Tại hội thảo “Ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu và các ảnh hưởng sức khỏe tại Việt Nam” tại Hà Nội, Viện Y học lao động và sức khỏe môi trường (Bộ Y tế) cũng đã cảnh báo tình trạng ô nhiễm không khí và môi trường ở nước ta đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Mỗi năm, cả nước có trên 620 người chết và 1.500 ca mắc các bệnh về hô hấp liên quan đến ô nhiễm không khí.
Mũi - cửa ngõ đầu tiên của hệ hô hấp
Theo các chuyên gia y tế, người dân cần hiểu rõ một số tác nhân gây bệnh để bảo vệ mũi - “cánh cửa” đầu tiên của hệ hô hấp. Theo đó, không khí ô nhiễm từ khói xăng, bụi đường, bụi từ các công trình xây dựng, rác thải... là một trong những “sát thủ” thầm lặng, và một tác nhân ít được nghĩ tới, đó là bụi ngay ở trong nhà của mình. Ngoài ra, khi thời tiết giao mùa, khí hậu thay đổi, đặc biệt là thời điểm chuyển giao giữa mùa nắng và mùa mưa rất dễ gây sổ mũi, nghẹt mũi.
Tuy nhiên, hiện nay sự quan tâm của cộng đồng về các bệnh lý tai mũi họng là chưa đầy đủ và còn nhiều cách chăm sóc tai mũi họng rất sai lầm. Đó là tình trạng lạm dụng xông mũi ở trẻ em rất phổ biến. Cứ hắt hơi, xổ mũi là cha mẹ tự ra hiệu thuốc mua thuốc xông cho con. Việc lạm dụng này gây tác hại nguy hiểm, do việc xông mũi - họng chủ yếu tác động vào xoang mũi nên nếu xông kéo dài sẽ gây hỏng niêm mạc vùng mũi - họng của trẻ vì bộ phận này chưa phát triển hoàn thiện. Bên cạnh đó, khi gỉ mũi đã đóng cứng, cả người lớn hay trẻ em có thói quen cố dùng tăm bông, thậm chí lấy ngón tay “ngoáy” để lấy ra có thể làm tổn thương niêm mạc mũi.
Theo PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Hô hấp TP.HCM, cơ thể có sẵn những cơ chế để bảo vệ đường hô hấp nói riêng và toàn thân nói chung. Bắt đầu từ lỗ mũi trước đến tận phế nang, các bộ phận bảo vệ này kết hợp với nhau để giảm thiểu tối đa các chất độc hại vào đến phổi. Vì cùng là hệ hô hấp nên những tác động lên mũi sẽ dẫn đến phản ứng của phế quản phổi và ngược lại.
|
Khám sức khỏe hô hấp miễn phí
Trong chuỗi sự kiện của chương trình “Tháng chăm sóc sức khỏe hô hấp”, ngày hội khám và tư vấn chăm sóc sức khỏe hô hấp miễn phí do Hội Hô hấp TP.HCM phối hợp với nhãn hàng nước biển sâu Xisat của Merap Group sẽ diễn ra vào lúc 8 giờ - 12 giờ , Chủ nhật ngày 7/11 tại Công viên Lê Văn Tám, Q.1, TP.HCM.
|
|
“Việc bảo vệ đường thở ngay ở cửa ngõ đầu tiên là rất quan trọng. Chẳng hạn các công nhân tiếp xúc với khói bụi độc hại phải có khẩu trang đúng quy cách. Việc rửa mũi nhiều lần trong ngày, đúng cách với nước muối sinh lý hay nước biển sâu cũng là một biện pháp hiệu quả, an toàn và rẻ tiền”, BS Lan nhấn mạnh tại cuộc họp báo công bố chương trình “Tháng chăm sóc sức khỏe hô hấp” mới đây tại TP.HCM do Hội Hô hấp TP.HCM phối hợp với nhãn hàng Nước biển sâu Xisat của Merap Group tổ chức. Chương trình nhằm kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng về sức khỏe khoang mũi và tạo thói quen thực hành tốt trong việc sử dụng đúng cách dung dịch vệ sinh mũi nhằm ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm hô hấp như: sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi và viêm xoang.
Vệ sinh mũi đúng cách
Mỗi người chúng ta hít thở 9.000 lít khí qua mũi mỗi ngày. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đa số người dân quen rửa mặt, đánh răng hàng ngày nhưng ít ai chú ý đến vệ sinh mũi. Theo các chuyên gia y tế, có nhiều phương pháp rửa mũi khác nhau, tuy nhiên đơn giản nhất chúng ta nên rửa mũi tại nhà bằng nước biển sâu từ một đến hai lần vào lúc tối trước khi đi ngủ hoặc sáng sau khi thức dậy.
Nước biển sâu là dung dịch vệ sinh mũi rất giàu khoáng chất và trên 60 nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm (Zn), nhôm (Al), Mangan (Mn), manhe (Mg), i-ốt (Iode)..., thay đổi theo độ sâu và độ xa. Đặc biệt, có chứa nguyên tố đồng và kẽm, có tác dụng làm săn se niêm mạc, phục hồi niêm mạc suy yếu, sát khuẩn và kháng viêm tốt. Ngoài ra có nhiều nghiên cứa lâm sàng cho thấy: Nước biển sâu hữu hiệu trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh viêm mũi xoang, và làm giảm tỷ lệ tái phát bệnh.
Khi rửa mũi bằng dung dịch nước biển sâu, cần đứng thẳng người, xịt vừa tay cho dung dịch dạng sương bay vào trong mũi. Để phòng các bệnh về mũi hiệu quả, các chuyên gia y tế khuyến cáo: “Mỗi chúng ta phải tập xây dựng được thói quen vệ sinh mũi hằng ngày, chứ không phải đợi đến khi mũi có bệnh, gây phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày rồi chúng ta mới tập trung giải quyết nó”.
Hoàng Giang