Sáng 7/4, Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại đoàn về dự kiến nhân sự bầu người kế nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng.
Sau báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu của Chủ tịch nước, danh sách nhân sự dự kiến sẽ được thông qua để các đại biểu bỏ phiếu kín.
Theo tờ trình của Thường vụ Quốc hội một ngày trước, ông Nguyễn Xuân Phúc là ứng viên duy nhất được đề cử vào vị trí Thủ tướng. Trước khi việc bỏ phiếu diễn ra, các đại biểu khác có quyền ứng cử, đề cử vào chức danh trên. Tân Thủ tướng sẽ tuyên thệ nhậm chức.
Ông Nguyễn Xuân Phúc là ứng viên duy nhất được đề cử kế nhiệm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: Giang Huy. |
Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội ngày 1/4, đại biểu Bùi Mạnh Hùng kiến nghị, trong các giải pháp cho 5 năm tới Chính phủ cần đặt ra vấn đề phòng, chống tham nhũng, lãng phí lên vị trí hàng đầu trên cơ sở nhận thức đây là mối nguy đến sự hưng thịnh quốc gia.
Khi tham nhũng không dừng lại ở lĩnh vực kinh tế mà lan rộng sang các lĩnh vực nhạy cảm khác như chính sách, cán bộ, đại biểu tỉnh Bình Phước nhấn mạnh tham nhũng không còn đơn lẻ mà có những mối liên kết khá vững chắc, không chỉ ở một cấp, một ngành mà ngày càng đông hơn. Tham nhũng ở một khía cạnh nào đó đã trở thành việc bình thường, thành thông lệ ở một số ngành.
"Như thế thật nguy hiểm cho quốc gia. Tôi mong tân Thủ tướng khi nhậm chức cần có lời tuyên thệ thể hiện quyết tâm phòng, chống tham nhũng, lãng phí một cách mạnh mẽ, như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố rất rõ ràng trước tình hình biển Đông. Hãy coi việc phòng, chống tham nhũng, lãng phí là chống giặc nội xâm", ông Hùng đề nghị.
Kết quả thăm dò độc giả trên VnExpress cho thấy, gần 3/4 trong số 9.500 người tham gia mong mỏi lãnh đạo đất nước sẽ hành động để chống tham nhũng, trong khi 18% muốn cải thiện chế độ an sinh và 13% ý kiến quan tâm đến kinh tế tăng trưởng.
Kết quả bình chọn được tiến hành từ ngày 2/4 trên VnExpress. |
Ông Nguyễn Xuân Phúc năm nay 62 tuổi, quê ở Quảng Nam. Ông là ủy viên Trung ương Đảng khóa 10, 11, 12; ủy viên Bộ Chính trị khóa 11, 12; đại biểu Quốc hội khóa 11, 13.
Tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, ông làm cán bộ Ban Quản lý kinh tế Quảng Nam - Đà Nẵng, sau đó làm Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam.
Học xong quản lý hành chính nhà nước tại Học viên Hành chính Quốc gia, ông về làm Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Thời gian này, ông tiếp tục học quản lý kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore.
Giai đoạn 1997-2009, ông Phúc làm Phó Chủ tịch kiêm trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam rồi Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam hai nhiệm kỳ 1999-2004 và 2004-2009.
Tháng 3/2006 đến 5/2006, ông làm Phó tổng Thanh tra Chính phủ. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 10, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Hơn một năm từ tháng 6/2006 đến tháng 8/2007, ông là ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ủy viên Ủy ban Kinh tế - Ngân sách khóa 11. Tại đại hội Đảng lần thứ 11, ông được Ban chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
Ông làm Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng từ tháng 8/2007 đến năm 2011. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 13 năm 2011, ông được phê chuẩn làm Phó Thủ tướng.
Sau khi bầu Thủ tướng mới, Quốc hội tiếp tục miễn nhiệm Phó chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong ngày làm việc 7/4.
Hoàng Thuỳ - Võ HảiSáng 7/4, Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại đoàn về dự kiến nhân sự bầu người kế nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng.
