Những vật liệu nổ hình thù kỳ dị

 

 

Bảo tàng Công binh (Hà Nội), nơi trưng bày nhiều loại bom, mìn, thủy lôi, lựu đạn... từ thời chiến tranh chống Mỹ. Theo trung tá Phùng Đức Chính, Giám đốc Bảo tàng, hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Trung, còn sót lại chủ yếu bom phá M-K81, M-K82, M-K83, M-K84 như trong ảnh.

 

Một loại bom phổ biến nữa là M-117A1. Những loại bom này có sức công phá rất lớn và từng là nỗi ám ảnh của người dân.

 

Không chỉ bom, trung tá Phùng Đức Chính cho rằng, các loại mìn, lựu đạn hay ngòi nổ còn sót lại cũng tiềm ẩn hiểm họa khôn lường. Đa số vật liệu nổ này có hình thù kỳ dị, không phải ai cũng phân biệt được.

 

Đây là các loại ngòi nổ, người bình thường rất khó nhận biết. Dù được gắn vào các thiết bị gây nổ khác, nhưng bản thân nó cũng có thể tự phát nổ.

 

Bom bi quả dứa và bom bi quả cam đều thuộc loại bom sát thương. Trên thân những loại này gắn viên bi nhỏ, khi nổ toàn bộ mảnh vỏ gang và bi sẽ bắn ra dẫn đến sát thương. Hình dáng bom rất bắt mắt, dễ gây tò mò, đặc biệt là với các em nhỏ.

 

Mìn M-116A1 hình giống như những ống bơ có tính sát thương người bằng mảnh vụn. Bán kính sát thương dày đặc 12 m, bán kính nguy hiểm 150 m. Trọng lượng mìn 2,83 kg chứa 501 g thuốc nổ TNT. Khi có lực từ 3 đến 5 kg trở lên tác động vào 3 râu tôm, mìn nhảy lên và nổ ở độ cao 0,5-1 m.

 

Mìn chống tăng M-19 giống chiếc hộp sắt, nặng 12,7 kg, chứa 9,5 kg thuốc nổ TNT trộn bột nhôm. Khi có lực lớn hơn 135 kg đè lên ngòi nổ, kim hoả chọc vào hạt nổ, làm nổ kíp, nổ mìn.

 

Mìn M-14 giống chiếc hộp nhỏ, nặng 100 g, chứa 50 g têtơrin. Khi có lực khoảng 6 kg trở lên đè lên, mặt mìn đi xuống, làm bật ngược chiều cong của lò xo đĩa. Kim hoả chọc vào hạt nổ gây nổ kíp, nổ mìn.

 

Nhìn vật này, nhiều người sẽ nghĩ giống bình nén khí bơm xe, nhưng thực ra nó là mìn sát thương M-2A1. Mìn sát thương bằng mảnh vụn trong bán kính 27 m. Thân mìn có ngòi nổ M6A1 và M1. Khối lượng toàn bộ 2,2 kg, chứa 0,2 kg thuốc nổ TNT. Khi có lực đè khoảng 5 kg, mìn nhảy lên khỏi mặt đất rồi nổ.

 

Mìn K-69 do Trung Quốc sản xuất, bề ngoài như một cái bình nhỏ. Mìn có tính sát thương người cự ly 10 m bằng mảnh văng. Khối lượng toàn bộ 1,35 kg, chứa 105 g thuốc nổ TNT. Khi có lực kéo lớn hơn 1,5 kg hoặc lực đè lớn hơn 0,7 kg, mìn nhảy lên và nổ ở độ cao 0,8-1,5 m.

 

Thủy lôi K8 (trái) có hình dáng giống chiếc thùng phi và thủy lôi K9. Một số chuyên gia sau khi căn cứ vào lời kể nhân chứng, mảnh sắt văng ra, nhận định rất có thể vật thể nổ ở Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội) hôm 19/3 làm 5 người chết, hơn 100 ngôi nhà hư hại là thủy lôi K9.

