Những vị vua trong sử Việt hạ mình nhận lỗi

 Vua Lê Thánh Tông xin lỗi bề tôi

Lê Thánh Tông (1442-1497) là vị vua thứ 5 của triều đại Lê Sơ, được đánh giá là ông vua sáng suốt bậc nhất trong lịch sử nước ta. Với 38 năm ông trị vì, nước Đại Việt phát triển rực rỡ về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự và trở thành một cường quốc. 

Theo các nhà sử học, ngoài tư chất thông minh, vua Lê Thánh Tông rất ham học hỏi và cầu thị. Thậm chí, ông không ngại nhận sai và xin lỗi các bề tôi. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết, một lần Quốc tử Tế tửu giám kiêm Văn minh điện Đại học sĩ là Nguyễn Bá Ký thẳng thắn dâng sớ về việc vua làm văn chỉ chuộng lối học phù hoa, vô dụng mà không chú ý kinh, sử.

Vua Lê Thánh Tông không để bụng mà trả lời rằng: "Nếu ta ưa chuộng văn hoa, không lấy gốc kinh, sử thì còn sách nào nữa? Ta tự xét mình, xét lời ngươi nói thì trong bốn chữ 'phù hoa vô dụng' kia, thực đã gồm cả lòng trung rồi. Thế mà ta lại làm văn mà biện lại, thì ta thực có lỗi. Lúc ấy người đã kịp thời can ngăn, chẳng vì thế mà giữ ý".

Vua Lê Thánh Tông vì quý trọng tài đức Nguyễn Bá Ký mà ban hiệu "Vân Phong tiên sinh”. Khi ông mất, vua sai Tư lễ giám quan Phạm Hổ đem sắc đến dụ rằng: “Ngươi thờ vua trung thành, giữ mình chính trực, sớm tối ở bên ta, nay được 6 năm, lúc thoi thóp rồi mà lòng trung vẫn chưa thôi".

nhung-vi-vua-thang-than-nhan-loi-trong-su-viet

Tượng đồng vua Lê Thánh Tông. Ảnh: Wikipedia

Một lần khác, năm 1467 ở vùng Đông Bắc có loạn, Tổng binh Lê Hối và Đô đốc Khuất Đả đem quân đi dẹp loạn đều bại trận nên bị đem ra xét xử. Quan Hình bộ thượng thư viện dẫn lệ bát nghị (8 loại người được chiếu cố, nghị xét giảm tội) có ý tha bổng cho hai người này.

Quan Đô ngự sử là Trần Xác tán thành và tấu với vua: "Xưa nay chỉ có tội đại ác và phản nghịch là không được hưởng lệ bát nghị, chưa từng thấy quan phạm tội thường mà không cho hưởng lệ này". Lê Thánh Tông trả lời rằng: "Quân pháp chỉ có một chứ không có hai. Nói như lời của Xác chỉ là biện bác, mê hoặc người mà thôi, phải nên trị Xác về tội này mới được".

Tuy nhiên, liền sau đó, vua lại có dụ nhận lỗi: "Ta vu oan cho ngươi là kẻ biện bác để mê hoặc người, đó là ta lỡ lời. Nay, người có mưu kế gì hay cứ nói với ta, ấy cũng như cơn mưa ngọt đến khi trời nắng hạn, như có con thuyền đến lúc ta cần qua sông. Người hãy kính nhớ lấy".

Các sử gia đánh giá, Đô ngự sử Trần Xác là người cương trực, nắm luật lệ rất chắc, dám nói những lời không đẹp tai rồng. Trong lúc nóng vội nhất thời, Lê Thánh Tông không giữ được phép xử thường nhưng vua còn biết nghĩ lại, dũng cảm nhận lỗi và thành khẩn xin nghe tiếp những lời thẳng thắn là điều rất đáng kính.

Vua Quang Trung tự nhận sai

Quang Trung (1753-1792) là vị vua có nhiều chiến công lừng lẫy và cũng được khen ngợi tài ba sáng suốt. Trong nhiều câu chuyện nói về tài năng lỗi lạc của ông, có sự việc cho thấy nhà vua rất cầu thị. Đó là việc ứng xử trước lá đơn "kiện" của dân làng Văn Chương ở Thăng Long.

Theo tài liệu của nhà sử học Trần Văn Giáp, năm 1789, sau khi vua Quang Trung đánh thắng quân Thanh thì dân trại Văn Chương (ở gần Văn Miếu) dâng lên một tờ sớ. Nội dung nói về việc năm 1786, Văn miếu Thăng Long bị đốt cháy, bia đá bị đạp đổ ngổn ngang.

