luật, giang hồ áo lính thường ít nhiều phải bị tống vào quân lao vài lần để sáng ăn cơm tù, tối nằm nghe truyện tiếu lâm. Sơn rớt vào quân lao trước, Tuấn rớt vào quân lao sau. Cả hai cùng bị giam chung tại quân lao Khánh Hòa.

Với những thành tích ngoài đời của mình, Tuấn được đám phạm nhân trong quân lao tôn sùng và rất kính nể.

Điều này làm Sơn rất bực bội. Bởi y cho rằng số má của mình không hề thua kém Tuấn, mình lại bị tống vào quân lao trước Tuấn. Vậy tại sao Tuấn lại được nể trọng hơn mình(?!). Không có câu trả lời cho câu hỏi này, nên Sơn quyết định xử Tuấn cho khỏi phải ngứa mắt khi thấy cảnh phạm nhân cung kính với Tuấn.

Tuấn có sở thích đọc truyện chưởng. Trong một lần lên thủ thư để xin đổi truyện, Tuấn đi men theo hành lang ngang qua sân bóng chuyền của quân lao thì thấy Sơn đang xì xầm gì đó với Long "người nhái". Tuấn thấy đó rồi thôi, bởi nằm mơ gã cũng không nghĩ đến chuyện Sơn dám lệnh cho Long rút dao xỉa mình.

Trở lại sam, tức dãy nhà được lợp bằng tôn trong quân lao, Tuấn lẳng lặng nằm xuống đọc truyện tiếp. Đọc được một lát, Tuấn phát hiện Long trên tay cầm một cuốn sách, có vẻ như đang tiến lại gần chỗ mình đang nằm. Bằng bản năng của một tay anh chị cộm cán, Tuấn nhanh chóng nhận biết được tình hình.

Gã vội bật dậy lao nhanh ra cửa. Phía sau, Long "người nhái" đang cầm con dao dài, mỏng như lá lúa đuổi theo rất quyết liệt. Đây là loại hung khí rất được ưa thích của các tù nhân tại quân lao, loại dao được làm từ hai miếng inox bắt chéo ngang ba lô hành quân của binh sĩ Việt Nam Cộng hòa.

Vừa chạy đến cửa phòng giam, Tuấn gần như chết lặng khi thấy Sơn đứng gác cửa, trên tay lăm lăm cái xẻng xúc cơm đã được mài bén ngọt. Gã chết lặng không phải vì sợ, mà vì gã chưa bao giờ hình dung đến ngày thằng bạn thân lại ngoảnh mặt "cắn" mình.

Nhác thấy Tuấn lao ra cửa phòng, Sơn vung cây xẻng lên xẻ một đường dài trên má phải của Tuấn, máu tuôn xối xả. Nén đau, Tuấn hất tung Sơn chạy thục mạng, vừa chạy vừa kêu cứu. Các phạm nhân khác vốn dĩ đã ngưỡng mộ Tuấn từ lâu, nhanh chóng chạy ra tiếp ứng. Tuấn thoát nạn.

Khi vết thương chưa kịp khô máu, Tuấn đã yêu cầu đám đàn em bên ngoài tung tiền chạy chọt cho mình ra điều trị tại Quân y viện Nguyễn Huệ (Nha Trang). Ra đến bệnh viện sợ bị truy sát, Tuấn bỏ trốn.

Sau một thời gian dưỡng thương, Tuấn cùng hai tên đàn em tìm mọi cách để quay lại quân lao Khánh Hòa với mục đích duy nhất là giết Sơn.

Về phần mình, ngay khi biết Tuấn trốn khỏi bệnh viện, Sơn lặng lẽ chùi tiền để được chuyển quân lao. Nhờ có tiền, trước khi Tuấn vào lại trại quân lao Khánh Hòa, Sơn đã được chuyển vào Sài Gòn, nhập kho quân lao Gò Vấp.

