Ngư dân gác chèo, treo lưới vì họa ‘cá chết’

 Sáng 21/4, hàng chục thuyền cá và thúng chai neo đậu ở cảng cá Cửa Tùng (Vĩnh Linh, Quảng Trị). Không khí vắng vẻ như đang trong mùa mưa bão. Phía cửa biển, hàng dài thuyền cá nối đuôi vào bờ.

ngu-dan-gac-cheo-treo-luoi-vi-hoa-ca-chet

Mớ cá gần 10 kg của ông Hưng không bán được, phải mang về nhà ăn dần. Ảnh:Hoàng Táo

Bỏ biển vì cá chết

Ngư dân Nguyễn Văn Lộc (trú thị trấn Cửa Tùng) vừa cập bờ với ít cá mú, hồng, chai, thiều... Vẻ mặt buồn bã, ông Lộc cho biết chuyến biển ra Cồn Cỏ dự kiến kéo dài 5 ngày, nhưng phải vào bờ sớm hơn 2 ngày. 

“Hôm qua nghe gia đình gọi ra báo cá biển chết nên giá xuống, không ai mua, đành thu lưới vào bờ”, ông Lộc nói. Với chiếc thuyền 12CV, ông Lộc cùng bạn thuyền chọn vùng biển Cồn Cỏ để đánh bắt. Mỗi chuyến đi 5-6 ngày ít nhiều mang về cho họ nguồn thu 5-20 triệu đồng.

Trước tình trạng cá chết, ông Lộc phải tạm nghỉ đánh bắt một vài ngày, “chờ tạm lắng và thêm thông tin rồi mới trở ra biển”. Vợ ông Lộc cho biết thêm, giá cá xuất khẩu rớt xuống còn một nửa, trong khi cá chợ hoàn toàn không ai mua. “Giờ cá đặc sản mà bán rẻ mạt như cá thường”, bà nói.

Xách mớ cá gần chục kg lên bờ, ngư dân Lê Văn Hưng cho hay cá này thường được vợ mang đi bán ở chợ, nhưng nay không ai mua nên mang về ăn. “Nhiều thế này cũng chưa biết làm gì cho hết, nhưng cứ mang về nhà đã”, ông Hưng nói.

Thường ngày, ông Hưng đi biển bằng thúng chai lúc rạng sáng. Lưới cá được thả từ hôm trước, ông ra thu lưới rồi trở về lúc 9-10h. Giờ cá không ai mua, ông đành thu lưới, gác chèo tạm nghỉ.

ngu-dan-gac-cheo-treo-luoi-vi-hoa-ca-chet-1

Nhiều ngư dân kéo lưới lên bờ, tạm nghỉ chờ qua họa "cá chết". Ảnh: Hoàng Táo

Vùng cá chết nằm gần bờ chừng 2-3 km, mực nước biển sâu 20 mét. “Vùng này bình thường nước trong veo, nhưng mấy ngày gần đây thấy sậm màu, nước lạ”, ông Lộc thông tin và nói thêm vùng đánh cá của ông nằm ngoài khơi xa, hoàn toàn không có hiện tượng cá chết nhưng cũng phải chịu chung cảnh ngộ.

Một số ngư dân cho hay nhiều loài cá như chai, thiều... ngày thường sống ở tầng đáy rất khó đánh bắt, nay thả lưới được rất nhiều do cá bơi lên các rặng đá.

Theo ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch UBND thị trấn Cửa Tùng, thông tin cá chết chưa rõ nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến đời sống ngư dân. Nhiều tàu đánh bắt ở vùng biển không có cá chết cũng bán không được. Những ai đã ra biển những ngày qua đều kéo lưới trở về bờ.

Tại thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), nơi đầu tiên phát hiện cá chết vào đầu tháng tư, nhiều ngư dân cũng đang lao đao. Anh Đậu Thanh Tâm (trú thôn Ba Đồn, xã Kỳ Lợi) cho biết, gia đình không có ruộng, chỉ biết làm nghề đi biển để mưu sinh. 3 tuần qua các ngư dân đều rất hoang mang, bởi khi đánh bắt về không bán được.

"Tôi đánh bắt cách bờ biển khoảng 8 hải lý, trung bình mỗi chuyến đi về cũng thu về khoảng 4-5 triệu đồng tiền bán cá, thủy hải sản. Tuy nhiên, mấy chuyến gần đây thì đi về bán không ai mua, người dân bảo thấy cá chết ở nhiều tỉnh nên sợ", anh Tâm nói.