Tờ đơn nói rõ"Bia Tiến sĩ vô can vô tội/ Mà vạ lây vì nỗi cháy thành/ Bia thì đạp đổ tung hoành/ Nhà bia thì đốt tan tành ra tro". Tờ đơn cũng có ý trách vua Quang Trung: "Một nền văn hiến lâu dài/ Tiếc thay chưa được đón Ngài ngự thăm".

Đọc sớ, vua Quang Trung thấy lạ vì nó không viết theo thể thức tờ sớ thông thường mà được một thầy Nho viết bằng chữ Nôm văn vần theo đúng sở thích của ông. Mặt khác tờ sớ tuy dẫn ra nghi vấn quân Trịnh Khải phá bia nhưng thực chất là để nói tránh việc quân Tây Sơn phá Văn miếu nhằm đỡ làm mất lòng vua. Sớ còn không gọi vua là hoàng thượng mà lại lắt léo gọi là Ngài, ngầm tỏ ý chưa phục.

nhung-vi-vua-thang-than-nhan-loi-trong-su-viet-1

Tượng đài Hoàng đế Quang Trung tại Bảo tàng Quang Trung (tỉnh Bình Định). Ảnh:Wikipedia

Vua Quang Trung không lờ đi hoặc sai người tra xét xem kẻ nào to gan viết tờ sớ đó và những ai dự vào việc đòi dựng lại bia mà vị hoàng đế đã phê ngay vào đơn ấy: Ta không trách nông phu/ Ta chỉ gờm thày Nho/ Cả gan to mật, dám kêu Vua bằng Ngài! Thày Nho là ai? Sắc cho Bộ hỏi, dân khai.

Vua Quang Trung đã không hạch hỏi tiếp mà đi ngay vào điều cốt yếu cần giải quyết, cụ thể là cho ngay thánh chỉ cùng châu khuyên vào tờ đơn Nôm đó: "Thôi! Thôi! Thôi! Việc đã rồi /Trăm điều hãy cứ trách bồi vào ta! Nay mai dọn lại nước nhà/ Bia Nghè lại dựng trên tòa muôn gian/Cơ đồ họ Trịnh đã tan?/ Chớ đổ Trịnh Khải mà oan muôn đời".

Theo các nhà sử học, trước đơn "kiện" của dân, nhà vua chẳng quanh co mà thẳng thắn nhận trách nhiệm và hứa sẽ sửa chữa lại Văn miếu. Với việc này quả thực vua Quang Trung đã thể hiện sự dũng cảm và thẳng thắn của một bậc minh quân.

Vua Lý Cao Tông ban chiếu hối lỗi

Là vị vua thứ 7 của triều đại nhà Lý, Cao Tông (1173-1210) lên ngôi khi chỉ mới 3 tuổi với sự trợ giúp của Thái úy Tô Hiến Thành. Lớn lên, khi trực tiếp cầm quyền trị nước, Cao Tông ham mê săn bắn, chính sự pháp luật không rõ ràng, vơ vét của dân xây nhiều cung điện, bắt trăm họ phục dịch nên trộm cướp nổi lên khắp nơi.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Vua chơi bời không điều độ, hình chính không rõ ràng, giặc cướp như ong, đói kém liền năm, cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy kém...". Mãi đến năm 1207, nhà vua nhìn cảnh giặc cướp nên hối lỗi và ban chiếu tự nhận lỗi lầm.

Sách Đại Việt sử lược chép lại bản chiếu đó: "Trẫm còn bé mà phải gánh vác việc lớn, ở tận nơi cửu trùng, không biết được cảnh khó khăn của dân chúng, nghe lời bọn tiểu nhân mà gây nên oán với kẻ dưới. Dân đã oán thì trẫm còn biết dựa vào ai? Nay trẫm sẽ sửa lỗi, cùng dân đổi mới. Ai có ruộng đất, sản nghiệp bị sung công sẽ được hoàn lại".

Với chiếu hối lỗi, Lý Cao Tông được xem là vị vua đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam "dám" hạ mình xin lỗi dân, song năm 1207 đã là những năm cuối đời của ông vua này. Ba năm sau, Lý Cao Tông qua đời trong cảnh đất nước loạn lạc và triều đình phải dựa hẳn vào thế lực nhà họ Trần. Vì vậy, chiếu nhận lỗi của vị vua này được giới sử học xem như là những lời hối lỗi quá muộn màng và hối chỉ để mà hối thôi chứ không thực hiện một biện pháp gì để chấn chỉnh hoặc tình trạng đã quá tệ để có thể thay đổi được.

