Quảng Nam phân trần vụ nhím giảm nghèo 'lạc' vào nhà cán bộ

Chiều 2/4, ông Lê Muộn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp, Phó ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam, cho biết, ba cán bộ xã Quế Long (huyện Quế Sơn) đã thừa nhận việc "nhận nhầm" 16 con nhím dành để hỗ trợ cho người nghèo. Vụ việc xảy ra cách đây đã 3 năm.

Theo giải thích của các cán bộ xã Quế Long, sau khi nhận tiền từ phòng Nông nghiệp huyện, Ban chỉ đạo chương trình nông thôn mới của xã đã chọn mô hình nuôi nhím thương phẩm để giúp người dân giảm nghèo bền vững. Theo đề án của chương trình, 16 con nhím với tổng trị giá 156 triệu sẽ được cấp phát cho các hộ dân trong xã, sau đó nhân rộng mô hình.

IMG-7804-8720-1427988511.jpg

Ông Lê Muộn cho biết, Sở Nông nghiệp Quảng Nam đã tham mưu lên tỉnh rà soát lại tất cả các xã trong Chương trình nông thôn mới để tìm sai phạm, tránh thất thoát nguồn vốn. Ảnh. Tiến Hùng.

Tuy nhiên, sau khi xã thông báo, không có hộ dân nào đăng ký nhận nhím về nuôi. "Xã Quế Long nói rằng đã chỉ đạo các trưởng thôn thông báo rộng rãi đến người dân trên loa phát thanh nhưng không ai đăng ký nhận nhím về nuôi", ông Muộn nói và cho biết bản thân ông đã về gặp trưởng thôn ở đây để xác minh nhưng họ cho rằng vụ việc đã lâu nên không nhớ.

"Nếu xã có chỉ đạo thì chúng tôi chắc chắn sẽ họp dân và thông báo rộng rãi qua loa phát thanh cho họ biết, nhưng không nhớ là có hay không vì sự việc đã lâu rồi", ông Muộn dẫn lời một vị trưởng thôn ở xã Quế Long.

Sau 7 ngày thông báo nhưng không có người dân nào nhận nhím về nuôi, ngày 5/1/2012, UBND xã Quế Long đã họp Ban chỉ đạo nông thôn mới và cùng với các tổ chức, đoàn thể đưa ra phương án trao 16 con nhím cho 3 cán bộ xã. Người nhận gồm ông Đỗ Đình Hùng - Phó chủ tịch xã (nhận 6 con); ông Trần Hữu Sáu - Phó bí thư Đảng uỷ và ông Đỗ Văn Kiên, Chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp mỗi người nhận 5 con.

"Lúc đó có thể UBND xã này sợ nếu không mua nhím thì sang năm số tiền này sẽ bị giải ngân, thu hồi, trong khi người dân không nhận nên phải cấp cho cán bộ về nuôi", vị Phó giám đốc Sở nói và cho biết 16 con nhím này đang được 3 cán bộ này nuôi và đã nhân thêm 20 con nữa.

Lý giải vụ việc xảy ra 3 năm mới bị phanh phui, ông Muộn nói phòng Nông nghiệp huyện Quế Sơn biết việc xã Quế Long làm, nhưng cho rằng nhím là con vật khó nuôi nên cán bộ xã nhận để có điều kiện chăm sóc, tạo kết quả tốt là chuyện bình thường. "Vì không biết cấp cho cán bộ là sai đối tượng nên không báo cáo lên huyện", ông Muộn nói thêm.

Sở Nông nghiệp Quảng Nam đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các huyện tổng thanh tra, rà soát toàn bộ các xã trên địa bàn tỉnh để tránh thất thoát nguồn vốn của chương trình.

Liên quan đến việc xử lý sai phạm các cán bộ xã Quế An chia nhau hơn 1.000 con gà "giảm nghèo" theo chương trình xây dựng nông thôn mới, ông Muộn cho hay UBND huyện Quế Sơn khẳng định với sai phạm như vậy hội đồng kỷ luật có thể tạm đình chỉ công tác của các cán bộ xã này.

"Nhưng có đến 23 cán bộ xã sai phạm, nếu mà kỷ luật hết thì không còn ai làm cán bộ nữa. Chủ tịch xã sai phạm thì tạm đình chỉ, cử phó chủ tịch xã lên thay nhưng hàng loạt cán bộ xã đều sai phạm thì chịu, không biết lấy ai thay…", ông Muộn nói.

