Tây Nguyên trong cơn đại hạn, nắng cháy da người, cây cỏ chết khô, cà phê héo rũ... khiến nhà nhà đào giếng. Bỏ dở công việc đang "hái ra tiền", những thợ đào giếng ở Gia Lai lặng lẽ đến viếng ông Bùi Văn Viên (49 tuổi, trú phường Thắng Lợi, thành phố Pleiku). Khói hương nghi ngút, những tiếng thở dài xen lẫn tiếng khóc ai oán của người mẹ mất con, vợ mất chồng và những vành khăn trắng trên đầu 3 người con vừa ở tuổi trưởng thành khiến bà con đến viếng ai cũng xót xa.
Chiều 11/4, ông Viên cùng con trai tên Vũ đi đào giếng thuê ở gần nhà. Vũ ở trên điều khiển máy tời, ông Viên xuống đáy giếng đào đất đá. Tiết trời nóng nực, đáy giếng càng ngột ngạt, thiếu khí. Vũ bất ngờ nghe tiếng cha vọng lên, rồi tắt lịm. Biết có chuyện, anh vội đi tìm bạn đến giúp. Nhưng mọi chuyện đã quá muộn. Thi thể ông Viên được kéo lên từ chính sợi dây cáp kéo đất.
Ông Viên từ Hòa Bình vào Gia Lai lập nghiệp, nhờ nghề đào giếng mà có thêm thu nhập, lo cho người con trai cả ăn học, ra trường về làm ở Sở Tư pháp. Cô con gái út đang là sinh viên ngành y. Duy chỉ anh Vũ ở nhà và ngày ngày đi đào giếng thuê với cha. Giờ đây tất cả mọi dự định của hai cha con đành dang dở.
Tây Nguyên trong cơn đại hạn khiến người dân phải đánh đổi hiểm nguy đào giếng lấy nước tưới tiêu. Ảnh: Nguyễn Đông. |
Công việc nặng nhọc
Trường hợp ông Viên tử vong khi đào giếng không phải là cá biệt ở xứ đất đỏ Tây Nguyên. Nhưng hạn hán và những hạt thóc, mớ rau được đổi từ mồ hôi của phu giếng khiến nhiều người không dứt nghề ra được.
Ăn vội chén cơm nguội buổi sáng, ông Nguyễn Văn Cầu (45 tuổi, trú xã Ia Drăng, Chư Prông, Gia Lai) chạy chiếc xe máy cà tàng vào trong làng. Đến trước miệng giếng đã được đào sâu gần 30 m, việc đầu tiên của ông Cầu là bật chiếc máy khò chõ thẳng xuống giếng. "Buổi sớm nhiều khí độc lắm, nếu xuống đào ngay là bỏ mạng như chơi", ông lý giải.
Lát sau Ralan Hơn (22 tuổi, xã Ia O, Chư Prông) cùng người bạn Zơrâm Hiên (19 tuổi) cũng đến nơi. Hai thanh niên người Jrai làm thuê cho ông Cầu từ đầu mùa khô đến giờ. Không đồ bảo hộ, Hơn và Hiên cởi áo quần, chỉ mặc mình chiếc quần đùi rồi lần lượt một chân đứng vào chiếc thùng được chế từ can nhựa, đục lỗ buộc dây rồi móc vào dây cáp tời để ông Cầu đóng điện đưa xuống đáy giếng làm việc. Những nơi giếng hẹp, ông lại phải dùng tời tay.
Những khoảng sáng tắt dần trong chiếc hố đường kính chừng 80 cm. Quãng đường tối mịt từ mặt đất xuống đáy giếng bằng sợi dây cáp nhỏ khiến nhiều người sởn da gà. Chốc chốc, dây cáp bị hẫng, rơi tự do giữa khoảng không rồi khựng lại. Chới với giữa khoảng không, Hơn dùng chân đẩy nhẹ vào thành giếng để "lái" dây cáp đi theo ý mình. Chừng 3 phút sau, đáy giếng lộ ra, lấp loáng một vũng nước màu vàng đục pha lẫn bùn đất.
Ông Cầu hì hục với chiếc máy tời cũ kỹ đi đào giếng thuê. Ảnh: Nguyễn Đông. |
Chụm đôi bàn tay hứng lấy những giọt nước đang chảy ra từ lòng đất, hai thanh niên thay nhau uống rồi vớ lấy cuốc, xẻng hì hục đào. "Cũng may đào đến đây gặp được mạch nước ngầm, chứ không thì công toi", Hơn nói. Chiếc thùng nhanh chóng được xúc đầy đất, móc vào đầu dây cáp. Hơn lớn tiếng: "Cho đất lên!". Âm thanh vọng lên trên miệng giếng, nơi ông Cầu đứng chờ sẵn, ghé sát tai nghe để đóng cầu giao điện cho chiếc tời kéo thùng đầy đất đá lên. Đó cũng là kênh giao tiếp duy nhất của những phu vàng khi ở "tọa độ" lòng đất.
