Bộ Công an đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Công an xã để thay thế Pháp lệnh Công an xã ra đời từ năm 2008.
Theo dự thảo, công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách thuộc hệ thống tổ chức của công an nhân dân. Với nhiệm vụ nắm tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn, công an xã phải ghi nhận được hoạt động của người có tiền án, tiền sự, nghi can được tại ngoại, người bị kết án tù nhưng chưa có quyết định thi hành án... Công an xã còn phải nắm được "biểu hiện và hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí" trên địa bàn cùng các hiện tượng tụ tập, gây rối trật tự công cộng. Nhiệm vụ khác là phải nắm tình hình biến động về dân cư cùng những người ở nơi khác đến cư trú, làm ăn...
Công an xã khi giải quyết các vụ việc về an ninh trật tự nếu vi phạm chưa đến mức xử lý bằng pháp luật thì nhắc nhở, giáo dục. Trong tình huống phức tạp, vượt quá thẩm quyền và khả năng giải quyết phải tham mưu cho UBND cùng cấp có biện pháp xử lý phù hợp và báo ngay cho công an cấp trên.
Trong 14 nhiệm vụ, quyền hạn của công xã được quy định trong dự thảo có quy định trong trường hợp cấp bách để cấp cứu người bị nạn, truy bắt người phạm tội quả tang, người gây tai nạn bỏ chạy, người bị truy nã..., công an xã "được huy động phương tiện thông tin, phương tiện giao thông...". Tuy nhiên họ phải trả lại ngay phương tiện cho chủ sở hữu khi tình huống cấp bách đó chấm dứt và báo cáo ngay với chủ tịch UBND cùng cấp. Nếu tài sản huy động có thiệt hại, công an đó phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Dự thảo quy định công an xã hoạt động theo nguyên tắc chịu sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của các ủy Đảng; sự quản lý điều hành của UBND cùng cấp và sự chỉ đạo, hướng dẫn của công an cấp trên. Công dân từ đủ 18 tuổi trử lên có phẩm chất đạo đức, không tiền án, tiền sự, đủ sức khỏe, tốt nghiệp từ trung học co sở trở lên... nếu có nguyện vọng sẽ được xem xét, tuyển chọn vào công an xã nơi mình cư trú. Trưởng và phó công an an xã do chủ tịch Ủy ban nhân dân bổ nhiệm, điều động theo đề nghị của trưởng công an huyện.
Lường ToánBộ Công an đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Công an xã để thay thế Pháp lệnh Công an xã ra đời từ năm 2008.
Theo dự thảo, công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách thuộc hệ thống tổ chức của công an nhân dân. Với nhiệm vụ nắm tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn, công an xã phải ghi nhận được hoạt động của người có tiền án, tiền sự, nghi can được tại ngoại, người bị kết án tù nhưng chưa có quyết định thi hành án... Công an xã còn phải nắm được "biểu hiện và hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí" trên địa bàn cùng các hiện tượng tụ tập, gây rối trật tự công cộng. Nhiệm vụ khác là phải nắm tình hình biến động về dân cư cùng những người ở nơi khác đến cư trú, làm ăn...
Công an xã khi giải quyết các vụ việc về an ninh trật tự nếu vi phạm chưa đến mức xử lý bằng pháp luật thì nhắc nhở, giáo dục. Trong tình huống phức tạp, vượt quá thẩm quyền và khả năng giải quyết phải tham mưu cho UBND cùng cấp có biện pháp xử lý phù hợp và báo ngay cho công an cấp trên.
Trong 14 nhiệm vụ, quyền hạn của công xã được quy định trong dự thảo có quy định trong trường hợp cấp bách để cấp cứu người bị nạn, truy bắt người phạm tội quả tang, người gây tai nạn bỏ chạy, người bị truy nã..., công an xã "được huy động phương tiện thông tin, phương tiện giao thông...". Tuy nhiên họ phải trả lại ngay phương tiện cho chủ sở hữu khi tình huống cấp bách đó chấm dứt và báo cáo ngay với chủ tịch UBND cùng cấp. Nếu tài sản huy động có thiệt hại, công an đó phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Dự thảo quy định công an xã hoạt động theo nguyên tắc chịu sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của các ủy Đảng; sự quản lý điều hành của UBND cùng cấp và sự chỉ đạo, hướng dẫn của công an cấp trên. Công dân từ đủ 18 tuổi trử lên có phẩm chất đạo đức, không tiền án, tiền sự, đủ sức khỏe, tốt nghiệp từ trung học co sở trở lên... nếu có nguyện vọng sẽ được xem xét, tuyển chọn vào công an xã nơi mình cư trú. Trưởng và phó công an an xã do chủ tịch Ủy ban nhân dân bổ nhiệm, điều động theo đề nghị của trưởng công an huyện.
Lường Toán