Biết tin, Tuấn lồng lộn lên trong quân lao Khánh Hòa. Gã yêu cầu đàn em bên ngoài làm mọi cách để được chuyển đến quân lao Gò Vấp. Cuối cùng, ý định của Tuấn được tại nguyện. Nhưng, khi Tuấn đến quân lao Gò Vấp, Sơn đã nhận được tin trước và bỏ tiền xin được chuyển sang khu trại giam Chí Hòa, với mong muốn nương nhờ bóng trùm trại này để trốn Tuấn.

Không gặp kẻ thù ở quân lao Gò Vấp, Tuấn dò tin và biết Sơn đã chuyển sang trại giam Chí Hòa. Ngay lập tức, gã tung ra 1 triệu đồng thời điểm ấy để được sang trại giam Chí Hòa. Với số tiền đủ mua 1 chiếc xe hơi loại xịn thời bấy giờ, Tuấn đã có mặt tại Chí Hòa.

Lần này, Sơn đã không còn đường lùi. Đám tù giang hồ ở Chí Hòa ngay khu FG nghe tin Tuấn nhập trại, đã dàn sẵn quân để tiếp đón. Thấy mình được tiếp đón "trọng thị", Tuấn nói giọng rít qua kẽ răng: "Cứ tưởng anh em giang hồ Sài Gòn trọng nghĩa, hóa ra như vậy. Thôi được rồi, anh em lên bao nhiêu tôi tiếp bấy nhiêu. Lên đi..". Dứt rồi, Tuấn tuột từ ống tay áo ra hai… con dao chọc tiết lợn.

Vốn dĩ, chuyện Tuấn tầm thù đã khiến giang hồ chấn động, giờ chạm mặt với một gã chẳng thiết sống chết, chỉ muốn trả thù, đám giang hồ Chí Hòa cũng chùn tay. Lệnh của trùm trại Chí Hòa được chuyển xuống, sắp xếp cho Tuấn "đả" và Sơn "trắng" được gặp nhau.

Gặp mặt trong căn phòng ở khu FG, Tuấn chuẩn bị sẵn một cái xẻng xúc cơm cũng bén như cái xẻng ngày nào Sơn đã chém mình, gã quẳng cái xẻng dưới đất, nói với Sơn: "Mày là bạn tao, rồi mày chơi tao. Mày xẻ được má phải của tao rồi, giờ mày xẻ thêm má trái nữa thì tao sẽ tha cho mày. Không, mày sẽ biết mất". Tay giang hồ từng coi khu vực Chợ Đầm, nghe Tuấn nói vậy bỗng dưng run lẩy bẩy: "Tao có lỗi, tao xin lỗi mày. Mày muốn làm gì tao thì làm, chứ chạy trốn mãi tao mệt mỏi lắm rồi".

Nghe Sơn nói dứt câu, Tuấn cười khẩy quay lưng bỏ đi thu xếp chỗ ngủ cho mình, không nói hoặc làm thêm bất cứ điều gì.

Từ đó, cái tên Sơn "đả" không còn xuất hiện trong giới giang hồ nữa.

3. Trở lại chuyện sát thủ, cái tên mà tôi rà được trong giới giang hồ ở Sài Gòn, kẻ được mệnh danh "sát thủ của sát thủ" là T.G. T.G sinh sống ở khu Ông Tạ, Sài Gòn.

Họ đồn đại rằng, T.G. chém người theo hợp đồng thuê tài đến mức, y canh được độ sâu của vết chém, vị trí, số nhát chém… chuẩn còn hơn tiểu thương bán trái cây khi cân ký cho khách hàng. Chính T.G cũng là người "sáng tạo" ra cách buộc giẻ vào lưỡi dao, để hạn chế tầm sát thương, nhằm cảnh cáo người bị đâm hơn là sát hại.

Nhiều năm nay, T.G. không còn ngang dọc trong giới giang hồ Sài Gòn. Nghe tin là gã đã chết, tin là như vậy nhưng không biết thế nào.

Lớp sát thủ sau T.G, có thể kể đến những cái tên như M.A.Đ, H.B, L.B… Những kẻ lấy số má giang hồ bằng cách, rảnh thì đi chém lộn


Giày Đại Phát solution
Số người online:
142667
Số người truy cập:
7563829