Nếu tính đủ, giá xăng dầu sẽ tăng đến 6.000 đồng/ lít

  Với thông tin, mức đã điều chỉnh vừa qua chỉ bằng 12,56% - 40,95% mức đáng ra phải điều chỉnh, như vậy là doanh nghiệp vẫn lỗ và sẽ còn tăng giá nữa?

- Thực ra, mức còn thiếu ở đây chính là thuế mà đáng lẽ Nhà nước phải thu. Mức còn thiếu, chưa tính đủ trong giá bán lẻ xăng không phải là khoảng "trống" còn lỗ của doanh nghiệp như nhiều người đang hiểu.

Hiện tại, trong giá cơ sở xăng dầu, chỉ có các yếu tố như giá nhập khẩu thế giới, tỷ giá, chi phí lưu thông, các mức thuế VAT, tiêu thụ đặc biệt... nhưng riêng thuế nhập khẩu là không tính, thuế suất còn 0%. Nếu tính đủ cả mức thuế theo "barem" của Nhà nước vào trong đợt điều chỉnh vừa qua, giá bán lẻ xăng dầu sẽ phải tăng khoảng 4.500 - 6.000 đồng/ lít.  Theo quy định, thuế nhập khẩu xăng dầu kịch trần là 35%, có loại dầu là 25%.

Bộ Tài chính luôn nói, mức đáng lẽ phải tăng là mức cao hơn giá điều chỉnh, hoặc mức đã điều chỉnh chỉ bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định mức phải tăng. Nhiều ý kiến của các chuyên gia kinh tế cho rằng, như vậy là Bộ Tài chính đang nói hộ doanh nghiệp mà không đứng về phía người dân. Ông có ý kiến gì về điều này?

Tôi khẳng định, Nhà nước đang đứng về toàn bộ nền kinh tế, trong đó, có mục tiêu kinh tế vĩ mô, có quyền lợi của người tiêu dùng và có quyền lợi của doanh nghiệp. Nhà nước đang đứng ra, làm một việc là lùi thuế về 0%, chứ có nghĩ tới quyền lợi của Nhà nước.

Làm vậy là để giá không tăng cao qua, kiềm chế lạm phát, giảm bớt được khó khăn cho đời sống người tiêu dùng. Còn doanh nghiệp, chúng ta vẫn cần đảm bảo bù đắp chi phí, để có điều kiện mua bán, kinh doanh bình thường, thì họ mới đảm bảo cung cầu, an ninh năng lượng.

Ông có ý kiến gì khi nhiều người dân cảm thấy sốc, choáng với mức tăng giá cao của đợt điều chỉnh này?

Tăng giá xăng dầu sẽ tác động vào đời sống, sản xuất. Với mức tăng của xăng khoảng 10%, bình quân tổng tăng xăng dầu vào khoảng 7,3% sẽ tác động chỉ số giá tiêu dùng là 0,85, cả vòng 1 và vòng 2. Ở đây, quan trọng nhất là tác động vào sản xuất. Bộ Tài chính sẽ có giải pháp kiểm tra, kiểm soát để doanh nghiệp không lợi dụng giá xăng dầu để tăng mạnh giá sản phẩm hàng hóa.

Ví dụ, với doanh nghiệp vận tải ô tô, 40% giá cước của họ là xăng dầu. Nếu bình quân giá xăng dầu tăng 7,3% thì họ chỉ được tăng 3% giá cước thôi. Nếu họ lại tăng 7% thì tức là họ tăng sai. Bộ Tài chính sẽ kiểm soát việc đó.

- Tại sao trước đây, 21/2, Bộ Tài chính không lựa chọn việc tăng giá ở mức nhẹ, 500- 1000 đồng/ lít trước mà giảm thuế trước? Điều này đã khiến cho sức ép điều chỉnh giá dồn lên vào cùng thời điểm này, làm cho mức tăng giá là mức cao, khó chấp nhận. Ông có ý kiến gì?

Không phải chúng tôi không nghĩ tới giải pháp đó. Nếu chúng ta thực hiện đúng Nghị định 84 về cơ chế kinh doanh xăng dầu theo thị trường, biến động giá cơ sở dưới 7%, doanh nghiệp được điều chỉnh thì điều đó sẽ là bình thường.

Nhưng khi mới áp dụng Nghị định này, dư luận lại bảo chúng tôi tăng nhiều quá, tăng dồn dập, tác động tâm lý người tiêu dùng, tác động cả giới sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cũng có thể chưa quen ứng xử với việc giá xăng dầu cần bám sát giá thị trường thế giới như vậy. Cho nên, chúng ta lại lùi thực hiện Nghị định 84.

Đáng nhẽ, chúng ta thực hiện tốt cơ chế này khi nó có hiệu lực từ đầu năm 2010, thì câu chuyện nín quá lâu để rồi giá xăng dầu lại bùng lên sẽ không xảy ra. Vừa rồi, giảm thuế, sử dụng Quỹ là để kiềm chế tốc độ giá thế giới tác động vào giá trong nước.

Kinh tế thế giới 2012 từng có dự báo cung cầu xăng dầu bình thường, như nhiều nhà dự báo nói giá dầu thô xoay quanh 105-112 USD/ thùng, không cao hơn giá năm ngoái là bao nhiêu. Thế nhưng đầu năm nay, mặt hàng này chịu ảnh hưởng lớn từ yếu tố chính trị không bình thường. Nước xuất khẩu dầu mỏ còn "dọa" có chiến tranh, giá dầu thô còn tăng tới 200 USD/ thùng thì không biết đâu mà lần.

