Quan điểm trái chiều vụ 'đối diện bản án vì chậm đăng ký kinh doanh'

 Ngày 20/4, trao đổi với VnExpress về việc ông Nguyễn Văn Tấn - chủ quán cà phê đối diện Công an huyện Bình Chánh (TP HCM) bị truy tố về tội Kinh doanh trái phép -  nguyên Viện phó VKSND huyện Bình Chánh Lê Thanh Tòng (người ký cáo trạng) cho rằng, thời điểm thụ lý hồ sơ vụ việc từ công an chuyển qua, Viện xác định hình thức xử lý hình sự ông Tấn là có căn cứ.

Theo cáo trạng, ngày 18/8/2015, ông Tấn bị Công an huyện Bình Chánh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi kinh doanh buôn bán cà phê giải khát, ăn sáng... khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. VKS cho rằng, dù đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng đến 10/9/2015 Công an huyện Bình Chánh phát hiện ông Tấn tiếp tục kinh doanh trái phép cà phê, nước giải khát... khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Chủ quán Nguyễn Văn Tấn cho biết, trong thời gian chờ giấy phép đăng ký kinh doanh và kiện toàn hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, Công an huyện Bình Chánh đã liên tục kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và sau đó là khởi tố ông về tội Kinh doanh trái phép dù ông đã xuất trình giấy hẹn của UBND huyện.

quan-diem-trai-chieu-vu-doi-dien-ban-an-vi-cham-dang-ky-kinh-doanh

Ông Tấn - chủ quán cà phê đối diện Công an huyện Bình Chánh. Ảnh: Hải Duyên. 

"Khi làm nhiệm vụ chúng tôi không thể dựa vào mức độ nặng hay nhẹ, nên hay không nên để ra quyết định một cách cảm tính, mà phải chiếu theo quy định của pháp luật. Những chứng cứ và kết quả điều tra công an đưa qua chúng tôi đã cân nhắc, thấy có cơ sở cần xử lý", ông Tòng nói.

Theo cựu lãnh đạo VKSND huyện Bình Chánh, trong thực tế giải quyết các vụ án có những vụ lớn, vụ nhỏ nhưng nếu trái pháp luật đều phải xử lý. Trường hợp của ông Tấn là không nghiêm trọng, mức hình phạt nặng nhất theo điều khoản bị truy tố cũng chỉ là "cải tạo không giam giữ".

"Không ai có thể đứng trên pháp luật để giải quyết vụ việc với lý do 'không đáng bị xử lý' hay thông cảm cho người này, người kia. Việc xử lý vi phạm của ông Tấn cũng không nhằm mục đích tư lợi cá nhân", ông Tòng khẳng định.

Hiện, ông Tòng đã chuyển công tác sang VKSND quận 6 (TP HCM), việc có hay không tiếp tục xử lý hình sự đối với chủ quán sẽ do lãnh đạo đương nhiệm của VKSND huyện Bình Chánh và tòa giải quyết. "Là người ký quyết định ra cáo trạng, tôi thấy mình làm đúng quy định của pháp luật", công tố viên nói.

Liên quan đến vấn đề này, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng cơ quan điều tra truy tố ông Tấn về tội Kinh doanh trái phép là không chính xác. Bởi để cấu thành tội Kinh doanh trái phép thì cần phải đáp ứng điều kiện "người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi kinh doanh trái phép mà còn tái phạm".  

"Trong vụ án, ông Tấn bị xử phạt hành chính về hành vi không đăng ký kinh doanh một lần duy nhất. Sau khi bị phạt, ông Tấn đã đăng ký kinh doanh và được cấp Giấy chứng nhận hộ kinh doanh. Việc Công an huyện Bình Chánh kiểm tra vi phạm hành chính lần hai về hành vi không đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm chứ không phải không đăng ký kinh doanh", luật sư nêu quan điểm.

Theo luật sư Trạch, Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ 1/7 năm nay đã bỏ tội Kinh doanh trái phép. Do đó, việc khởi tố và truy tố của cơ quan tiến hành tố tụng huyện Bình Chánh đi ngược với chính sách pháp luật của Nhà nước là luôn tạo điều kiện cho mọi công dân làm ăn, sinh sống và được pháp luật bảo vệ.

"Tôi cho rằng hành vi của ông Tấn chưa đáng để xử lý hình sự. Nếu như áp dụng một cách cứng nhắc, sẽ mất đi tính hiệu lực của pháp luật và làm cho lòng dân không an, gây mất niềm tin vào chính sách pháp luật, mất lòng tin vào Nhà nước", ông Trạch nói. 

Liên quan đến vụ việc, Chánh văn phòng VKSND TP HCM Trần Kiến Xương cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin vụ việc, lãnh đạo Viện đã yêu cầu VKS huyện Bình Chánh báo cáo để có cơ sở kiểm tra, thẩm định hồ sơ vụ án và đưa ra hướng giải quyết.