Sau báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu của Chủ tịch nước, danh sách nhân sự dự kiến sẽ được thông qua để các đại biểu bỏ phiếu kín.
Theo tờ trình của Thường vụ Quốc hội một ngày trước, ông Nguyễn Xuân Phúc là ứng viên duy nhất được đề cử vào vị trí Thủ tướng. Trước khi việc bỏ phiếu diễn ra, các đại biểu khác có quyền ứng cử, đề cử vào chức danh trên. Tân Thủ tướng sẽ tuyên thệ nhậm chức.
sang-nay-quoc-hoi-quyet-dinh-nguoi-dieu-hanh-chinh-phu
Ông Nguyễn Xuân Phúc là ứng viên duy nhất được đề cử kế nhiệm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: Giang Huy.
Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội ngày 1/4, đại biểu Bùi Mạnh Hùng kiến nghị, trong các giải pháp cho 5 năm tới Chính phủ cần đặt ra vấn đề phòng, chống tham nhũng, lãng phí lên vị trí hàng đầu trên cơ sở nhận thức đây là mối nguy đến sự hưng thịnh quốc gia.
Khi tham nhũng không dừng lại ở lĩnh vực kinh tế mà lan rộng sang các lĩnh vực nhạy cảm khác như chính sách, cán bộ, đại biểu tỉnh Bình Phước nhấn mạnh tham nhũng không còn đơn lẻ mà có những mối liên kết khá vững chắc, không chỉ ở một cấp, một ngành mà ngày càng đông hơn. Tham nhũng ở một khía cạnh nào đó đã trở thành việc bình thường, thành thông lệ ở một số ngành.
"Như thế thật nguy hiểm cho quốc gia. Tôi mong tân Thủ tướng khi nhậm chức cần có lời tuyên thệ thể hiện quyết tâm phòng, chống tham nhũng, lãng phí một cách mạnh mẽ, như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố rất rõ ràng trước tình hình biển Đông. Hãy coi việc phòng, chống tham nhũng, lãng phí là chống giặc nội xâm", ông Hùng đề nghị.
Kết quả thăm dò độc giả trên VnExpress cho thấy, gần 3/4 trong số 9.500 người tham gia mong mỏi lãnh đạo đất nước sẽ hành động để chống tham nhũng, trong khi 18% muốn cải thiện chế độ an sinh và 13% ý kiến quan tâm đến kinh tế tăng trưởng.
sang-nay-quoc-hoi-quyet-dinh-nguoi-dieu-hanh-chinh-phu-1
Kết quả bình chọn được tiến hành từ ngày 2/4 trên VnExpress.
Ông Nguyễn Xuân Phúc năm nay 62 tuổi, quê ở Quảng Nam. Ông là ủy viên Trung ương Đảng khóa 10, 11, 12; ủy viên Bộ Chính trị khóa 11, 12; đại biểu Quốc hội khóa 11, 13.
Tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, ông làm cán bộ Ban Quản lý kinh tế Quảng Nam - Đà Nẵng, sau đó làm Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam.
Học xong quản lý hành chính nhà nước tại Học viên Hành chính Quốc gia, ông về làm Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Thời gian này, ông tiếp tục học quản lý kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore.
Giai đoạn 1997-2009, ông Phúc làm Phó Chủ tịch kiêm trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam rồi Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam hai nhiệm kỳ 1999-2004 và 2004-2009.
Tháng 3/2006 đến 5/2006, ông làm Phó tổng Thanh tra Chính phủ. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 10, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Hơn một năm từ tháng 6/2006 đến tháng 8/2007, ông là ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ủy viên Ủy ban Kinh tế - Ngân sách khóa 11. Tại đại hội Đảng lần thứ 11, ông được Ban chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
Ông làm Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng từ tháng 8/2007 đến năm 2011. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 13 năm 2011, ông được phê chuẩn làm Phó Thủ tướng.
Sau khi bầu Thủ tướng mới, Quốc hội tiếp tục miễn nhiệm Phó chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong ngày làm việc 7/4.
Hoàng Thuỳ - Võ HảiSáng 7/4, Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại đoàn về dự kiến nhân sự bầu người kế nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng.
