Những cựu binh truyền lửa Gạc Ma

 Trở về sau trận chiến bảo vệ Gạc Ma 1988, cựu binh Lê Hữu Thảo (Hà Tĩnh) vật lộn với cuộc sống mưu sinh. Một thời gian dài, anh không dám nghĩ đến chuyện tìm gặp lại những người đồng đội hay thắp nén hương trước mộ gió 64 người đã ngã xuống, dù ký ức vẫn thường trực.

Là lính thủy đánh bộ của Lữ đoàn 146 Quân chủng Hải quân Việt Nam, trong chiến dịch CQ-88, cựu binh Thảo nhận nhiệm vụ theo tàu HQ 604 đến đá Gạc Ma bảo vệ đồng đội cắm cờ chủ quyền. May mắn sống sót sau loạt pháo và đạn tới tấp của lính Trung Quốc, anh Thảo đã chèo thuyền đưa thi thể trung úy Trần Văn Phương và thương binh Nguyễn Văn Lanh về đảo Sinh Tồn.

Mãi đến năm 2013, xuất hiện trước công chúng trong chương trình giao lưu "Hướng về Trường Sa thân yêu" tổ chức tại TP Đà Nẵng, những câu chuyện kể về Gạc Ma của ông Thảo với tư cách nhân chứng đã giúp phơi bày hành động thảm sát của lính Trung Quốc.

Cựu binh Lê Hữu Thảo trong một lần đi tìm gặp đồng đội Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Đông.

Cựu binh Lê Hữu Thảo trong một lần đi tìm gặp đồng đội Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Đông.

Trong cuộc giao lưu kể trên, anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Lanh - người đã bị lính Trung Quốc dùng lưỡi lê đâm bị thương khi bảo vệ Quốc kỳ Việt Nam trên Gạc Ma, khi gặp người đồng đội và là ân nhân của mình đã ôm chầm lấy ông Thảo, đôi vai run lên.

Những năm gần đây, tiếp cận với mạng xã hội khi được tặng một chiếc máy tính cũ, ông Thảo đã lật từng trang ký ức của mình và đồng đội, để kể những câu chuyện bi hùng. Nhiều người biết thêm thông tin về chiến dịch bảo vệ Trường Sa 1988, về "vòng tròn bất tử" trên bãi đá Gạc Ma đã rưng rưng.

Mạng xã hội cũng giúp ông Thảo kết nối với những đồng đội từng vào sinh ra tử. Các nhà hảo tâm khi biết đến hoàn cảnh của cựu binh Gạc Ma mà ông Thảo kể lại, đã chung tay giúp đỡ; có cựu binh một phần tư thế kỷ sống trong cơ cực được cất ngôi nhà mới, thêm tiền chạy chữa bệnh tật.

Những người âm thầm sau lễ tưởng niệm 

Đà Nẵng là địa phương đầu tiên trong cả nước đã tổ chức những buổi gặp gỡ, tưởng niệm liệt sĩ hy sinh bảo vệ Gạc Ma. 9 liệt sĩ ở địa phương này được thay di ảnh mới, trong bộ quân phục Hải quân; những ngôi mộ gió tại nghĩa trang thành phố được đặt cạnh nhau để thân nhân tiện việc hương khói.

Cựu binh Nguyễn Tiến (47 tuổi) là người đã đến từng nhà liệt sĩ, tìm lại những bức ảnh cũ để đem đi phục chế. Kinh phí không nhiều, nhưng nhìn lên ban thờ 9 liệt sĩ, gia đình thêm ấm lòng khi con mình khoác lên mình bộ quân phục hải quân, đóng khung trang trọng, như chính lúc các anh ngã xuống rồi mãi lại dưới lòng biển Gạc Ma.

Còn cựu binh Nguyễn Văn Tấn - Trưởng Ban liên lạc bộ đội Trường Sa (thời kỳ 1984-1988) chạy đôn chạy đáo khắp nơi, đề xuất Sở Lao động Thương binh Xã hội thành phố Đà Nẵng xây những ngôi mộ gió để cha mẹ các đồng đội được an ủi phần nào. 

