Người Hàn Quốc tạ lỗi trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát Hà My

 

 
Người Hàn Quốc cúi đầu xin lỗi tại lễ tưởng niệm thảm sát
 
 
 

 

Người Hàn Quốc tạ lỗi trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát Hà My

Đúng nửa thế kỷ trước, sáng 24 tháng Giêng năm Mậu Thân (1968), Lữ đoàn Rồng Xanh (Hàn Quốc) đã gây ra vụ thảm sát Hà My làm 135 người thiệt mạng, trong đó chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em.

Bà Nguyễn Thị Thanh - nạn nhân sống sót trong cuộc thảm sát ngồi giữa đại biểu Quốc hội Hàn Quốc Kim Hyun Kwon (bìa trái) và Chủ tịch Quỹ Hòa bình Hàn - Việt Kang U Il (bìa phải).

Người Hàn Quốc tạ lỗi trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát Hà My

Từ sáng sớm, người dân trong làng đã làm các nghi lễ giỗ cho 135 nạn nhân. 

Người Hàn Quốc tạ lỗi trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát Hà My

Hai ngôi mộ tập thể được lập, chôn chung các thi thể.

Người Hàn Quốc tạ lỗi trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát Hà My

Trên tấm bia ghi danh, nhiều em bé mới được một tuổi, thậm chí chưa lọt lòng mẹ được đặt "vô danh".

Người Hàn Quốc tạ lỗi trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát Hà My

Bà Trần Thị Thú (80 tuổi) bật khóc khi nghe đọc lại những dòng lịch sử về trận càn của quân đội Hàn Quốc. Năm đó, bà mất cùng lúc một người con trai và một con gái.

Người Hàn Quốc tạ lỗi trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát Hà My

May mắn thoát chết, nhưng bà Thú bị nhiều mảnh lựu đạn văng vào người, bàn chân phải đứt lìa.

Nửa thế kỷ qua, bà sống trong đau đớn, khó nhọc. "Nhắc lại tôi tủi lắm. Nhưng dù sao đó cũng là quá khứ, người Hàn Quốc đã nhiều lần đến đây cúi đầu xin lỗi, nên tôi không oán trách nữa", bà Thú nói.

Người Hàn Quốc tạ lỗi trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát Hà My

Tiến sĩ Ku Su Jeong - người đã có hàng loạt phóng sự phơi bày tội ác chiến tranh của quân đội Hàn Quốc và khởi xướng phong trào "Xin lỗi Việt Nam" đứng trong hàng người Hàn Quốc chờ lên dâng hương.

Nhiều năm qua, bà là người kết nối các chuyến thăm của người Hàn Quốc đến những nơi mà quân đội nước này gây ra thảm sát. Những người Hàn Quốc khi đối diện các nhân chứng đều bật khóc, gục đầu xin lỗi.

Người Hàn Quốc tạ lỗi trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát Hà My

Ông Kang U Il thắp nén hương trước bia tưởng niệm.

"Hôm nay đã là ngày tưởng niệm tròn 50 năm và chúng tôi vẫn tìm về, vẫn cúi mặt trong niềm hổ thẹn khôn nguôi. Đứng trên mảnh đất nơi từng là hiện trường của một vụ thảm sát tang thương tột cùng, không thể tin và cũng không muốn tin này, chúng tôi không cất nổi thành lời, dù chỉ là một lời xin lỗi, chỉ còn biết gồng mình cố nén tiếng khóc cứ chực vỡ òa ra", ông phát biểu.

Người Hàn Quốc tạ lỗi trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát Hà My

Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc Kim Hyun Kwon cũng cúi đầu trước tấm bia ghi danh 135 nạn nhân vô tội. Đoàn Hàn Quốc đến lễ tưởng niệm gồm 41 người, là các giáo viên, nhà văn, nhà khoa học...