Sau báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu của Chủ tịch nước, danh sách nhân sự dự kiến sẽ được thông qua để các đại biểu bỏ phiếu kín.
Theo tờ trình của Thường vụ Quốc hội một ngày trước, ông Nguyễn Xuân Phúc là ứng viên duy nhất được đề cử vào vị trí Thủ tướng. Trước khi việc bỏ phiếu diễn ra, các đại biểu khác có quyền ứng cử, đề cử vào chức danh trên. Tân Thủ tướng sẽ tuyên thệ nhậm chức.
sang-nay-quoc-hoi-quyet-dinh-nguoi-dieu-hanh-chinh-phu
Ông Nguyễn Xuân Phúc là ứng viên duy nhất được đề cử kế nhiệm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: Giang Huy.
Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội ngày 1/4, đại biểu Bùi Mạnh Hùng kiến nghị, trong các giải pháp cho 5 năm tới Chính phủ cần đặt ra vấn đề phòng, chống tham nhũng, lãng phí lên vị trí hàng đầu trên cơ sở nhận thức đây là mối nguy đến sự hưng thịnh quốc gia.
Khi tham nhũng không dừng lại ở lĩnh vực kinh tế mà lan rộng sang các lĩnh vực nhạy cảm khác như chính sách, cán bộ, đại biểu tỉnh Bình Phước nhấn mạnh tham nhũng không còn đơn lẻ mà có những mối liên kết khá vững chắc, không chỉ ở một cấp, một ngành mà ngày càng đông hơn. Tham nhũng ở một khía cạnh nào đó đã trở thành việc bình thường, thành thông lệ ở một số ngành.
"Như thế thật nguy hiểm cho quốc gia. Tôi mong tân Thủ tướng khi nhậm chức cần có lời tuyên thệ thể hiện quyết tâm phòng, chống tham nhũng, lãng phí một cách mạnh mẽ, như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố rất rõ ràng trước tình hình biển Đông. Hãy coi việc phòng, chống tham nhũng, lãng phí là chống giặc nội xâm", ông Hùng đề nghị.
Kết quả thăm dò độc giả trên VnExpress cho thấy, gần 3/4 trong số 9.500 người tham gia mong mỏi lãnh đạo đất nước sẽ hành động để chống tham nhũng, trong khi 18% muốn cải thiện chế độ an sinh và 13% ý kiến quan tâm đến kinh tế tăng trưởng.
sang-nay-quoc-hoi-quyet-dinh-nguoi-dieu-hanh-chinh-phu-1
Kết quả bình chọn được tiến hành từ ngày 2/4 trên VnExpress.
Ông Nguyễn Xuân Phúc năm nay 62 tuổi, quê ở Quảng Nam. Ông là ủy viên Trung ương Đảng khóa 10, 11, 12; ủy viên Bộ Chính trị khóa 11, 12; đại biểu Quốc hội khóa 11, 13.
Tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, ông làm cán bộ Ban Quản lý kinh tế Quảng Nam - Đà Nẵng, sau đó làm Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam.
Học xong quản lý hành chính nhà nước tại Học viên Hành chính Quốc gia, ông về làm Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Thời gian này, ông tiếp tục học quản lý kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore.
Giai đoạn 1997-2009, ông Phúc làm Phó Chủ tịch kiêm trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam rồi Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam hai nhiệm kỳ 1999-2004 và 2004-2009.
Tháng 3/2006 đến 5/2006, ông làm Phó tổng Thanh tra Chính phủ. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 10, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Hơn một năm từ tháng 6/2006 đến tháng 8/2007, ông là ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ủy viên Ủy ban Kinh tế - Ngân sách khóa 11. Tại đại hội Đảng lần thứ 11, ông được Ban chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
Ông làm Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng từ tháng 8/2007 đến năm 2011. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 13 năm 2011, ông được phê chuẩn làm Phó Thủ tướng.
Sau khi bầu Thủ tướng mới, Quốc hội tiếp tục miễn nhiệm Phó chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong ngày làm việc 7/4.
Hoàng Thuỳ - Võ Hải