Hộ nuôi thua lỗ, hàng quán ế ẩm

Hiện tượng cá chết không rõ nguyên nhân khiến các hộ nuôi ở thị trấn Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) đứng ngồi không yên. Hướng mắt về những lồng cá trên biển, ông Trần Tấn (45 tuổi) cho hay, vài ngày trước khi cho cá ăn thì phát hiện nhiều loại như mú, vẩu, hồng và bớp đã chết trắng.

Theo ông Tân, tại thôn An Cư Đông và khu vực Lập An có khoảng 100 lồng của 60 hộ nuôi xuất hiện cá chết. “Hơn 20 năm nay, chúng tôi chưa ghi nhận tình trạng như vậy. Mang cá ra chợ bán không ai mua, đành đổ bỏ”, ông Tân nói và cho hay thiệt hại của gia đình từ những lồng cá chết ước tính 50 triệu đồng.

Gần đó, hộ anh Bùi Văn Vũ (40 tuổi) đã đầu tư hàng chục triệu đồng để nuôi nhiều giống cá mang giá trị thương phẩm cao. “Tuy nhiên, chỉ trong một buổi sáng, toàn bộ 2.000 con cá bớp, mú, hồng... trong 4 lồng cá, gần đến mùa thu hoạch chết sạch”, anh Vũ ngậm ngùi.

ngu-dan-gac-cheo-treo-luoi-vi-hoa-ca-chet-2

Anh Bùi Văn Vũ cho biết toàn bộ số cá vẩu, mú, bớp trong lồng đã chết trắng chỉ trong một thời gian ngắn. Ảnh: Đ.Đức

Tại thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), ông Phan Duy Vĩnh, Phó chủ tịch thị xã Kỳ Anh cho hay, ở các xã như Kỳ Lợi, Kỳ Hà, Kỳ Ninh mấy tuần qua lượng cá nuôi bằng lồng trên biển bị chết trắng, số lượng lên tới hơn 37.000 con, ước tính thiệt hại ban đầu 1,5 tỷ đồng.

Ngoài làm nghề đi biển, hơn 20 hộ dân ở thôn Đông Yên (xã Kỳ Lợi, Hà Tĩnh) sống ở khu tái định cư phường Kỳ Phương bỏ cả trăm triệu đồng mở quán kinh doanh thủy hải sản. Mấy ngày qua, cá chết hàng loạt dạt vào bờ biển, người dân quay lưng khiến hàng quán vắng tanh.

"Từ ngày xảy ra cá chết, lượng khách đến quán ít hẳn, thỉnh thoảng mới có một vài người ghé qua, nhưng ăn uống họ cũng rất dè chừng", một chủ kinh doanh hải sản ở phường Kỳ Phương nói và cho hay quán mới mở nhưng vốn chưa thu hồi được bao nhiêu, nay lại đối mặt với thua lỗ.

Xung quanh khu vực chợ ở phường Kỳ Phương, người dân rất dè dặt khi mua cá, đa số chọn các loại thực phẩm khác. Một số hộ nuôi phần vì tiếc công, tiếc của, và muốn gỡ gạc thêm chút ít nên đã chở cá ra trung tâm thị xã, hoặc vùng khác bán với giá rẻ, nhưng đều phải mang về, bởi ai cũng cho rằng cá bị nhiễm độc ăn vào sợ nguy hiểm.

bo-sung-ca-chet-o-ha-tinh

Người dân khu tái định cư phường Kỳ Phương (thị xã Kỳ Anh) neo thuyền, đứng từ trong quán nhìn ra biển than thở sẽ đối mặt với nợ nần khi tình trạng cá chết cứ kéo dài. Ảnh: Đức Hùng

Trước hiện tượng này nhiều người dân đã kiến nghị rằng việc xả thải ra biển của nhà máy nhiệt điện ở công trường Fomorsa (Khu kinh tế Vũng Áng) là nguyên nhân khiến cá chết. Tuy nhiên, trả lời VnExpress, một lãnh đạo của Formosa lập luận cá chết không liên quan tới công ty, bởi hiện tại nhà máy nhiệt điện chưa đi vào vận hành.