Hải Duyên Ngày 20/4, trao đổi với VnExpress về việc ông Nguyễn Văn Tấn - chủ quán cà phê đối diện Công an huyện Bình Chánh (TP HCM) bị truy tố về tội Kinh doanh trái phép - nguyên Viện phó VKSND huyện Bình Chánh Lê Thanh Tòng (người ký cáo trạng) cho rằng, thời điểm thụ lý hồ sơ vụ việc từ công an chuyển qua, Viện xác định hình thức xử lý hình sự ông Tấn là có căn cứ.

Theo cáo trạng, ngày 18/8/2015, ông Tấn bị Công an huyện Bình Chánh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi kinh doanh buôn bán cà phê giải khát, ăn sáng... khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. VKS cho rằng, dù đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng đến 10/9/2015 Công an huyện Bình Chánh phát hiện ông Tấn tiếp tục kinh doanh trái phép cà phê, nước giải khát... khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chủ quán Nguyễn Văn Tấn cho biết, trong thời gian chờ giấy phép đăng ký kinh doanh và kiện toàn hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, Công an huyện Bình Chánh đã liên tục kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và sau đó là khởi tố ông về tội Kinh doanh trái phép dù ông đã xuất trình giấy hẹn của UBND huyện.

quan-diem-trai-chieu-vu-doi-dien-ban-an-vi-cham-dang-ky-kinh-doanh
Ông Tấn - chủ quán cà phê đối diện Công an huyện Bình Chánh. Ảnh: Hải Duyên.
"Khi làm nhiệm vụ chúng tôi không thể dựa vào mức độ nặng hay nhẹ, nên hay không nên để ra quyết định một cách cảm tính, mà phải chiếu theo quy định của pháp luật. Những chứng cứ và kết quả điều tra công an đưa qua chúng tôi đã cân nhắc, thấy có cơ sở cần xử lý", ông Tòng nói.

Theo cựu lãnh đạo VKSND huyện Bình Chánh, trong thực tế giải quyết các vụ án có những vụ lớn, vụ nhỏ nhưng nếu trái pháp luật đều phải xử lý. Trường hợp của ông Tấn là không nghiêm trọng, mức hình phạt nặng nhất theo điều khoản bị truy tố cũng chỉ là "cải tạo không giam giữ".

"Không ai có thể đứng trên pháp luật để giải quyết vụ việc với lý do 'không đáng bị xử lý' hay thông cảm cho người này, người kia. Việc xử lý vi phạm của ông Tấn cũng không nhằm mục đích tư lợi cá nhân", ông Tòng khẳng định.

Hiện, ông Tòng đã chuyển công tác sang VKSND quận 6 (TP HCM), việc có hay không tiếp tục xử lý hình sự đối với chủ quán sẽ do lãnh đạo đương nhiệm của VKSND huyện Bình Chánh và tòa giải quyết. "Là người ký quyết định ra cáo trạng, tôi thấy mình làm đúng quy định của pháp luật", công tố viên nói.

Liên quan đến vấn đề này, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng cơ quan điều tra truy tố ông Tấn về tội Kinh doanh trái phép là không chính xác. Bởi để cấu thành tội Kinh doanh trái phép thì cần phải đáp ứng điều kiện "người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi kinh doanh trái phép mà còn tái phạm".

"Trong vụ án, ông Tấn bị xử phạt hành chính về hành vi không đăng ký kinh doanh một lần duy nhất. Sau khi bị phạt, ông Tấn đã đăng ký kinh doanh và được cấp Giấy chứng nhận hộ kinh doanh. Việc Công an huyện Bình Chánh kiểm tra vi phạm hành chính lần hai về hành vi không đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm chứ không phải không đăng ký kinh doanh", luật sư nêu quan điểm.

Theo luật sư Trạch, Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ 1/7 năm nay đã bỏ tội Kinh doanh trái phép. Do đó, việc khởi tố và truy tố của cơ quan tiến hành tố tụng huyện Bình Chánh đi ngược với chính sách pháp luật của Nhà nước là luôn tạo điều kiện cho mọi công dân làm ăn, sinh sống và được pháp luật bảo vệ.

"Tôi cho rằng hành vi của ông Tấn chưa đáng để xử lý hình sự. Nếu như áp dụng một cách cứng nhắc, sẽ mất đi tính hiệu lực của pháp luật và làm cho lòng dân không an, gây mất niềm tin vào chính sách pháp luật, mất lòng tin vào Nhà nước", ông Trạch nói.

Liên quan đến vụ việc, Chánh văn phòng VKSND TP HCM Trần Kiến Xương cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin vụ việc, lãnh đạo Viện đã yêu cầu VKS huyện Bình Chánh báo cáo để có cơ sở kiểm tra, thẩm định hồ sơ vụ án và đưa ra hướng giải quyết.