Cựu binh Nguyễn Văn Tấn là người đã kết nối nhiều cuộc gặp gỡ, tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma. Ảnh: Nguyễn Đông.

Cựu binh Nguyễn Văn Tấn là người đã kết nối nhiều cuộc gặp gỡ, tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma. Ảnh: Nguyễn Đông.

Nhập ngũ năm 1987, trong biên chế của Trung đoàn 83 công binh hải quân, tối 11/3 ông Tấn cùng các đồng đội nhận lệnh ra xây dựng đảo trong chiến dịch CQ-88. Trong khi các tàu HQ-604, 605 và 505 ra các bãi đá thuộc cụm đảo Sinh Tồn, thì tàu của ông Tấn ra xây dựng đá Tốc Tan. Sáng 14/3/1988 ông nghe danh sách 64 liệt sĩ hy sinh, trong đó Đà Nẵng có 9 người.

Kể từ sau lễ truy điệu các liệt sĩ tại quân cảng Cam Ranh, câu chuyện về sự kiện Gạc Ma không được đề cập nhiều trên truyền thông; ít người nhắc đến mỗi dịp kỷ niệm. Trong nhiều năm, ông Tấn đau đáu "lẽ nào lại không có một lễ tưởng niệm".

Khi Ban liên lạc bộ đội Trường Sa TP Đà Nẵng được thành lập năm 2012, các thành viên quyết định phải chung tay tổ chức lễ tưởng niệm Gạc Ma nhân 25 năm ngày giỗ. Một mâm cúng giản đơn, tên của 64 liệt sĩ được ghi trên tấm pano lớn đặt tại cầu cảng Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải đóng tại Đà Nẵng. Những người cựu binh Gạc Ma có mặt, cùng đồng đội thắp nén hương rồi thả vòng hoa xuống biển tri ân, tưởng nhớ các liệt sĩ.

Lễ tưởng niệm dù giản đơn hay quy mô sau đó đều được duy trì trong ngày giỗ chung. Năm nay, ông Tấn chạy đôn chạy đáo xin giấy phép, lên chương trình, xin nguồn tài trợ suốt cả năm trời để tổ chức lễ cầu siêu trong ngày 13/3. "Làm được lễ cầu siêu cho các liệt sĩ nhân 30 năm ngày giỗ, lại trùng với lịch âm tôi mới có được giấc ngủ yên", ông nói.

Ông Tấn nói giới trẻ bây giờ đã biết nhiều hơn đến sự kiện Gạc Ma, từ đó khơi gợi tinh thần yêu nước.

"Chúng tôi không đầu hàng"

Cựu binh Lê Văn Đông (Quảng Bình) khẳng định với báo giới, rằng 9 người bị Trung Quốc bắt giữ trong sự kiện Gạc Ma không có bất kỳ ai giơ tay đầu hàng trước mũi súng của giặc. "Khi đó chúng tôi không sợ chết nữa", ông nói. 

Đang cùng đồng đội làm nhiệm vụ chuyển vật liệu xuống bãi đá Gạc Ma, nơi đồng đội đã cắm cờ chủ quyền Việt Nam thì tiếng súng của phía Trung Quốc vang lên. Sau khi sát hại trung úy Trần Văn Phương và đâm lê vào bụng hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh, thấy các chiến sĩ hải quân Việt Nam đứng thành vòng tròn quanh lá cờ tổ quốc, lính Trung Quốc rút khỏi đảo rồi dội đạn xuống. Hàng loạt pháo từ tàu Trung Quốc đổ vào HQ-604. Con tàu chìm. Nhiều người ngã xuống, máu đỏ thấm vào màu áo trắng.

Ông Đông trúng đạn ở cánh tay, thiếp đi vì mất nhiều máu, rồi khi tàu chìm hẳn mới tỉnh lại, vớ được chiếc phao nửa chìm nửa nổi dưới mặt biển đã nhuộm màu máu của đồng đội. Lát sau chiếc phao có thêm đồng đội Nguyễn Văn Thống (cùng quê Quảng Bình) bị thương nặng ở tay và máu chảy đầm đìa ở mặt.