Quỹ Hòa bình Hàn - Việt cho biết, ông Kim Hyun Kwon là đại biểu Quốc hội đầu tiên của Hàn Quốc đến Việt Nam để xin lỗi các nạn nhân trong các cuộc thảm sát quân đội nước này gây ra.

Người Hàn Quốc tạ lỗi trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát Hà My

"Dù quá khứ có hổ thẹn đến đâu thì sự thật vẫn cần được đưa ra ánh sáng một cách toàn vẹn nhất. Để rút ra từ đây bài học lịch sử cho những sai lầm này không còn lặp lại về sau. Bởi chỉ khi chúng ta thắt một nút kết đúng đắn cho quá khứ thì nút kết ấy mới có thể trở thành bàn đạp của tương lai. Hướng chúng ta về một sự hòa giải và một nền hòa bình chân chính. Xin lỗi. Thành thật xin lỗi", ông Kang U Il nói, trước khi đoàn Hàn Quốc cúi đầu xin lỗi người dân Hà My.

Người Hàn Quốc tạ lỗi trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát Hà My

Đón nhận lòng thành của đoàn Hàn Quốc, người dân Hà My đều mong muốn nhắc lại quá khứ cuộc thảm sát để những người dân Hàn Quốc không phạm lại sai lầm. Đại diện địa phương còn trao tặng cho Quỹ Hòa bình Hàn - Việt một bức tranh thêu khung cảnh đồng quê.

Sau lễ tưởng niệm, người dân trong làng mời đoàn Hàn Quốc cùng ăn chung bữa cơm.

Người Hàn Quốc tạ lỗi trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát Hà My

Những năm qua, Quỹ Hòa bình Hàn - Việt đã quyên góp để giúp đỡ người dân ở những vùng bị thảm sát, như tặng xe đạp cho con em địa phương đến trường, trao quà...

Năm vừa qua, Quỹ đã cùng chính quyền địa phương nâng cấp khu bia tưởng niệm ở Hà My với kinh phí 1,5 tỷ đồng.

 

Nguyễn Đông
Người Hàn Quốc cúi đầu xin lỗi tại lễ tưởng niệm thảm sát

Người Hàn Quốc tạ lỗi trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát Hà My
Đúng nửa thế kỷ trước, sáng 24 tháng Giêng năm Mậu Thân (1968), Lữ đoàn Rồng Xanh (Hàn Quốc) đã gây ra vụ thảm sát Hà My làm 135 người thiệt mạng, trong đó chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em.

Bà Nguyễn Thị Thanh - nạn nhân sống sót trong cuộc thảm sát ngồi giữa đại biểu Quốc hội Hàn Quốc Kim Hyun Kwon (bìa trái) và Chủ tịch Quỹ Hòa bình Hàn - Việt Kang U Il (bìa phải).

Người Hàn Quốc tạ lỗi trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát Hà My
Từ sáng sớm, người dân trong làng đã làm các nghi lễ giỗ cho 135 nạn nhân.

Người Hàn Quốc tạ lỗi trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát Hà My
Hai ngôi mộ tập thể được lập, chôn chung các thi thể.

Người Hàn Quốc tạ lỗi trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát Hà My
Trên tấm bia ghi danh, nhiều em bé mới được một tuổi, thậm chí chưa lọt lòng mẹ được đặt "vô danh".

Người Hàn Quốc tạ lỗi trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát Hà My
Bà Trần Thị Thú (80 tuổi) bật khóc khi nghe đọc lại những dòng lịch sử về trận càn của quân đội Hàn Quốc. Năm đó, bà mất cùng lúc một người con trai và một con gái.

Người Hàn Quốc tạ lỗi trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát Hà My
May mắn thoát chết, nhưng bà Thú bị nhiều mảnh lựu đạn văng vào người, bàn chân phải đứt lìa.

Nửa thế kỷ qua, bà sống trong đau đớn, khó nhọc. "Nhắc lại tôi tủi lắm. Nhưng dù sao đó cũng là quá khứ, người Hàn Quốc đã nhiều lần đến đây cúi đầu xin lỗi, nên tôi không oán trách nữa", bà Thú nói.