Hải Duyên Ngày 20/4, trao đổi với VnExpress về việc ông Nguyễn Văn Tấn - chủ quán cà phê đối diện Công an huyện Bình Chánh (TP HCM) bị truy tố về tội Kinh doanh trái phép - nguyên Viện phó VKSND huyện Bình Chánh Lê Thanh Tòng (người ký cáo trạng) cho rằng, thời điểm thụ lý hồ sơ vụ việc từ công an chuyển qua, Viện xác định hình thức xử lý hình sự ông Tấn là có căn cứ.

Theo cáo trạng, ngày 18/8/2015, ông Tấn bị Công an huyện Bình Chánh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi kinh doanh buôn bán cà phê giải khát, ăn sáng... khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. VKS cho rằng, dù đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng đến 10/9/2015 Công an huyện Bình Chánh phát hiện ông Tấn tiếp tục kinh doanh trái phép cà phê, nước giải khát... khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chủ quán Nguyễn Văn Tấn cho biết, trong thời gian chờ giấy phép đăng ký kinh doanh và kiện toàn hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, Công an huyện Bình Chánh đã liên tục kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và sau đó là khởi tố ông về tội Kinh doanh trái phép dù ông đã xuất trình giấy hẹn của UBND huyện.

quan-diem-trai-chieu-vu-doi-dien-ban-an-vi-cham-dang-ky-kinh-doanh
Ông Tấn - chủ quán cà phê đối diện Công an huyện Bình Chánh. Ảnh: Hải Duyên.
"Khi làm nhiệm vụ chúng tôi không thể dựa vào mức độ nặng hay nhẹ, nên hay không nên để ra quyết định một cách cảm tính, mà phải chiếu theo quy định của pháp luật. Những chứng cứ và kết quả điều tra công an đưa qua chúng tôi đã cân nhắc, thấy có cơ sở cần xử lý", ông Tòng nói.

Theo cựu lãnh đạo VKSND huyện Bình Chánh, trong thực tế giải quyết các vụ án có những vụ lớn, vụ nhỏ nhưng nếu trái pháp luật đều phải xử lý. Trường hợp của ông Tấn là không nghiêm trọng, mức hình phạt nặng nhất theo điều khoản bị truy tố cũng chỉ là "cải tạo không giam giữ".

"Không ai có thể đứng trên pháp luật để giải quyết vụ việc với lý do 'không đáng bị xử lý' hay thông cảm cho người này, người kia. Việc xử lý vi phạm của ông Tấn cũng không nhằm mục đích tư lợi cá nhân", ông Tòng khẳng định.

Hiện, ông Tòng đã chuyển công tác sang VKSND quận 6 (TP HCM), việc có hay không tiếp tục xử lý hình sự đối với chủ quán sẽ do lãnh đạo đương nhiệm của VKSND huyện Bình Chánh và tòa giải quyết. "Là người ký quyết định ra cáo trạng, tôi thấy mình làm đúng quy định của pháp luật", công tố viên nói.

Liên quan đến vấn đề này, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng cơ quan điều tra truy tố ông Tấn về tội Kinh doanh trái phép là không chính xác. Bởi để cấu thành tội Kinh doanh trái phép thì cần phải đáp ứng điều kiện "người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi kinh doanh trái phép mà còn tái phạm".

"Trong vụ án, ông Tấn bị xử phạt hành chính về hành vi không đăng ký kinh doanh một lần duy nhất. Sau khi bị phạt, ông Tấn đã đăng ký kinh doanh và được cấp Giấy chứng nhận hộ kinh doanh. Việc Công an huyện Bình Chánh kiểm tra vi phạm hành chính lần hai về hành vi không đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm chứ không phải không đăng ký kinh doanh", luật sư nêu quan điểm.

Theo luật sư Trạch, Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực từ 1/7 năm nay đã bỏ tội Kinh doanh trái phép. Do đó, việc khởi tố và truy tố của cơ quan tiến hành tố tụng huyện Bình Chánh đi ngược với chính sách pháp luật của Nhà nước là luôn tạo điều kiện cho mọi công dân làm ăn, sinh sống và được pháp luật bảo vệ.

"Tôi cho rằng hành vi của ông Tấn chưa đáng để xử lý hình sự. Nếu như áp dụng một cách cứng nhắc, sẽ mất đi tính hiệu lực của pháp luật và làm cho lòng dân không an, gây mất niềm tin vào chính sách pháp luật, mất lòng tin vào Nhà nước", ông Trạch nói.

Liên quan đến vụ việc, Chánh văn phòng VKSND TP HCM Trần Kiến Xương cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin vụ việc, lãnh đạo Viện đã yêu cầu VKS huyện Bình Chánh báo cáo để có cơ sở kiểm tra, thẩm định hồ sơ vụ án và đưa ra hướng giải quyết.

Hải Duyên


Giày Đại Phát solution
Số người online:
19249
Số người truy cập:
7740570