"Chúng tôi đã lấy mẫu nước thải, mẫu cá, mẫu nước biển để về kiểm tra thẩm định. Ngoài ra, công an môi trường của tỉnh cũng đã vào cuộc kiểm tra tất cả hệ thống thoát nước trên địa bàn", ông Phan Duy Vĩnh, Phó chủ tịch thị xã Kỳ Anh nói và cho rằng cần sớm tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra giải pháp chấm dứt tình trạng cá chết, tránh để hệ lụy, gây hoang mang cho người dân.

Hiện tượng cá chết ban đầu được ghi nhận ở các lồng bè nuôi trên biển, gần khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vào đầu tháng tư. Sau đó cá biển tự nhiên, cá nuôi lồng bè và cá hồ ven biển của Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đồng loạt chết. Mỗi ngày, ngư dân thu gom được hàng tấn cá chết, mỗi con trọng lượng từ vài lạng tới 50 kg.

Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc) qua kiểm tra môi trường nước, tác nhân gây bệnh, kết luận các yếu tố thông thường và khí độc do phân hủy hữu cơ không phải là nguyên nhân khiến cá chết.

Sở Nông nghiệp Quảng Bình có kết luận cá chết do có "yếu tố gây độc trong nước", nhưng chưa xác định được chất độc cụ thể.

Trong hôm nay và ngày mai, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế để kiểm tra tình trạng cá chết hàng loạt.

Hoàng Táo - Đức Hùng - Đắc ĐứcSáng 21/4, hàng chục thuyền cá và thúng chai neo đậu ở cảng cá Cửa Tùng (Vĩnh Linh, Quảng Trị). Không khí vắng vẻ như đang trong mùa mưa bão. Phía cửa biển, hàng dài thuyền cá nối đuôi vào bờ.

ngu-dan-gac-cheo-treo-luoi-vi-hoa-ca-chet
Mớ cá gần 10 kg của ông Hưng không bán được, phải mang về nhà ăn dần. Ảnh: Hoàng Táo
Bỏ biển vì cá chết

Ngư dân Nguyễn Văn Lộc (trú thị trấn Cửa Tùng) vừa cập bờ với ít cá mú, hồng, chai, thiều... Vẻ mặt buồn bã, ông Lộc cho biết chuyến biển ra Cồn Cỏ dự kiến kéo dài 5 ngày, nhưng phải vào bờ sớm hơn 2 ngày.

“Hôm qua nghe gia đình gọi ra báo cá biển chết nên giá xuống, không ai mua, đành thu lưới vào bờ”, ông Lộc nói. Với chiếc thuyền 12CV, ông Lộc cùng bạn thuyền chọn vùng biển Cồn Cỏ để đánh bắt. Mỗi chuyến đi 5-6 ngày ít nhiều mang về cho họ nguồn thu 5-20 triệu đồng.

Trước tình trạng cá chết, ông Lộc phải tạm nghỉ đánh bắt một vài ngày, “chờ tạm lắng và thêm thông tin rồi mới trở ra biển”. Vợ ông Lộc cho biết thêm, giá cá xuất khẩu rớt xuống còn một nửa, trong khi cá chợ hoàn toàn không ai mua. “Giờ cá đặc sản mà bán rẻ mạt như cá thường”, bà nói.

Xách mớ cá gần chục kg lên bờ, ngư dân Lê Văn Hưng cho hay cá này thường được vợ mang đi bán ở chợ, nhưng nay không ai mua nên mang về ăn. “Nhiều thế này cũng chưa biết làm gì cho hết, nhưng cứ mang về nhà đã”, ông Hưng nói.

Thường ngày, ông Hưng đi biển bằng thúng chai lúc rạng sáng. Lưới cá được thả từ hôm trước, ông ra thu lưới rồi trở về lúc 9-10h. Giờ cá không ai mua, ông đành thu lưới, gác chèo tạm nghỉ.

ngu-dan-gac-cheo-treo-luoi-vi-hoa-ca-chet-1
Nhiều ngư dân kéo lưới lên bờ, tạm nghỉ chờ qua họa "cá chết". Ảnh: Hoàng Táo
Vùng cá chết nằm gần bờ chừng 2-3 km, mực nước biển sâu 20 mét. “Vùng này bình thường nước trong veo, nhưng mấy ngày gần đây thấy sậm màu, nước lạ”, ông Lộc thông tin và nói thêm vùng đánh cá của ông nằm ngoài khơi xa, hoàn toàn không có hiện tượng cá chết nhưng cũng phải chịu chung cảnh ngộ.