Cựu binh Lê Văn Đông và Nguyễn Văn Thống (đứng giữa) trò chuyện cùng những đồng đội. Ảnh: Nguyễn Đông.

Cựu binh Lê Văn Đông và Nguyễn Văn Thống (đứng giữa) trò chuyện cùng những đồng đội. Ảnh: Nguyễn Đông.

Không thể bơi thoát khỏi vùng Trung Quốc chiếm đóng trái phép, hai ông lênh đênh nửa ngày và bị tàu Trung Quốc bắt làm tù binh. "Họ ra hiệu cho chúng tôi giơ tay đầu hàng. Nhưng cả 9 người không ai làm theo", ông Đông kể.

Gia đình 9 người bị Trung Quốc bắt giữ lần lượt nhận được giấy báo tử. Hai năm sau, các anh trở về, những tờ giấy báo tử vẫn được giữ lại. "Chúng tôi coi như mình được sinh ra lần thứ hai. Phải tiếp tục kể về sự thật, về cuộc thảm sát của lính Trung Quốc thì 64 đồng đội đã ngã xuống mới yên lòng", cựu binh Thống nói.

Sáng 14/3/1988, khi các chiến sĩ Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng chủ quyền trên cụm đảo chìm Gạc Ma - Len Đao - Cô Lin thì Trung Quốc đưa tàu chiến đến ngăn cản. Tại Gạc Ma, lính Trung Quốc có vũ trang cướp cờ, xả súng vào các chiến sĩ hải quân, bắn chìm tàu HQ 604. Tại Cô Lin, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ cho tàu HQ 505 lao thẳng lên bãi, trở thành cột mốc sống bảo vệ chủ quyền.

Tàu HQ 605 đang làm nhiệm vụ bảo vệ bãi đá Len Đao cũng bị tàu chiến Trung Quốc bắn cháy, chìm vào sáng 15/3/1988.

64 chiến sĩ hải quân Việt Nam hy sinh, 9 người bị Trung Quốc bắt. Việt Nam giữ được Cô Lin, Len Đao. Còn Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm từ đó.

Nguyễn ĐôngTrở về sau trận chiến bảo vệ Gạc Ma 1988, cựu binh Lê Hữu Thảo (Hà Tĩnh) vật lộn với cuộc sống mưu sinh. Một thời gian dài, anh không dám nghĩ đến chuyện tìm gặp lại những người đồng đội hay thắp nén hương trước mộ gió 64 người đã ngã xuống, dù ký ức vẫn thường trực.

Là lính thủy đánh bộ của Lữ đoàn 146 Quân chủng Hải quân Việt Nam, trong chiến dịch CQ-88, cựu binh Thảo nhận nhiệm vụ theo tàu HQ 604 đến đá Gạc Ma bảo vệ đồng đội cắm cờ chủ quyền. May mắn sống sót sau loạt pháo và đạn tới tấp của lính Trung Quốc, anh Thảo đã chèo thuyền đưa thi thể trung úy Trần Văn Phương và thương binh Nguyễn Văn Lanh về đảo Sinh Tồn.

Mãi đến năm 2013, xuất hiện trước công chúng trong chương trình giao lưu "Hướng về Trường Sa thân yêu" tổ chức tại TP Đà Nẵng, những câu chuyện kể về Gạc Ma của ông Thảo với tư cách nhân chứng đã giúp phơi bày hành động thảm sát của lính Trung Quốc.

Cựu binh Lê Hữu Thảo trong một lần đi tìm gặp đồng đội Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Đông.
Cựu binh Lê Hữu Thảo trong một lần đi tìm gặp đồng đội Trường Sa. Ảnh: Nguyễn Đông.
Trong cuộc giao lưu kể trên, anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Lanh - người đã bị lính Trung Quốc dùng lưỡi lê đâm bị thương khi bảo vệ Quốc kỳ Việt Nam trên Gạc Ma, khi gặp người đồng đội và là ân nhân của mình đã ôm chầm lấy ông Thảo, đôi vai run lên.

