VnExpress giới thiệu 5 tội danh liên quan vệ sinh an toàn thực phẩm tại Bộ luật Hình sự 2015, có hiệu lực từ ngày 1/7.
Điều 317: tội Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (xem chi tiết)
Nếu tội Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật hiện hành quy định người chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại nghiêm trọng sức khỏe của người tiêu dùng bị phạt phải đối mặt mức án 1-5 năm, thì tại Bộ Luật Hình sự 2015 tội danh này được quy định chi tiết hơn.
Cụ thể, người sản xuất, chế biến thức ăn nếu phạm 4 lỗi sau sẽ bị phạt tiền 50-200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm:
Thứ nhất, hành vi sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm.
Thứ hai, người sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm.
Thứ ba, người sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm. Cụ thể, những chất này sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm.
Thứ tư, hành vi chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia,... hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm. Việc sử dụng này gây tổn hại cho sức khỏe của một người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%. Hành vi đó khiến người phạm tội thu lợi bất chính từ 50 đến 100 triệu đồng.
Người vi phạm nếu thực hiện các hành vi nói trên có tổ chức, làm chết người, tái phạm nhiều lần, nguy hiểm… khung hình phạt sẽ mở rộng từ 3 đến 20 năm thay vì 3-15 năm như luật cũ. Số tiền bị phạt cũng cao hơn, lên tới 500 triệu đồng.
Người tiêu dùng đang hoang mang trước "ma trận" thực phẩm bẩn. |
Điều 195: tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi. (xem chi tiết)
Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi thuộc một trong các trường hợp: hàng giả trị giá 20-100 triệu đồng, hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng công dụng trị giá 30-150 triệu đồng, hàng giả trị giá dưới 20 triệu nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính, gây thiệt hại 100-500 triệu sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đến một tỷ đồng hoặc phạt tù 1-5 năm.
Mức phạt cao nhất của tội này cũng mở rộng tới 20 năm tù, còn ở luật cũ chỉ 15 năm. Nếu pháp nhân phạm tội trên có thể bị phạt tiền 1-15 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Điều 193: tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (xem chi tiết)
Mức phạt tù 2-5 năm sẽ áp dụng với người sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm.
Người phạm tội sẽ bị phạt tù chung thân nếu thuộc các tình tiết tăng nặng sau: thu lợi bất chính từ 1,5 tỷ đồng trở lên; làm chết 2 người trở lên; gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Đối với tội phạm là pháp nhân thương mại sẽ bị phạt tiền từ 1-18 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn trong 1-3 năm.
Điều 190: tội Sản xuất, buôn bán hàng cấm (xem chi tiết)
Người nào sản xuất, buôn bán hàng hóa mà nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam mà hàng phạm pháp là hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối sẽ bị phạt tiền từ 100 đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
Điều 191: tội Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (xem chi tiết)
Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng hóa mà nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam mà hàng phạm pháp là hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối thì bị phạt tiền 50-300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Bảo HàVnExpress giới thiệu 5 tội danh liên quan vệ sinh an toàn thực phẩm tại Bộ luật Hình sự 2015, có hiệu lực từ ngày 1/7.
Điều 317: tội Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (xem chi tiết)
Nếu tội Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo pháp luật hiện hành quy định người chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại nghiêm trọng sức khỏe của người tiêu dùng bị phạt phải đối mặt mức án 1-5 năm, thì tại Bộ Luật Hình sự 2015 tội danh này được quy định chi tiết hơn.
Cụ thể, người sản xuất, chế biến thức ăn nếu phạm 4 lỗi sau sẽ bị phạt tiền 50-200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm:
Thứ nhất, hành vi sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm.
Thứ hai, người sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm.
Thứ ba, người sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm. Cụ thể, những chất này sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm.
Thứ tư, hành vi chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia,... hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm. Việc sử dụng này gây tổn hại cho sức khỏe của một người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%. Hành vi đó khiến người phạm tội thu lợi bất chính từ 50 đến 100 triệu đồng.
Người vi phạm nếu thực hiện các hành vi nói trên có tổ chức, làm chết người, tái phạm nhiều lần, nguy hiểm… khung hình phạt sẽ mở rộng từ 3 đến 20 năm thay vì 3-15 năm như luật cũ. Số tiền bị phạt cũng cao hơn, lên tới 500 triệu đồng.
muc-phat-voi-nguoi-ban-thuc-phm-bn-theo-quy-dinh-moi
Người tiêu dùng đang hoang mang trước "ma trận" thực phẩm bẩn.
Điều 195: tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi. (xem chi tiết)
Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi thuộc một trong các trường hợp: hàng giả trị giá 20-100 triệu đồng, hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng công dụng trị giá 30-150 triệu đồng, hàng giả trị giá dưới 20 triệu nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính, gây thiệt hại 100-500 triệu sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đến một tỷ đồng hoặc phạt tù 1-5 năm.
Mức phạt cao nhất của tội này cũng mở rộng tới 20 năm tù, còn ở luật cũ chỉ 15 năm. Nếu pháp nhân phạm tội trên có thể bị phạt tiền 1-15 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Điều 193: tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (xem chi tiết)
Mức phạt tù 2-5 năm sẽ áp dụng với người sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm.
Người phạm tội sẽ bị phạt tù chung thân nếu thuộc các tình tiết tăng nặng sau: thu lợi bất chính từ 1,5 tỷ đồng trở lên; làm chết 2 người trở lên; gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Đối với tội phạm là pháp nhân thương mại sẽ bị phạt tiền từ 1-18 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn trong 1-3 năm.
Điều 190: tội Sản xuất, buôn bán hàng cấm (xem chi tiết)
Người nào sản xuất, buôn bán hàng hóa mà nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam mà hàng phạm pháp là hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối sẽ bị phạt tiền từ 100 đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
Điều 191: tội Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (xem chi tiết)
Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng hóa mà nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam mà hàng phạm pháp là hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối thì bị phạt tiền 50-300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Bảo Hà