Trung SơnVua Lê Thánh Tông xin lỗi bề tôi

Lê Thánh Tông (1442-1497) là vị vua thứ 5 của triều đại Lê Sơ, được đánh giá là ông vua sáng suốt bậc nhất trong lịch sử nước ta. Với 38 năm ông trị vì, nước Đại Việt phát triển rực rỡ về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, quân sự và trở thành một cường quốc.

Theo các nhà sử học, ngoài tư chất thông minh, vua Lê Thánh Tông rất ham học hỏi và cầu thị. Thậm chí, ông không ngại nhận sai và xin lỗi các bề tôi. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết, một lần Quốc tử Tế tửu giám kiêm Văn minh điện Đại học sĩ là Nguyễn Bá Ký thẳng thắn dâng sớ về việc vua làm văn chỉ chuộng lối học phù hoa, vô dụng mà không chú ý kinh, sử.

Vua Lê Thánh Tông không để bụng mà trả lời rằng: "Nếu ta ưa chuộng văn hoa, không lấy gốc kinh, sử thì còn sách nào nữa? Ta tự xét mình, xét lời ngươi nói thì trong bốn chữ 'phù hoa vô dụng' kia, thực đã gồm cả lòng trung rồi. Thế mà ta lại làm văn mà biện lại, thì ta thực có lỗi. Lúc ấy người đã kịp thời can ngăn, chẳng vì thế mà giữ ý".

Vua Lê Thánh Tông vì quý trọng tài đức Nguyễn Bá Ký mà ban hiệu "Vân Phong tiên sinh”. Khi ông mất, vua sai Tư lễ giám quan Phạm Hổ đem sắc đến dụ rằng: “Ngươi thờ vua trung thành, giữ mình chính trực, sớm tối ở bên ta, nay được 6 năm, lúc thoi thóp rồi mà lòng trung vẫn chưa thôi".

nhung-vi-vua-thang-than-nhan-loi-trong-su-viet
Tượng đồng vua Lê Thánh Tông. Ảnh: Wikipedia
Một lần khác, năm 1467 ở vùng Đông Bắc có loạn, Tổng binh Lê Hối và Đô đốc Khuất Đả đem quân đi dẹp loạn đều bại trận nên bị đem ra xét xử. Quan Hình bộ thượng thư viện dẫn lệ bát nghị (8 loại người được chiếu cố, nghị xét giảm tội) có ý tha bổng cho hai người này.

Quan Đô ngự sử là Trần Xác tán thành và tấu với vua: "Xưa nay chỉ có tội đại ác và phản nghịch là không được hưởng lệ bát nghị, chưa từng thấy quan phạm tội thường mà không cho hưởng lệ này". Lê Thánh Tông trả lời rằng: "Quân pháp chỉ có một chứ không có hai. Nói như lời của Xác chỉ là biện bác, mê hoặc người mà thôi, phải nên trị Xác về tội này mới được".

Tuy nhiên, liền sau đó, vua lại có dụ nhận lỗi: "Ta vu oan cho ngươi là kẻ biện bác để mê hoặc người, đó là ta lỡ lời. Nay, người có mưu kế gì hay cứ nói với ta, ấy cũng như cơn mưa ngọt đến khi trời nắng hạn, như có con thuyền đến lúc ta cần qua sông. Người hãy kính nhớ lấy".

Các sử gia đánh giá, Đô ngự sử Trần Xác là người cương trực, nắm luật lệ rất chắc, dám nói những lời không đẹp tai rồng. Trong lúc nóng vội nhất thời, Lê Thánh Tông không giữ được phép xử thường nhưng vua còn biết nghĩ lại, dũng cảm nhận lỗi và thành khẩn xin nghe tiếp những lời thẳng thắn là điều rất đáng kính.

Vua Quang Trung tự nhận sai

Quang Trung (1753-1792) là vị vua có nhiều chiến công lừng lẫy và cũng được khen ngợi tài ba sáng suốt. Trong nhiều câu chuyện nói về tài năng lỗi lạc của ông, có sự việc cho thấy nhà vua rất cầu thị. Đó là việc ứng xử trước lá đơn "kiện" của dân làng Văn Chương ở Thăng Long.

Theo tài liệu của nhà sử học Trần Văn Giáp, năm 1789, sau khi vua Quang Trung đánh thắng quân Thanh thì dân trại Văn Chương (ở gần Văn Miếu) dâng lên một tờ sớ. Nội dung nói về việc năm 1786, Văn miếu Thăng Long bị đốt cháy, bia đá bị đạp đổ ngổn ngang.