Những năm gần đây, tiếp cận với mạng xã hội khi được tặng một chiếc máy tính cũ, ông Thảo đã lật từng trang ký ức của mình và đồng đội, để kể những câu chuyện bi hùng. Nhiều người biết thêm thông tin về chiến dịch bảo vệ Trường Sa 1988, về "vòng tròn bất tử" trên bãi đá Gạc Ma đã rưng rưng.

Mạng xã hội cũng giúp ông Thảo kết nối với những đồng đội từng vào sinh ra tử. Các nhà hảo tâm khi biết đến hoàn cảnh của cựu binh Gạc Ma mà ông Thảo kể lại, đã chung tay giúp đỡ; có cựu binh một phần tư thế kỷ sống trong cơ cực được cất ngôi nhà mới, thêm tiền chạy chữa bệnh tật.

Những người âm thầm sau lễ tưởng niệm

Đà Nẵng là địa phương đầu tiên trong cả nước đã tổ chức những buổi gặp gỡ, tưởng niệm liệt sĩ hy sinh bảo vệ Gạc Ma. 9 liệt sĩ ở địa phương này được thay di ảnh mới, trong bộ quân phục Hải quân; những ngôi mộ gió tại nghĩa trang thành phố được đặt cạnh nhau để thân nhân tiện việc hương khói.

Cựu binh Nguyễn Tiến (47 tuổi) là người đã đến từng nhà liệt sĩ, tìm lại những bức ảnh cũ để đem đi phục chế. Kinh phí không nhiều, nhưng nhìn lên ban thờ 9 liệt sĩ, gia đình thêm ấm lòng khi con mình khoác lên mình bộ quân phục hải quân, đóng khung trang trọng, như chính lúc các anh ngã xuống rồi mãi lại dưới lòng biển Gạc Ma.

Còn cựu binh Nguyễn Văn Tấn - Trưởng Ban liên lạc bộ đội Trường Sa (thời kỳ 1984-1988) chạy đôn chạy đáo khắp nơi, đề xuất Sở Lao động Thương binh Xã hội thành phố Đà Nẵng xây những ngôi mộ gió để cha mẹ các đồng đội được an ủi phần nào.

Cựu binh Nguyễn Văn Tấn là người đã kết nối nhiều cuộc gặp gỡ, tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma. Ảnh: Nguyễn Đông.
Cựu binh Nguyễn Văn Tấn là người đã kết nối nhiều cuộc gặp gỡ, tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma. Ảnh: Nguyễn Đông.
Nhập ngũ năm 1987, trong biên chế của Trung đoàn 83 công binh hải quân, tối 11/3 ông Tấn cùng các đồng đội nhận lệnh ra xây dựng đảo trong chiến dịch CQ-88. Trong khi các tàu HQ-604, 605 và 505 ra các bãi đá thuộc cụm đảo Sinh Tồn, thì tàu của ông Tấn ra xây dựng đá Tốc Tan. Sáng 14/3/1988 ông nghe danh sách 64 liệt sĩ hy sinh, trong đó Đà Nẵng có 9 người.

Kể từ sau lễ truy điệu các liệt sĩ tại quân cảng Cam Ranh, câu chuyện về sự kiện Gạc Ma không được đề cập nhiều trên truyền thông; ít người nhắc đến mỗi dịp kỷ niệm. Trong nhiều năm, ông Tấn đau đáu "lẽ nào lại không có một lễ tưởng niệm".

Khi Ban liên lạc bộ đội Trường Sa TP Đà Nẵng được thành lập năm 2012, các thành viên quyết định phải chung tay tổ chức lễ tưởng niệm Gạc Ma nhân 25 năm ngày giỗ. Một mâm cúng giản đơn, tên của 64 liệt sĩ được ghi trên tấm pano lớn đặt tại cầu cảng Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải đóng tại Đà Nẵng. Những người cựu binh Gạc Ma có mặt, cùng đồng đội thắp nén hương rồi thả vòng hoa xuống biển tri ân, tưởng nhớ các liệt sĩ.

Lễ tưởng niệm dù giản đơn hay quy mô sau đó đều được duy trì trong ngày giỗ chung. Năm nay, ông Tấn chạy đôn chạy đáo xin giấy phép, lên chương trình, xin nguồn tài trợ suốt cả năm trời để tổ chức lễ cầu siêu trong ngày 13/3. "Làm được lễ cầu siêu cho các liệt sĩ nhân 30 năm ngày giỗ, lại trùng với lịch âm tôi mới có được giấc ngủ yên", ông nói.