 

 

Hà Thành

Bảo tàng Công binh (Hà Nội), nơi trưng bày nhiều loại bom, mìn, thủy lôi, lựu đạn... từ thời chiến tranh chống Mỹ. Theo trung tá Phùng Đức Chính, Giám đốc Bảo tàng, hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Trung, còn sót lại chủ yếu bom phá M-K81, M-K82, M-K83, M-K84 như trong ảnh.


Một loại bom phổ biến nữa là M-117A1. Những loại bom này có sức công phá rất lớn và từng là nỗi ám ảnh của người dân.


Không chỉ bom, trung tá Phùng Đức Chính cho rằng, các loại mìn, lựu đạn hay ngòi nổ còn sót lại cũng tiềm ẩn hiểm họa khôn lường. Đa số vật liệu nổ này có hình thù kỳ dị, không phải ai cũng phân biệt được.


Đây là các loại ngòi nổ, người bình thường rất khó nhận biết. Dù được gắn vào các thiết bị gây nổ khác, nhưng bản thân nó cũng có thể tự phát nổ.


Bom bi quả dứa và bom bi quả cam đều thuộc loại bom sát thương. Trên thân những loại này gắn viên bi nhỏ, khi nổ toàn bộ mảnh vỏ gang và bi sẽ bắn ra dẫn đến sát thương. Hình dáng bom rất bắt mắt, dễ gây tò mò, đặc biệt là với các em nhỏ.


Mìn M-116A1 hình giống như những ống bơ có tính sát thương người bằng mảnh vụn. Bán kính sát thương dày đặc 12 m, bán kính nguy hiểm 150 m. Trọng lượng mìn 2,83 kg chứa 501 g thuốc nổ TNT. Khi có lực từ 3 đến 5 kg trở lên tác động vào 3 râu tôm, mìn nhảy lên và nổ ở độ cao 0,5-1 m.


Mìn chống tăng M-19 giống chiếc hộp sắt, nặng 12,7 kg, chứa 9,5 kg thuốc nổ TNT trộn bột nhôm. Khi có lực lớn hơn 135 kg đè lên ngòi nổ, kim hoả chọc vào hạt nổ, làm nổ kíp, nổ mìn.


Mìn M-14 giống chiếc hộp nhỏ, nặng 100 g, chứa 50 g têtơrin. Khi có lực khoảng 6 kg trở lên đè lên, mặt mìn đi xuống, làm bật ngược chiều cong của lò xo đĩa. Kim hoả chọc vào hạt nổ gây nổ kíp, nổ mìn.


Nhìn vật này, nhiều người sẽ nghĩ giống bình nén khí bơm xe, nhưng thực ra nó là mìn sát thương M-2A1. Mìn sát thương bằng mảnh vụn trong bán kính 27 m. Thân mìn có ngòi nổ M6A1 và M1. Khối lượng toàn bộ 2,2 kg, chứa 0,2 kg thuốc nổ TNT. Khi có lực đè khoảng 5 kg, mìn nhảy lên khỏi mặt đất rồi nổ.


Mìn K-69 do Trung Quốc sản xuất, bề ngoài như một cái bình nhỏ. Mìn có tính sát thương người cự ly 10 m bằng mảnh văng. Khối lượng toàn bộ 1,35 kg, chứa 105 g thuốc nổ TNT. Khi có lực kéo lớn hơn 1,5 kg hoặc lực đè lớn hơn 0,7 kg, mìn nhảy lên và nổ ở độ cao 0,8-1,5 m.


Thủy lôi K8 (trái) có hình dáng giống chiếc thùng phi và thủy lôi K9. Một số chuyên gia sau khi căn cứ vào lời kể nhân chứng, mảnh sắt văng ra, nhận định rất có thể vật thể nổ ở Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội) hôm 19/3 làm 5 người chết, hơn 100 ngôi nhà hư hại là thủy lôi K9.

Hà Thành

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
28495
Số người truy cập:
9143357