Một số ngư dân cho hay nhiều loài cá như chai, thiều... ngày thường sống ở tầng đáy rất khó đánh bắt, nay thả lưới được rất nhiều do cá bơi lên các rặng đá.

Theo ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch UBND thị trấn Cửa Tùng, thông tin cá chết chưa rõ nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến đời sống ngư dân. Nhiều tàu đánh bắt ở vùng biển không có cá chết cũng bán không được. Những ai đã ra biển những ngày qua đều kéo lưới trở về bờ.

Tại thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), nơi đầu tiên phát hiện cá chết vào đầu tháng tư, nhiều ngư dân cũng đang lao đao. Anh Đậu Thanh Tâm (trú thôn Ba Đồn, xã Kỳ Lợi) cho biết, gia đình không có ruộng, chỉ biết làm nghề đi biển để mưu sinh. 3 tuần qua các ngư dân đều rất hoang mang, bởi khi đánh bắt về không bán được.

"Tôi đánh bắt cách bờ biển khoảng 8 hải lý, trung bình mỗi chuyến đi về cũng thu về khoảng 4-5 triệu đồng tiền bán cá, thủy hải sản. Tuy nhiên, mấy chuyến gần đây thì đi về bán không ai mua, người dân bảo thấy cá chết ở nhiều tỉnh nên sợ", anh Tâm nói.

Hộ nuôi thua lỗ, hàng quán ế ẩm

Hiện tượng cá chết không rõ nguyên nhân khiến các hộ nuôi ở thị trấn Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) đứng ngồi không yên. Hướng mắt về những lồng cá trên biển, ông Trần Tấn (45 tuổi) cho hay, vài ngày trước khi cho cá ăn thì phát hiện nhiều loại như mú, vẩu, hồng và bớp đã chết trắng.

Theo ông Tân, tại thôn An Cư Đông và khu vực Lập An có khoảng 100 lồng của 60 hộ nuôi xuất hiện cá chết. “Hơn 20 năm nay, chúng tôi chưa ghi nhận tình trạng như vậy. Mang cá ra chợ bán không ai mua, đành đổ bỏ”, ông Tân nói và cho hay thiệt hại của gia đình từ những lồng cá chết ước tính 50 triệu đồng.

Gần đó, hộ anh Bùi Văn Vũ (40 tuổi) đã đầu tư hàng chục triệu đồng để nuôi nhiều giống cá mang giá trị thương phẩm cao. “Tuy nhiên, chỉ trong một buổi sáng, toàn bộ 2.000 con cá bớp, mú, hồng... trong 4 lồng cá, gần đến mùa thu hoạch chết sạch”, anh Vũ ngậm ngùi.

ngu-dan-gac-cheo-treo-luoi-vi-hoa-ca-chet-2
Anh Bùi Văn Vũ cho biết toàn bộ số cá vẩu, mú, bớp trong lồng đã chết trắng chỉ trong một thời gian ngắn. Ảnh: Đ.Đức
Tại thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), ông Phan Duy Vĩnh, Phó chủ tịch thị xã Kỳ Anh cho hay, ở các xã như Kỳ Lợi, Kỳ Hà, Kỳ Ninh mấy tuần qua lượng cá nuôi bằng lồng trên biển bị chết trắng, số lượng lên tới hơn 37.000 con, ước tính thiệt hại ban đầu 1,5 tỷ đồng.

Ngoài làm nghề đi biển, hơn 20 hộ dân ở thôn Đông Yên (xã Kỳ Lợi, Hà Tĩnh) sống ở khu tái định cư phường Kỳ Phương bỏ cả trăm triệu đồng mở quán kinh doanh thủy hải sản. Mấy ngày qua, cá chết hàng loạt dạt vào bờ biển, người dân quay lưng khiến hàng quán vắng tanh.

"Từ ngày xảy ra cá chết, lượng khách đến quán ít hẳn, thỉnh thoảng mới có một vài người ghé qua, nhưng ăn uống họ cũng rất dè chừng", một chủ kinh doanh hải sản ở phường Kỳ Phương nói và cho hay quán mới mở nhưng vốn chưa thu hồi được bao nhiêu, nay lại đối mặt với thua lỗ.

