Nước lũ chia cắt nhiều tuyến quốc lộ ở miền tây Thanh Hóa

 

 

Đến đêm 4/8, mưa ở các tỉnh miền núi Tây Bắc và địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã ngớt. Tuy nhiên, nước lũ vẫn rút khá chậm. Thượng nguồn sông Mã đoạn chảy qua các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Bá Thước (Thanh Hóa) nước vẫn chảy xiết, cuộn sóng, lòng sông ngầu đục bùn đất, phù sa và gỗ mục đổ về khiến thuyền bè không thể qua lại.

 

Hàng loạt tuyến đường miền Tây xứ Thanh như quốc lộ 15A, 15C và các con đường liên xã đã bị hàng nghìn khối đất đá từ các triền núi cao tràn xuống gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.

 

Con đường 15A đi Quan Hóa, Hòa Bình, ô tô hầu như không thể di chuyển. Người dân chỉ có thể dùng xe máy len lỏi qua các triền núi nhầy nhụa bùn đất để về khu vực trung tâm xã, huyện mua lương thực, thực phẩm.

 

Cách trụ sở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông vài cây số, một chiếc máy xúc của nhà thầu thi công nâng cấp quốc lộ 15A bị đất đá sạt lở đè trúng khiến phương tiện này bị hư hỏng nặng chưa thể di chuyển ra khỏi hiện trường.

 

Cạnh đó, nhiều bụi luồng cũng bị bật gốc rơi xuống triền núi.

 

Cơ quan chức năng đã cho cắm biến nhiều nơi nhằm cảnh báo người dân rời xa các khu vực có nguy sạt lở cao. Quan Hóa là huyện bị thiệt hại nặng nhất trong đợt mưa lũ vừa qua. Theo chính quyền địa phương, đã có hàng trăm căn nhà bị ngập lụt, ba ngôi nhà bị lũ cuốn trôi, nhiều bản làng đã bị cô lập.

 

Các xã Thanh Xuân, Trung Thành, Trung Sơn hiện vẫn bị chia cắt do tuyến đường 15A bị nước lũ ngập sâu 5-7m.

 

Tại một số điểm ngập trên con đường này, dân bản đã đóng bè mảng bằng tre, luồng để đi lại. Trên dòng suối Éo, xã Thanh Xuân, nhiều thanh niên đầm mình dưới dòng nước lũ để kéo mảng đưa người và xe máy qua suối.

 

Trước đó, 9h sáng 3/8, lũ dữ đã nhấn chìm và cuốn phăng cây cầu trị giá hơn 20 tỷ vừa đưa vào sử dụng ở bản Giá.

 

Cầu bị cuốn trôi khiến gần 170 hộ dân ở bản người Thái này bị cô lập. Do vùng này chưa có điện lưới và sóng điện thoại nên chính quyền chưa thể tiếp cận.

"Công tác phòng chống lũ và tiếp tế vùng cô lập gồm bản Vui, bản Giá và bản Xa Lắng đang được triển khai gấp rút. Tuy nhiên, nước sông Mã chảy xiết khiến công tác cứu trợ gặp nhiều trở ngại", Chủ tịch UBND xã Thanh Xuân Phạm Hồng Tia cho hay. 

Tính từ ngày 25/7 đến nay, đợt mưa lũ lịch sử diễn ra ở Quảng Ninh rồi lan rộng ra toàn miền Bắc đã làm 28 người chết, 8 người mất tích. Riêng tỉnh Quảng Ninh thiệt hại 2.700 tỷ đồng, các địa phương khác chưa thống kê hết.

 

 


Lũ chia cắt nhiều tuyến quốc lộ ở Thanh Hóa

 

 

 

Lê Hoàng

Đến đêm 4/8, mưa ở các tỉnh miền núi Tây Bắc và địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã ngớt. Tuy nhiên, nước lũ vẫn rút khá chậm. Thượng nguồn sông Mã đoạn chảy qua các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Bá Thước (Thanh Hóa) nước vẫn chảy xiết, cuộn sóng, lòng sông ngầu đục bùn đất, phù sa và gỗ mục đổ về khiến thuyền bè không thể qua lại.


Hàng loạt tuyến đường miền Tây xứ Thanh như quốc lộ 15A, 15C và các con đường liên xã đã bị hàng nghìn khối đất đá từ các triền núi cao tràn xuống gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.


Con đường 15A đi Quan Hóa, Hòa Bình, ô tô hầu như không thể di chuyển. Người dân chỉ có thể dùng xe máy len lỏi qua các triền núi nhầy nhụa bùn đất để về khu vực trung tâm xã, huyện mua lương thực, thực phẩm.


Cách trụ sở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông vài cây số, một chiếc máy xúc của nhà thầu thi công nâng cấp quốc lộ 15A bị đất đá sạt lở đè trúng khiến phương tiện này bị hư hỏng nặng chưa thể di chuyển ra khỏi hiện trường.


Cạnh đó, nhiều bụi luồng cũng bị bật gốc rơi xuống triền núi.


Cơ quan chức năng đã cho cắm biến nhiều nơi nhằm cảnh báo người dân rời xa các khu vực có nguy sạt lở cao. Quan Hóa là huyện bị thiệt hại nặng nhất trong đợt mưa lũ vừa qua. Theo chính quyền địa phương, đã có hàng trăm căn nhà bị ngập lụt, ba ngôi nhà bị lũ cuốn trôi, nhiều bản làng đã bị cô lập.


Các xã Thanh Xuân, Trung Thành, Trung Sơn hiện vẫn bị chia cắt do tuyến đường 15A bị nước lũ ngập sâu 5-7m.


Tại một số điểm ngập trên con đường này, dân bản đã đóng bè mảng bằng tre, luồng để đi lại. Trên dòng suối Éo, xã Thanh Xuân, nhiều thanh niên đầm mình dưới dòng nước lũ để kéo mảng đưa người và xe máy qua suối.


Trước đó, 9h sáng 3/8, lũ dữ đã nhấn chìm và cuốn phăng cây cầu trị giá hơn 20 tỷ vừa đưa vào sử dụng ở bản Giá.


Cầu bị cuốn trôi khiến gần 170 hộ dân ở bản người Thái này bị cô lập. Do vùng này chưa có điện lưới và sóng điện thoại nên chính quyền chưa thể tiếp cận.
"Công tác phòng chống lũ và tiếp tế vùng cô lập gồm bản Vui, bản Giá và bản Xa Lắng đang được triển khai gấp rút. Tuy nhiên, nước sông Mã chảy xiết khiến công tác cứu trợ gặp nhiều trở ngại", Chủ tịch UBND xã Thanh Xuân Phạm Hồng Tia cho hay.
Tính từ ngày 25/7 đến nay, đợt mưa lũ lịch sử diễn ra ở Quảng Ninh rồi lan rộng ra toàn miền Bắc đã làm 28 người chết, 8 người mất tích. Riêng tỉnh Quảng Ninh thiệt hại 2.700 tỷ đồng, các địa phương khác chưa thống kê hết.


Lũ chia cắt nhiều tuyến quốc lộ ở Thanh Hóa

Lê Hoàng

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
9520
Số người truy cập:
9116211