Vừa qua là trong dịp Tết, giai đoạn giá thường tăng cao, sức ép tiền cung ra nhiều, sức mua tăng  nên chúng tôi phải bình ổn giá xăng dầu trước, bằng việc sử dụng thuế, Quỹ, bình ổn giá, từ đó không gây ra tác động bất lợi tới lạm phát đầu năm.

- Có nhiều ý kiến cho rằng, việc tính toán chu kỳ giá xăng dầu bình quân 30 ngày đang chưa rõ ràng về thời điểm bắt đầu và thời điểm cuối. Chênh lệch giá cơ sở và giá bán lẻ có thể sẽ tăng hoặc giảm đi còn do việc chọn khoảng đầu - cuối của chu kỳ này, ảnh hưởng tới căn cứ điều chỉnh giá. Vậy tiếp theo, căn cứ này sẽ được tính như thế nào?

Giá bình quân 30 ngày làm cơ sở tăng giá xăng dầu vừa qua là tính từ 5/2 đến 5/3. Có thể, 30 ngày tiếp theo sẽ được tính là so với điểm mốc ngày 5/3. Nhưng 10 ngày tới, thị trường có biến động thì chúng tôi có thể tính từ ngày hiện tại trở về ngày 30 trước. Ví dụ, tính từ hôm nay (8/3), 10 ngày tới là ngày 18/3 có biến động mạnh trên thị trường xăng dầu thế giới, chúng tôi có thể tính chu kỳ 30 ngày là từ ngày 18/3 trở lại ngày thứ 30 trước đó.

- Nếu giá thế giới sắp tới bớt căng thẳng, Bộ Tài chính sẽ ưu tiên yếu tố nào cho doanh nghiệp xăng dầu, như quỹ, thuế, hay giá?

Khi có điều kiện thuận lợi như vậy, giá thế giới giảm, chúng tôi sẽ ưu tiên số 1 là giảm mức sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Ngoài ra, việc điều hành giá sẽ kết hợp với hai biện pháp khác là thu thuế hợp lý, có điều kiện nữa là giảm giá bán lẻ.

- Quỹ bình ổn được đưa ra sử dụng như một công cụ điều tiết của Nhà nước đối với giá bán lẻ xăng dầu nhưng nhiều doanh nghiệp phản ứng cho rằng, sử dụng Quỹ như hiện nay là đang đẽo vào vốn của doanh nghiệp, không có tác dụng bù lỗ thực sự?

Quỹ bình ổn giá xăng dầu hiện nay là không còn đồng nào. Hiện, chúng tôi cho các doanh nghiệp sử dụng Quỹ và vẫn tiếp tục trích Quỹ đề bù vào thời gian qua. Như Petrolimex báo cáo họ âm 73 tỉ đồng.

Việc trích âm như vậy sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp về vốn, nhưng họ yên tâm rằng, vẫn có một khoản của Nhà nước cho phép sử dụng, chính là Quỹ bình ổn. Về chính sách mà không có công cụ này, bảo doanh nghiệp không được điều chỉnh giá thì doanh nghiệp sẽ rất khó khăn. Chúng ta cũng đã có giai đoạn Quỹ hết, nhưng vẫn cho sử dụng rồi trích bù vào Quỹ sau.

- Giá điện, than cũng sẽ tăng, cùng với đà tăng của xăng dầu, gas hiện nay, ông có lo ngại thế nào về mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 2 con số?

Đây là mục tiêu phải phấn đầu quyết liệt, nhưng có nhiều khó khăn. Việc này đòi hỏi các giải pháp đề ra ở Nghị quyết 01, các giải pháp kiềm chế lạm phát từ tài khóa, tiền tệ, xuất nhập khẩu, kiềm chế nhập siêu cũng phải đồng bộ.

Còn về việc thị trường hóa, lộ trình phải phù hợp theo các bước đi, phù hợp mục tiêu kiềm chế lạm phát. Nếu giờ, tính theo cách như giá điện tính đủ 23.000 tỉ treo từ năm trước vào thì giá điện sẽ tăng rất cao. Giá than  bán cho điện mà tính theo nguyên tắc bằng 90% giá xuất khẩu thì giá than sẽ phải tăng lên gấp 4 lần so với hiện nay.

Cứ tính đủ theo quy định như thế thì giá sẽ tăng rất cao. Còn như mức giá hiện nay, chính là nhờ các yếu tố giải pháp chính sách kiềm chế lạm phát.

Về vai trò của nhà máy lọc dầu Dung Quất trong việc bình ổn giá xăng dầu, thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho hay, nhà máy chỉ đảm bảo cung ứng 30% thị trường xăng dầu trong nước, góp phần đáp ứng ổn định lượng cung. Tuy nhiên, giá của xăng dầu Dung Quất vẫn phải theo giá thế giới, ngay cả toàn bộ chi phí đầu vào của nhà máy này cũng là theo giá thế giới.

 

Trả lời câu hỏi, giá xăng tăng tới gần 23000 đồng/ lít  như vậy có cao không, thứ trưởng Mai cho rằng,  việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu lần này đã xem xét kỹ trên cơ sở tính giá bình quân 30 ngày. Nhà nước đã chia sẻ với người dân thông qua việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu lùi về 0%, Tổ điều hành Liên Bộ đã cân nhắc kỹ lưỡng khi tăng giá xăng dầu với mục tiêu kiềm chế lạm phát, theo Nghị quyết của Chính phủ là đảm bảo dưới 2 con số.

Sau khi điều chỉnh tăng giá xăng như vậy, với chức năng quản lý của mình Bộ Tài chính sẽ tăng cường kiểm tra, thanh tra về giá trong đó có giá xăng dầu, các mặt hàng thiết yếu, để công khai minh bạch, hạn chế việc lợi dụng "té nước theo mưa", bà Mai cam kết.


Giày Đại Phát solution
Số người online:
25769
Số người truy cập:
9254953