Tờ đơn nói rõ: "Bia Tiến sĩ vô can vô tội/ Mà vạ lây vì nỗi cháy thành/ Bia thì đạp đổ tung hoành/ Nhà bia thì đốt tan tành ra tro". Tờ đơn cũng có ý trách vua Quang Trung: "Một nền văn hiến lâu dài/ Tiếc thay chưa được đón Ngài ngự thăm".

Đọc sớ, vua Quang Trung thấy lạ vì nó không viết theo thể thức tờ sớ thông thường mà được một thầy Nho viết bằng chữ Nôm văn vần theo đúng sở thích của ông. Mặt khác tờ sớ tuy dẫn ra nghi vấn quân Trịnh Khải phá bia nhưng thực chất là để nói tránh việc quân Tây Sơn phá Văn miếu nhằm đỡ làm mất lòng vua. Sớ còn không gọi vua là hoàng thượng mà lại lắt léo gọi là Ngài, ngầm tỏ ý chưa phục.

nhung-vi-vua-thang-than-nhan-loi-trong-su-viet-1
Tượng đài Hoàng đế Quang Trung tại Bảo tàng Quang Trung (tỉnh Bình Định). Ảnh: Wikipedia
Vua Quang Trung không lờ đi hoặc sai người tra xét xem kẻ nào to gan viết tờ sớ đó và những ai dự vào việc đòi dựng lại bia mà vị hoàng đế đã phê ngay vào đơn ấy: Ta không trách nông phu/ Ta chỉ gờm thày Nho/ Cả gan to mật, dám kêu Vua bằng Ngài! Thày Nho là ai? Sắc cho Bộ hỏi, dân khai.

Vua Quang Trung đã không hạch hỏi tiếp mà đi ngay vào điều cốt yếu cần giải quyết, cụ thể là cho ngay thánh chỉ cùng châu khuyên vào tờ đơn Nôm đó: "Thôi! Thôi! Thôi! Việc đã rồi /Trăm điều hãy cứ trách bồi vào ta! Nay mai dọn lại nước nhà/ Bia Nghè lại dựng trên tòa muôn gian/Cơ đồ họ Trịnh đã tan?/ Chớ đổ Trịnh Khải mà oan muôn đời".

Theo các nhà sử học, trước đơn "kiện" của dân, nhà vua chẳng quanh co mà thẳng thắn nhận trách nhiệm và hứa sẽ sửa chữa lại Văn miếu. Với việc này quả thực vua Quang Trung đã thể hiện sự dũng cảm và thẳng thắn của một bậc minh quân.

Vua Lý Cao Tông ban chiếu hối lỗi

Là vị vua thứ 7 của triều đại nhà Lý, Cao Tông (1173-1210) lên ngôi khi chỉ mới 3 tuổi với sự trợ giúp của Thái úy Tô Hiến Thành. Lớn lên, khi trực tiếp cầm quyền trị nước, Cao Tông ham mê săn bắn, chính sự pháp luật không rõ ràng, vơ vét của dân xây nhiều cung điện, bắt trăm họ phục dịch nên trộm cướp nổi lên khắp nơi.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Vua chơi bời không điều độ, hình chính không rõ ràng, giặc cướp như ong, đói kém liền năm, cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy kém...". Mãi đến năm 1207, nhà vua nhìn cảnh giặc cướp nên hối lỗi và ban chiếu tự nhận lỗi lầm.

Sách Đại Việt sử lược chép lại bản chiếu đó: "Trẫm còn bé mà phải gánh vác việc lớn, ở tận nơi cửu trùng, không biết được cảnh khó khăn của dân chúng, nghe lời bọn tiểu nhân mà gây nên oán với kẻ dưới. Dân đã oán thì trẫm còn biết dựa vào ai? Nay trẫm sẽ sửa lỗi, cùng dân đổi mới. Ai có ruộng đất, sản nghiệp bị sung công sẽ được hoàn lại".

Với chiếu hối lỗi, Lý Cao Tông được xem là vị vua đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam "dám" hạ mình xin lỗi dân, song năm 1207 đã là những năm cuối đời của ông vua này. Ba năm sau, Lý Cao Tông qua đời trong cảnh đất nước loạn lạc và triều đình phải dựa hẳn vào thế lực nhà họ Trần. Vì vậy, chiếu nhận lỗi của vị vua này được giới sử học xem như là những lời hối lỗi quá muộn màng và hối chỉ để mà hối thôi chứ không thực hiện một biện pháp gì để chấn chỉnh hoặc tình trạng đã quá tệ để có thể thay đổi được.

Trung Sơn


Giày Đại Phát solution
Số người online:
27255
Số người truy cập:
7506467