Người Hàn Quốc tạ lỗi trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát Hà My
Tiến sĩ Ku Su Jeong - người đã có hàng loạt phóng sự phơi bày tội ác chiến tranh của quân đội Hàn Quốc và khởi xướng phong trào "Xin lỗi Việt Nam" đứng trong hàng người Hàn Quốc chờ lên dâng hương.

Nhiều năm qua, bà là người kết nối các chuyến thăm của người Hàn Quốc đến những nơi mà quân đội nước này gây ra thảm sát. Những người Hàn Quốc khi đối diện các nhân chứng đều bật khóc, gục đầu xin lỗi.

Người Hàn Quốc tạ lỗi trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát Hà My
Ông Kang U Il thắp nén hương trước bia tưởng niệm.

"Hôm nay đã là ngày tưởng niệm tròn 50 năm và chúng tôi vẫn tìm về, vẫn cúi mặt trong niềm hổ thẹn khôn nguôi. Đứng trên mảnh đất nơi từng là hiện trường của một vụ thảm sát tang thương tột cùng, không thể tin và cũng không muốn tin này, chúng tôi không cất nổi thành lời, dù chỉ là một lời xin lỗi, chỉ còn biết gồng mình cố nén tiếng khóc cứ chực vỡ òa ra", ông phát biểu.

Người Hàn Quốc tạ lỗi trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát Hà My
Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc Kim Hyun Kwon cũng cúi đầu trước tấm bia ghi danh 135 nạn nhân vô tội. Đoàn Hàn Quốc đến lễ tưởng niệm gồm 41 người, là các giáo viên, nhà văn, nhà khoa học...

Quỹ Hòa bình Hàn - Việt cho biết, ông Kim Hyun Kwon là đại biểu Quốc hội đầu tiên của Hàn Quốc đến Việt Nam để xin lỗi các nạn nhân trong các cuộc thảm sát quân đội nước này gây ra.

Người Hàn Quốc tạ lỗi trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát Hà My
"Dù quá khứ có hổ thẹn đến đâu thì sự thật vẫn cần được đưa ra ánh sáng một cách toàn vẹn nhất. Để rút ra từ đây bài học lịch sử cho những sai lầm này không còn lặp lại về sau. Bởi chỉ khi chúng ta thắt một nút kết đúng đắn cho quá khứ thì nút kết ấy mới có thể trở thành bàn đạp của tương lai. Hướng chúng ta về một sự hòa giải và một nền hòa bình chân chính. Xin lỗi. Thành thật xin lỗi", ông Kang U Il nói, trước khi đoàn Hàn Quốc cúi đầu xin lỗi người dân Hà My.

Người Hàn Quốc tạ lỗi trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát Hà My
Đón nhận lòng thành của đoàn Hàn Quốc, người dân Hà My đều mong muốn nhắc lại quá khứ cuộc thảm sát để những người dân Hàn Quốc không phạm lại sai lầm. Đại diện địa phương còn trao tặng cho Quỹ Hòa bình Hàn - Việt một bức tranh thêu khung cảnh đồng quê.

Sau lễ tưởng niệm, người dân trong làng mời đoàn Hàn Quốc cùng ăn chung bữa cơm.

Người Hàn Quốc tạ lỗi trong lễ tưởng niệm vụ thảm sát Hà My
Những năm qua, Quỹ Hòa bình Hàn - Việt đã quyên góp để giúp đỡ người dân ở những vùng bị thảm sát, như tặng xe đạp cho con em địa phương đến trường, trao quà...

Năm vừa qua, Quỹ đã cùng chính quyền địa phương nâng cấp khu bia tưởng niệm ở Hà My với kinh phí 1,5 tỷ đồng.

Nguyễn Đông

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
11871
Số người truy cập:
9091071