Xung quanh khu vực chợ ở phường Kỳ Phương, người dân rất dè dặt khi mua cá, đa số chọn các loại thực phẩm khác. Một số hộ nuôi phần vì tiếc công, tiếc của, và muốn gỡ gạc thêm chút ít nên đã chở cá ra trung tâm thị xã, hoặc vùng khác bán với giá rẻ, nhưng đều phải mang về, bởi ai cũng cho rằng cá bị nhiễm độc ăn vào sợ nguy hiểm.

bo-sung-ca-chet-o-ha-tinh
Người dân khu tái định cư phường Kỳ Phương (thị xã Kỳ Anh) neo thuyền, đứng từ trong quán nhìn ra biển than thở sẽ đối mặt với nợ nần khi tình trạng cá chết cứ kéo dài. Ảnh: Đức Hùng
Trước hiện tượng này nhiều người dân đã kiến nghị rằng việc xả thải ra biển của nhà máy nhiệt điện ở công trường Fomorsa (Khu kinh tế Vũng Áng) là nguyên nhân khiến cá chết. Tuy nhiên, trả lời VnExpress, một lãnh đạo của Formosa lập luận cá chết không liên quan tới công ty, bởi hiện tại nhà máy nhiệt điện chưa đi vào vận hành.

"Chúng tôi đã lấy mẫu nước thải, mẫu cá, mẫu nước biển để về kiểm tra thẩm định. Ngoài ra, công an môi trường của tỉnh cũng đã vào cuộc kiểm tra tất cả hệ thống thoát nước trên địa bàn", ông Phan Duy Vĩnh, Phó chủ tịch thị xã Kỳ Anh nói và cho rằng cần sớm tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra giải pháp chấm dứt tình trạng cá chết, tránh để hệ lụy, gây hoang mang cho người dân.

Hiện tượng cá chết ban đầu được ghi nhận ở các lồng bè nuôi trên biển, gần khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vào đầu tháng tư. Sau đó cá biển tự nhiên, cá nuôi lồng bè và cá hồ ven biển của Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đồng loạt chết. Mỗi ngày, ngư dân thu gom được hàng tấn cá chết, mỗi con trọng lượng từ vài lạng tới 50 kg.

Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc) qua kiểm tra môi trường nước, tác nhân gây bệnh, kết luận các yếu tố thông thường và khí độc do phân hủy hữu cơ không phải là nguyên nhân khiến cá chết.

Sở Nông nghiệp Quảng Bình có kết luận cá chết do có "yếu tố gây độc trong nước", nhưng chưa xác định được chất độc cụ thể.

Trong hôm nay và ngày mai, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế để kiểm tra tình trạng cá chết hàng loạt.

Hoàng Táo - Đức Hùng - Đắc ĐứcSáng 21/4, hàng chục thuyền cá và thúng chai neo đậu ở cảng cá Cửa Tùng (Vĩnh Linh, Quảng Trị). Không khí vắng vẻ như đang trong mùa mưa bão. Phía cửa biển, hàng dài thuyền cá nối đuôi vào bờ.

ngu-dan-gac-cheo-treo-luoi-vi-hoa-ca-chet
Mớ cá gần 10 kg của ông Hưng không bán được, phải mang về nhà ăn dần. Ảnh: Hoàng Táo
Bỏ biển vì cá chết

Ngư dân Nguyễn Văn Lộc (trú thị trấn Cửa Tùng) vừa cập bờ với ít cá mú, hồng, chai, thiều... Vẻ mặt buồn bã, ông Lộc cho biết chuyến biển ra Cồn Cỏ dự kiến kéo dài 5 ngày, nhưng phải vào bờ sớm hơn 2 ngày.

“Hôm qua nghe gia đình gọi ra báo cá biển chết nên giá xuống, không ai mua, đành thu lưới vào bờ”, ông Lộc nói. Với chiếc thuyền 12CV, ông Lộc cùng bạn thuyền chọn vùng biển Cồn Cỏ để đánh bắt. Mỗi chuyến đi 5-6 ngày ít nhiều mang về cho họ nguồn thu 5-20 triệu đồng.