Tiến HùngChiều 2/4, ông Lê Muộn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp, Phó ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam, cho biết, ba cán bộ xã Quế Long (huyện Quế Sơn) đã thừa nhận việc "nhận nhầm" 16 con nhím dành để hỗ trợ cho người nghèo. Vụ việc xảy ra cách đây đã 3 năm.

Theo giải thích của các cán bộ xã Quế Long, sau khi nhận tiền từ phòng Nông nghiệp huyện, Ban chỉ đạo chương trình nông thôn mới của xã đã chọn mô hình nuôi nhím thương phẩm để giúp người dân giảm nghèo bền vững. Theo đề án của chương trình, 16 con nhím với tổng trị giá 156 triệu sẽ được cấp phát cho các hộ dân trong xã, sau đó nhân rộng mô hình.

IMG-7804-8720-1427988511.jpg
Ông Lê Muộn cho biết, Sở Nông nghiệp Quảng Nam đã tham mưu lên tỉnh rà soát lại tất cả các xã trong Chương trình nông thôn mới để tìm sai phạm, tránh thất thoát nguồn vốn. Ảnh. Tiến Hùng.
Tuy nhiên, sau khi xã thông báo, không có hộ dân nào đăng ký nhận nhím về nuôi. "Xã Quế Long nói rằng đã chỉ đạo các trưởng thôn thông báo rộng rãi đến người dân trên loa phát thanh nhưng không ai đăng ký nhận nhím về nuôi", ông Muộn nói và cho biết bản thân ông đã về gặp trưởng thôn ở đây để xác minh nhưng họ cho rằng vụ việc đã lâu nên không nhớ.

"Nếu xã có chỉ đạo thì chúng tôi chắc chắn sẽ họp dân và thông báo rộng rãi qua loa phát thanh cho họ biết, nhưng không nhớ là có hay không vì sự việc đã lâu rồi", ông Muộn dẫn lời một vị trưởng thôn ở xã Quế Long.

Sau 7 ngày thông báo nhưng không có người dân nào nhận nhím về nuôi, ngày 5/1/2012, UBND xã Quế Long đã họp Ban chỉ đạo nông thôn mới và cùng với các tổ chức, đoàn thể đưa ra phương án trao 16 con nhím cho 3 cán bộ xã. Người nhận gồm ông Đỗ Đình Hùng - Phó chủ tịch xã (nhận 6 con); ông Trần Hữu Sáu - Phó bí thư Đảng uỷ và ông Đỗ Văn Kiên, Chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp mỗi người nhận 5 con.

"Lúc đó có thể UBND xã này sợ nếu không mua nhím thì sang năm số tiền này sẽ bị giải ngân, thu hồi, trong khi người dân không nhận nên phải cấp cho cán bộ về nuôi", vị Phó giám đốc Sở nói và cho biết 16 con nhím này đang được 3 cán bộ này nuôi và đã nhân thêm 20 con nữa.

Lý giải vụ việc xảy ra 3 năm mới bị phanh phui, ông Muộn nói phòng Nông nghiệp huyện Quế Sơn biết việc xã Quế Long làm, nhưng cho rằng nhím là con vật khó nuôi nên cán bộ xã nhận để có điều kiện chăm sóc, tạo kết quả tốt là chuyện bình thường. "Vì không biết cấp cho cán bộ là sai đối tượng nên không báo cáo lên huyện", ông Muộn nói thêm.

Sở Nông nghiệp Quảng Nam đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các huyện tổng thanh tra, rà soát toàn bộ các xã trên địa bàn tỉnh để tránh thất thoát nguồn vốn của chương trình.

Liên quan đến việc xử lý sai phạm các cán bộ xã Quế An chia nhau hơn 1.000 con gà "giảm nghèo" theo chương trình xây dựng nông thôn mới, ông Muộn cho hay UBND huyện Quế Sơn khẳng định với sai phạm như vậy hội đồng kỷ luật có thể tạm đình chỉ công tác của các cán bộ xã này.

"Nhưng có đến 23 cán bộ xã sai phạm, nếu mà kỷ luật hết thì không còn ai làm cán bộ nữa. Chủ tịch xã sai phạm thì tạm đình chỉ, cử phó chủ tịch xã lên thay nhưng hàng loạt cán bộ xã đều sai phạm thì chịu, không biết lấy ai thay…", ông Muộn nói.

Tiến Hùng

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
24248
Số người truy cập:
9136749