Chiếc thùng tự chế nặng chừng 50 kg lắc qua lắc lại giữa khoảng sáng của thành giếng. Hai thanh niên da đã "nhuộm" màu đất vội đứng núp vào khoảng đất đang được mở rộng phía đáy. "Phải đứng như thế này để phòng dây cáp hỏng hay quai thùng bị tuột, đổ đất đá xuống là bỏ mạng", Hiên bảo thế.
Đối mặt với nguy cơ mất mạng
Hơn kể rằng vài năm trước có hai người ở huyện Mang Yang chết do ngạt khí mêtan nơi đáy giếng. "Nguy hiểm lắm, máu và nước mắt hòa trộn! Chẳng ai biết tai họa ập xuống lúc nào. Như tôi hai lần bị điện giật, cũng tưởng chết rồi", Hơn kể rồi chỉ vào chiếc máy bơm nằm lăn lóc cùng đất đá và nước ở đáy giếng. "Gioăng máy bị hở là điện giật. Mà mình thì sao biết được nó hở lúc nào".
Từng là bộ đội xuất ngũ, khi về vùng đất đỏ này, Hơn chẳng biết làm gì ngoài nghề phu giếng. Mỗi ngày, anh có thể kiếm được từ 500 đến 700 nghìn đồng từ việc đào đất hay nạo vét giếng, nhưng tính mạng có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào.
Từng đi đào giếng với ông Cầu có anh Mai Văn Cao (36 tuổi, trú ở làng Sung O, xã Ia O). Tháng 9/2015, khi đang đào ở độ sâu hơn 20 m bất ngờ cáp kéo thùng gần một tạ đất đá bị đứt, anh Cao đang lom khom dưới đáy giếng đào đất đã hứng trọn khối đất đá, toàn thân tê cứng. Khi cáp được sửa, anh mới được kéo lên bờ nhưng phải về quê tận Thanh Hóa điều trị vì bị liệt dây thần kinh số 7.
Sức khỏe yếu dần, nhưng nhiều lúc anh Cao vẫn trốn vợ đi đào giếng thuê. Khi chồng đưa tiền về, người vợ rơi nước mắt, kiên quyết không cầm tiền để chồng không đánh cược mạng sống thêm một lần nữa.
Hơn và Hiên cặm cụi nơi đáy giếng tối với nỗi hiểm nguy cướp đi sinh mạng bất cứ lúc nào. Ảnh: Nguyễn Đông. |
Riêng ông Cầu tâm sự không thể nào quên lần nạo vét giếng cho ông Thảo ở Ia Drăng. Chiếc giếng bị "thắt nút" ở lưng chừng bởi những hòn đá nhô ra. Cả nhóm thợ đành liều cho một người đứng vào chiếc thùng để tời dây cáp xuống gần nơi có những mỏm đá, người còn lại ở phía trên dùng tay lắc mạnh sợi dây cáp để người phía dưới dùng chân đạp đá. Khi đá không rơi xuống cả nhóm mới dám tiếp tục công việc. "Ớn lạnh nhất là những nơi đất lở, người đào giếng có thể bị vùi lấp bất cứ lúc nào", ông Cầu cảnh báo.
Trao đổi với VnExpress, ông Đoàn Văn Tùng, Chủ tịch UBND xã H Bông (Chư Sê, Gia Lai), cho biết nghề đào giếng đã cướp đi nhiều sinh mạng. Khoảng 10 năm trước, hai người trong trong xã dùng mìn phá đá đào giếng, do chủ quan nên khi xuống đào lượng thuốc nổ vẫn còn nên bị ngạt khí đến chết. Sinh nghề tử nghiệp, hợp đồng giữa chủ và phu giếng chỉ bằng miệng, nên người nhà lặng lẽ nhận thi thể về chôn cất mà không được hỗ trợ gì.
Theo ông Tùng, ngày đó việc quản lý chất nổ còn lỏng lẻo, người ta lén lút đặt thuốc nổ đánh bung lớp đá ở bề mặt rồi cặm cụi đào, gặp đá lại tiếp tục đánh thuốc nổ. Tính mạng phu đào giếng cứ như chuông treo sợi chỉ. Sau này phần vì chi phí quá cao, phần vì rủi ro lớn, nên ở H Bông bây giờ không còn cảnh đào giếng mà thay bằng việc khoan để tìm mạch nước.
"Đúng luật là cấm khoan giếng và nếu linh động cũng chỉ cho khoan ở độ sâu không quá 20 mét vì lo sợ mất nước trên bề mặt. Nhưng hạn hán thế này, đến nước uống còn không có, thì sao địa phương cấm cho được. Bây giờ Trung ương chở nước lên tưới tiêu cho dân thì người ra khỏi phải khoan, phải đào", ông Tùng nói như thách đố, nhưng đó là thực trạng ở Tây Nguyên khi tất cả đang trông chờ những "cơn mưa vàng".
