Mọi phiên tòa sẽ được 2 camera ghi hình

 Triển khai kế hoạch nối mạng trực tuyến từ phòng xử án đã được ngành tòa án và VKS thống nhất, từ đầu tháng 4 mỗi phòng xử án sẽ được lắp 2 camera. Trong đó, một chiếc hướng về phía bị cáo và các thành phần tham dự phiên tòa, chiếc còn ghi hình chủ tọa, thẩm phán, hội đồng nhân dân, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa, luật sư bào chữa…

VKSND Tối cao yêu cầu hình ảnh, âm thanh phải được thu lại trung thực, truyền trực tuyến về trung tâm điều khiển nối với máy chủ. Chánh án các tòa, viện trưởng VKS, Ban Cải cách tư pháp, Ban Nội chính… được quyền theo dõi diễn biến từ xa các phiên xử.

moi-phien-toa-se-duoc-2-camera-ghi-hinh

Việc lắp camera theo công văn của VKSNDTC được kỳ vọng là một giải pháp chống oan sai trong xét xử. Ảnh: Hồng Vân.

Luật sư Vũ Tiến Vinh (Giám đốc Công ty Luật Bảo An, Hà Nội) đánh giá quy định này là cần thiết, tính khả thi cao. Trên thực tế nhiều phòng xử đã được lắp camera, song quy mô chưa trên diện rộng.

Theo luật sư, iệc này được "luật hóa" sẽ giúp Chánh án TAND và Viện trưởng VKS có thể theo dõi việc xét xử của cấp dưới mà không cần dự phiên tòa. Trường hợp bận, lãnh đạo có thể xem lại. Qua việc theo dõi cấp dưới làm việc, người đứng đầu VKS, tòa án sẽ có thêm thông tin để đánh giá năng lực thẩm phán, góp phần hiệu quả trong việc hạn chế oan sai, tránh "mớm cung" khi thẩm vấn.

"Nếu tạị phiên phúc thẩm bị cáo phản cung thì đây là nguồn chứng cứ rất quan trọng để xác định lời khai nhận tội ở phiên tòa sơ thẩm có cơ sở tin cậy hay không", ông Vinh nêu quan điểm.

Luật sư đề xuất, nếu đưa nội dung ghi hình qua camera vào hồ sơ và coi là chứng cứ sẽ giúp thẩm phán, kiểm sát viên giải quyết vụ án ở trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm có thể xem lại diễn biến các phiên xử trước đó để ra phán quyết chính xác.

>> Xem thêm: Án oan chấn động do nghi can không được 'quyền im lặng'

Bảo HàTriển khai kế hoạch nối mạng trực tuyến từ phòng xử án đã được ngành tòa án và VKS thống nhất, từ đầu tháng 4 mỗi phòng xử án sẽ được lắp 2 camera. Trong đó, một chiếc hướng về phía bị cáo và các thành phần tham dự phiên tòa, chiếc còn ghi hình chủ tọa, thẩm phán, hội đồng nhân dân, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa, luật sư bào chữa…

VKSND Tối cao yêu cầu hình ảnh, âm thanh phải được thu lại trung thực, truyền trực tuyến về trung tâm điều khiển nối với máy chủ. Chánh án các tòa, viện trưởng VKS, Ban Cải cách tư pháp, Ban Nội chính… được quyền theo dõi diễn biến từ xa các phiên xử.

moi-phien-toa-se-duoc-2-camera-ghi-hinh
Việc lắp camera theo công văn của VKSNDTC được kỳ vọng là một giải pháp chống oan sai trong xét xử. Ảnh: Hồng Vân.
Luật sư Vũ Tiến Vinh (Giám đốc Công ty Luật Bảo An, Hà Nội) đánh giá quy định này là cần thiết, tính khả thi cao. Trên thực tế nhiều phòng xử đã được lắp camera, song quy mô chưa trên diện rộng.

Theo luật sư, iệc này được "luật hóa" sẽ giúp Chánh án TAND và Viện trưởng VKS có thể theo dõi việc xét xử của cấp dưới mà không cần dự phiên tòa. Trường hợp bận, lãnh đạo có thể xem lại. Qua việc theo dõi cấp dưới làm việc, người đứng đầu VKS, tòa án sẽ có thêm thông tin để đánh giá năng lực thẩm phán, góp phần hiệu quả trong việc hạn chế oan sai, tránh "mớm cung" khi thẩm vấn.

"Nếu tạị phiên phúc thẩm bị cáo phản cung thì đây là nguồn chứng cứ rất quan trọng để xác định lời khai nhận tội ở phiên tòa sơ thẩm có cơ sở tin cậy hay không", ông Vinh nêu quan điểm.

Luật sư đề xuất, nếu đưa nội dung ghi hình qua camera vào hồ sơ và coi là chứng cứ sẽ giúp thẩm phán, kiểm sát viên giải quyết vụ án ở trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm có thể xem lại diễn biến các phiên xử trước đó để ra phán quyết chính xác.

>> Xem thêm: Án oan chấn động do nghi can không được 'quyền im lặng'

Bảo Hà


Giày Đại Phát solution
Số người online:
16938
Số người truy cập:
7737698