Trước tình trạng cá chết, ông Lộc phải tạm nghỉ đánh bắt một vài ngày, “chờ tạm lắng và thêm thông tin rồi mới trở ra biển”. Vợ ông Lộc cho biết thêm, giá cá xuất khẩu rớt xuống còn một nửa, trong khi cá chợ hoàn toàn không ai mua. “Giờ cá đặc sản mà bán rẻ mạt như cá thường”, bà nói.

Xách mớ cá gần chục kg lên bờ, ngư dân Lê Văn Hưng cho hay cá này thường được vợ mang đi bán ở chợ, nhưng nay không ai mua nên mang về ăn. “Nhiều thế này cũng chưa biết làm gì cho hết, nhưng cứ mang về nhà đã”, ông Hưng nói.

Thường ngày, ông Hưng đi biển bằng thúng chai lúc rạng sáng. Lưới cá được thả từ hôm trước, ông ra thu lưới rồi trở về lúc 9-10h. Giờ cá không ai mua, ông đành thu lưới, gác chèo tạm nghỉ.

ngu-dan-gac-cheo-treo-luoi-vi-hoa-ca-chet-1
Nhiều ngư dân kéo lưới lên bờ, tạm nghỉ chờ qua họa "cá chết". Ảnh: Hoàng Táo
Vùng cá chết nằm gần bờ chừng 2-3 km, mực nước biển sâu 20 mét. “Vùng này bình thường nước trong veo, nhưng mấy ngày gần đây thấy sậm màu, nước lạ”, ông Lộc thông tin và nói thêm vùng đánh cá của ông nằm ngoài khơi xa, hoàn toàn không có hiện tượng cá chết nhưng cũng phải chịu chung cảnh ngộ.

Một số ngư dân cho hay nhiều loài cá như chai, thiều... ngày thường sống ở tầng đáy rất khó đánh bắt, nay thả lưới được rất nhiều do cá bơi lên các rặng đá.

Theo ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch UBND thị trấn Cửa Tùng, thông tin cá chết chưa rõ nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến đời sống ngư dân. Nhiều tàu đánh bắt ở vùng biển không có cá chết cũng bán không được. Những ai đã ra biển những ngày qua đều kéo lưới trở về bờ.

Tại thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), nơi đầu tiên phát hiện cá chết vào đầu tháng tư, nhiều ngư dân cũng đang lao đao. Anh Đậu Thanh Tâm (trú thôn Ba Đồn, xã Kỳ Lợi) cho biết, gia đình không có ruộng, chỉ biết làm nghề đi biển để mưu sinh. 3 tuần qua các ngư dân đều rất hoang mang, bởi khi đánh bắt về không bán được.

"Tôi đánh bắt cách bờ biển khoảng 8 hải lý, trung bình mỗi chuyến đi về cũng thu về khoảng 4-5 triệu đồng tiền bán cá, thủy hải sản. Tuy nhiên, mấy chuyến gần đây thì đi về bán không ai mua, người dân bảo thấy cá chết ở nhiều tỉnh nên sợ", anh Tâm nói.

Hộ nuôi thua lỗ, hàng quán ế ẩm

Hiện tượng cá chết không rõ nguyên nhân khiến các hộ nuôi ở thị trấn Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) đứng ngồi không yên. Hướng mắt về những lồng cá trên biển, ông Trần Tấn (45 tuổi) cho hay, vài ngày trước khi cho cá ăn thì phát hiện nhiều loại như mú, vẩu, hồng và bớp đã chết trắng.

Theo ông Tân, tại thôn An Cư Đông và khu vực Lập An có khoảng 100 lồng của 60 hộ nuôi xuất hiện cá chết. “Hơn 20 năm nay, chúng tôi chưa ghi nhận tình trạng như vậy. Mang cá ra chợ bán không ai mua, đành đổ bỏ”, ông Tân nói và cho hay thiệt hại của gia đình từ những lồng cá chết ước tính 50 triệu đồng.