Ông Tấn nói giới trẻ bây giờ đã biết nhiều hơn đến sự kiện Gạc Ma, từ đó khơi gợi tinh thần yêu nước.

"Chúng tôi không đầu hàng"

Cựu binh Lê Văn Đông (Quảng Bình) khẳng định với báo giới, rằng 9 người bị Trung Quốc bắt giữ trong sự kiện Gạc Ma không có bất kỳ ai giơ tay đầu hàng trước mũi súng của giặc. "Khi đó chúng tôi không sợ chết nữa", ông nói.

Đang cùng đồng đội làm nhiệm vụ chuyển vật liệu xuống bãi đá Gạc Ma, nơi đồng đội đã cắm cờ chủ quyền Việt Nam thì tiếng súng của phía Trung Quốc vang lên. Sau khi sát hại trung úy Trần Văn Phương và đâm lê vào bụng hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh, thấy các chiến sĩ hải quân Việt Nam đứng thành vòng tròn quanh lá cờ tổ quốc, lính Trung Quốc rút khỏi đảo rồi dội đạn xuống. Hàng loạt pháo từ tàu Trung Quốc đổ vào HQ-604. Con tàu chìm. Nhiều người ngã xuống, máu đỏ thấm vào màu áo trắng.

Ông Đông trúng đạn ở cánh tay, thiếp đi vì mất nhiều máu, rồi khi tàu chìm hẳn mới tỉnh lại, vớ được chiếc phao nửa chìm nửa nổi dưới mặt biển đã nhuộm màu máu của đồng đội. Lát sau chiếc phao có thêm đồng đội Nguyễn Văn Thống (cùng quê Quảng Bình) bị thương nặng ở tay và máu chảy đầm đìa ở mặt.

Cựu binh Lê Văn Đông và Nguyễn Văn Thống (đứng giữa) trò chuyện cùng những đồng đội. Ảnh: Nguyễn Đông.
Cựu binh Lê Văn Đông và Nguyễn Văn Thống (đứng giữa) trò chuyện cùng những đồng đội. Ảnh: Nguyễn Đông.
Không thể bơi thoát khỏi vùng Trung Quốc chiếm đóng trái phép, hai ông lênh đênh nửa ngày và bị tàu Trung Quốc bắt làm tù binh. "Họ ra hiệu cho chúng tôi giơ tay đầu hàng. Nhưng cả 9 người không ai làm theo", ông Đông kể.

Gia đình 9 người bị Trung Quốc bắt giữ lần lượt nhận được giấy báo tử. Hai năm sau, các anh trở về, những tờ giấy báo tử vẫn được giữ lại. "Chúng tôi coi như mình được sinh ra lần thứ hai. Phải tiếp tục kể về sự thật, về cuộc thảm sát của lính Trung Quốc thì 64 đồng đội đã ngã xuống mới yên lòng", cựu binh Thống nói.

Sáng 14/3/1988, khi các chiến sĩ Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng chủ quyền trên cụm đảo chìm Gạc Ma - Len Đao - Cô Lin thì Trung Quốc đưa tàu chiến đến ngăn cản. Tại Gạc Ma, lính Trung Quốc có vũ trang cướp cờ, xả súng vào các chiến sĩ hải quân, bắn chìm tàu HQ 604. Tại Cô Lin, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ cho tàu HQ 505 lao thẳng lên bãi, trở thành cột mốc sống bảo vệ chủ quyền.

Tàu HQ 605 đang làm nhiệm vụ bảo vệ bãi đá Len Đao cũng bị tàu chiến Trung Quốc bắn cháy, chìm vào sáng 15/3/1988.

64 chiến sĩ hải quân Việt Nam hy sinh, 9 người bị Trung Quốc bắt. Việt Nam giữ được Cô Lin, Len Đao. Còn Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm từ đó.

Nguyễn Đông


Giày Đại Phát solution
Số người online:
103403
Số người truy cập:
7520180