Đường về quê ăn Tết của những người con xa quê dường như gian nan và khó khăn hơn do tình hình dịch bệnh còn căng thẳng ở nhiều địa phương, nhất là các tỉnh phía Bắc. Nhiều nỗi lo chồng chất có thể ảnh hưởng đến chuyến hồi hương đầy cảm xúc này.
Vì khả năng lây nhiễm Covid-19 vẫn còn, nhiều người ngần ngại không dám chọn đi xe khách, xe đò hay tàu hỏa. Đại diện bến xe Miền Đông (TP HCM) dự đoán lượng khách về quê ăn Tết bằng xe khách năm nay sẽ giảm, chỉ còn bằng khoảng 59% so với cùng kỳ năm ngoái.
Người dân đi làm xa từ TP HCM về quê trước Tết Nguyên Đán 2022. Ảnh: Bia Việt
Tuy nhiên, trên thực tế, số người mong ước về quê không hề giảm. Sau một năm nhiều khó khăn và mất mát, đoàn viên bên gia đình có lẽ là khao khát lớn nhất của những người con đi làm ăn xa. Tết 2022 chính là cơ hội để mọi người đón thời khắc giao thừa cùng những người thương yêu sau nhiều tháng dài sống trong giãn cách xã hội.
Nỗi trăn trở có nên về quê ăn Tết
Sau thời gian dịch bệnh khó khăn, nhiều gia đình nhỏ nghĩ tới việc không về quê để giảm chi phí. Tiền tàu xe, tiền ăn uống trên đường là khoản chi phí lớn khiến nhiều người lo lắng. Một số người nghĩ tới chuyện chạy xe máy về nhà cho tiết kiệm lại phải tính đến tiền xăng, ăn uống dọc đường, tiền nhà nghỉ... Trải qua một năm nhiều khó khăn, cắt giảm các chi phí không cần thiết là cách nhiều gia đình chọn để đón Tết năm nay.
Biến thể Omicron bắt đầu lây lan trên thế giới. Một số gia đình lo sợ về sự an toàn dịch tễ, sợ lây bệnh nếu phải đi lại dài ngày hoặc "đem" bệnh về cho người nhà. Ngoài ra, các tỉnh, thành cũng có chính sách giãn cách xã hội hay kiểm soát phương tiện khác nhau, họ lo sợ có thể chuyến đi không an toàn hoặc bị hạn chế di chuyển qua lại giữa các tỉnh thành. Số tiền ít ỏi chắt chiu ăn Tết lại tiêu hết vào những chi phí rủi ro giữa hành trình.
Anh Hoàng Khôi Nguyên (ngụ quận Bình Tân, TP HCM) lại có nỗi lo sợ khác. "Tôi sợ lái xe máy ba bốn ngày nắng mưa vất vả, ảnh hưởng đến sức khỏe thì chẳng còn Tết nữa. Rồi chưa kể lái xe dọc đường bể lốp hay hư xe thì chặng đường về quê lại càng xa xôi. Tôi có nói với vợ hay là gửi tiền về cho gia đình thôi", anh Nguyên chia sẻ. Tuy nhiên, anh Nguyên cũng thừa nhận, hai năm rồi, anh không được về thăm mẹ. "Mẹ cũng lớn tuổi lắm rồi. Tiền bạc đâu có mua được thời gian bên mẹ." - Ánh mắt anh Nguyên đau đáu buồn, nhưng anh vẫn chưa dám quyết định có về quê hay không.
Nhất định phải về một cách an toàn
Anh Nguyễn Hoàng Việt, công nhân ở khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Bình Dương chia sẻ: "Vợ chồng tôi ngại mua vé xe khách vì lỡ trên xe có khách dương tính thì có khi cả nhà phải đi cách ly, hết cả cái Tết. Lúc vợ nói hay chạy xe máy về quê, tôi cũng mê lắm, nhưng còn phải tính toán nhiều vì tiền xăng, sức khỏe, rồi an toàn trong mấy ngày đi đường"
Cũng như anh Việt, nhiều gia đình cũng dự định chọn một chuyến "phượt" về quê với cha mẹ, ông bà. Tuy hành trình dài, nhưng nếu không quá gấp gáp, lái xe cẩn thận, thì chuyến đi có thể trở thành hành trình phượt Tết với nhiều kỷ niệm đẹp cho gia đình nhỏ.
Người về quê bằng xe máy nghỉ ngơi dọc đường để nạp năng lượng. Ảnh: Bia Việt
Bia Việt đồng hành cùng người dân về quê ăn Tết
Thấu hiểu những khó khăn, vất vả của người tiêu dùng trên hành trình về quê đón Tết, thương hiệu Bia Việt đã khởi động dự án chuỗi Trạm Đoàn viên ở những trục đường chính trên khắp cả nước, với mục đích cung cấp những hỗ trợ thiết thực cho người đi làm ăn xa về nhà đón Tết.
Tại Trạm Đoàn viên, người tiêu dùng được hỗ trợ kiểm tra xe máy, tặng phiếu ăn, phiếu xăng miễn phí, cùng những hoạt động giải trí với những phần quà nhỏ cho người dân về quê dịp Tết này. Trên suốt đường dài hàng ngàn km, người lái xe có thể dừng nghỉ chân, tiếp nước uống, thực phẩm, đổ xăng và thư giãn với âm nhạc, trò chơi giải trí.
Người dân khi về quê có thể ghé đến các Trạm Đoàn viên của Bia Việt để nghỉ ngơi và được hỗ trợ nhiều dịch vụ. Ảnh: Bia Việt
Đại diện Bia Việt khẳng định: "Bia Việt đã chuẩn bị sẵn sàng để làm bạn đồng hành với những người con xa xứ, vì Tết chỉ thật sự là Tết khi ta về đến nhà và được ôm người thân thật chặt sau những tháng đằng đẵng cách xa mùa dịch bệnh".
Diệp Chi