Gần đó, hộ anh Bùi Văn Vũ (40 tuổi) đã đầu tư hàng chục triệu đồng để nuôi nhiều giống cá mang giá trị thương phẩm cao. “Tuy nhiên, chỉ trong một buổi sáng, toàn bộ 2.000 con cá bớp, mú, hồng... trong 4 lồng cá, gần đến mùa thu hoạch chết sạch”, anh Vũ ngậm ngùi.

ngu-dan-gac-cheo-treo-luoi-vi-hoa-ca-chet-2
Anh Bùi Văn Vũ cho biết toàn bộ số cá vẩu, mú, bớp trong lồng đã chết trắng chỉ trong một thời gian ngắn. Ảnh: Đ.Đức
Tại thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), ông Phan Duy Vĩnh, Phó chủ tịch thị xã Kỳ Anh cho hay, ở các xã như Kỳ Lợi, Kỳ Hà, Kỳ Ninh mấy tuần qua lượng cá nuôi bằng lồng trên biển bị chết trắng, số lượng lên tới hơn 37.000 con, ước tính thiệt hại ban đầu 1,5 tỷ đồng.

Ngoài làm nghề đi biển, hơn 20 hộ dân ở thôn Đông Yên (xã Kỳ Lợi, Hà Tĩnh) sống ở khu tái định cư phường Kỳ Phương bỏ cả trăm triệu đồng mở quán kinh doanh thủy hải sản. Mấy ngày qua, cá chết hàng loạt dạt vào bờ biển, người dân quay lưng khiến hàng quán vắng tanh.

"Từ ngày xảy ra cá chết, lượng khách đến quán ít hẳn, thỉnh thoảng mới có một vài người ghé qua, nhưng ăn uống họ cũng rất dè chừng", một chủ kinh doanh hải sản ở phường Kỳ Phương nói và cho hay quán mới mở nhưng vốn chưa thu hồi được bao nhiêu, nay lại đối mặt với thua lỗ.

Xung quanh khu vực chợ ở phường Kỳ Phương, người dân rất dè dặt khi mua cá, đa số chọn các loại thực phẩm khác. Một số hộ nuôi phần vì tiếc công, tiếc của, và muốn gỡ gạc thêm chút ít nên đã chở cá ra trung tâm thị xã, hoặc vùng khác bán với giá rẻ, nhưng đều phải mang về, bởi ai cũng cho rằng cá bị nhiễm độc ăn vào sợ nguy hiểm.

bo-sung-ca-chet-o-ha-tinh
Người dân khu tái định cư phường Kỳ Phương (thị xã Kỳ Anh) neo thuyền, đứng từ trong quán nhìn ra biển than thở sẽ đối mặt với nợ nần khi tình trạng cá chết cứ kéo dài. Ảnh: Đức Hùng
Trước hiện tượng này nhiều người dân đã kiến nghị rằng việc xả thải ra biển của nhà máy nhiệt điện ở công trường Fomorsa (Khu kinh tế Vũng Áng) là nguyên nhân khiến cá chết. Tuy nhiên, trả lời VnExpress, một lãnh đạo của Formosa lập luận cá chết không liên quan tới công ty, bởi hiện tại nhà máy nhiệt điện chưa đi vào vận hành.

"Chúng tôi đã lấy mẫu nước thải, mẫu cá, mẫu nước biển để về kiểm tra thẩm định. Ngoài ra, công an môi trường của tỉnh cũng đã vào cuộc kiểm tra tất cả hệ thống thoát nước trên địa bàn", ông Phan Duy Vĩnh, Phó chủ tịch thị xã Kỳ Anh nói và cho rằng cần sớm tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra giải pháp chấm dứt tình trạng cá chết, tránh để hệ lụy, gây hoang mang cho người dân.

Hiện tượng cá chết ban đầu được ghi nhận ở các lồng bè nuôi trên biển, gần khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vào đầu tháng tư. Sau đó cá biển tự nhiên, cá nuôi lồng bè và cá hồ ven biển của Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đồng loạt chết. Mỗi ngày, ngư dân thu gom được hàng tấn cá chết, mỗi con trọng lượng từ vài lạng tới 50 kg.

Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc) qua kiểm tra môi trường nước, tác nhân gây bệnh, kết luận các yếu tố thông thường và khí độc do phân hủy hữu cơ không phải là nguyên nhân khiến cá chết.

Sở Nông nghiệp Quảng Bình có kết luận cá chết do có "yếu tố gây độc trong nước", nhưng chưa xác định được chất độc cụ thể.

Trong hôm nay và ngày mai, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế để kiểm tra tình trạng cá chết hàng loạt.

Hoàng Táo - Đức Hùng - Đắc Đức


Giày Đại Phát solution
Số người online:
17755
Số người truy cập:
7496129