Nguyễn ĐôngTây Nguyên trong cơn đại hạn, nắng cháy da người, cây cỏ chết khô, cà phê héo rũ... khiến nhà nhà đào giếng. Bỏ dở công việc đang "hái ra tiền", những thợ đào giếng ở Gia Lai lặng lẽ đến viếng ông Bùi Văn Viên (49 tuổi, trú phường Thắng Lợi, thành phố Pleiku). Khói hương nghi ngút, những tiếng thở dài xen lẫn tiếng khóc ai oán của người mẹ mất con, vợ mất chồng và những vành khăn trắng trên đầu 3 người con vừa ở tuổi trưởng thành khiến bà con đến viếng ai cũng xót xa.
Chiều 11/4, ông Viên cùng con trai tên Vũ đi đào giếng thuê ở gần nhà. Vũ ở trên điều khiển máy tời, ông Viên xuống đáy giếng đào đất đá. Tiết trời nóng nực, đáy giếng càng ngột ngạt, thiếu khí. Vũ bất ngờ nghe tiếng cha vọng lên, rồi tắt lịm. Biết có chuyện, anh vội đi tìm bạn đến giúp. Nhưng mọi chuyện đã quá muộn. Thi thể ông Viên được kéo lên từ chính sợi dây cáp kéo đất.
Ông Viên từ Hòa Bình vào Gia Lai lập nghiệp, nhờ nghề đào giếng mà có thêm thu nhập, lo cho người con trai cả ăn học, ra trường về làm ở Sở Tư pháp. Cô con gái út đang là sinh viên ngành y. Duy chỉ anh Vũ ở nhà và ngày ngày đi đào giếng thuê với cha. Giờ đây tất cả mọi dự định của hai cha con đành dang dở.
mau-va-nuoc-mat-doi-phu-gieng-tay-nguyen
Tây Nguyên trong cơn đại hạn khiến người dân phải đánh đổi hiểm nguy đào giếng lấy nước tưới tiêu. Ảnh: Nguyễn Đông.
Công việc nặng nhọc
Trường hợp ông Viên tử vong khi đào giếng không phải là cá biệt ở xứ đất đỏ Tây Nguyên. Nhưng hạn hán và những hạt thóc, mớ rau được đổi từ mồ hôi của phu giếng khiến nhiều người không dứt nghề ra được.
Ăn vội chén cơm nguội buổi sáng, ông Nguyễn Văn Cầu (45 tuổi, trú xã Ia Drăng, Chư Prông, Gia Lai) chạy chiếc xe máy cà tàng vào trong làng. Đến trước miệng giếng đã được đào sâu gần 30 m, việc đầu tiên của ông Cầu là bật chiếc máy khò chõ thẳng xuống giếng. "Buổi sớm nhiều khí độc lắm, nếu xuống đào ngay là bỏ mạng như chơi", ông lý giải.
Lát sau Ralan Hơn (22 tuổi, xã Ia O, Chư Prông) cùng người bạn Zơrâm Hiên (19 tuổi) cũng đến nơi. Hai thanh niên người Jrai làm thuê cho ông Cầu từ đầu mùa khô đến giờ. Không đồ bảo hộ, Hơn và Hiên cởi áo quần, chỉ mặc mình chiếc quần đùi rồi lần lượt một chân đứng vào chiếc thùng được chế từ can nhựa, đục lỗ buộc dây rồi móc vào dây cáp tời để ông Cầu đóng điện đưa xuống đáy giếng làm việc. Những nơi giếng hẹp, ông lại phải dùng tời tay.
Những khoảng sáng tắt dần trong chiếc hố đường kính chừng 80 cm. Quãng đường tối mịt từ mặt đất xuống đáy giếng bằng sợi dây cáp nhỏ khiến nhiều người sởn da gà. Chốc chốc, dây cáp bị hẫng, rơi tự do giữa khoảng không rồi khựng lại. Chới với giữa khoảng không, Hơn dùng chân đẩy nhẹ vào thành giếng để "lái" dây cáp đi theo ý mình. Chừng 3 phút sau, đáy giếng lộ ra, lấp loáng một vũng nước màu vàng đục pha lẫn bùn đất.
mau-va-nuoc-mat-doi-phu-gieng-tay-nguyen-1
Ông Cầu hì hục với chiếc máy tời cũ kỹ đi đào giếng thuê. Ảnh: Nguyễn Đông.
Chụm đôi bàn tay hứng lấy những giọt nước đang chảy ra từ lòng đất, hai thanh niên thay nhau uống rồi vớ lấy cuốc, xẻng hì hục đào. "Cũng may đào đến đây gặp được mạch nước ngầm, chứ không thì công toi", Hơn nói. Chiếc thùng nhanh chóng được xúc đầy đất, móc vào đầu dây cáp. Hơn lớn tiếng: "Cho đất lên!". Âm thanh vọng lên trên miệng giếng, nơi ông Cầu đứng chờ sẵn, ghé sát tai nghe để đóng cầu giao điện cho chiếc tời kéo thùng đầy đất đá lên. Đó cũng là kênh giao tiếp duy nhất của những phu vàng khi ở "tọa độ" lòng đất.
Chiếc thùng tự chế nặng chừng 50 kg lắc qua lắc lại giữa khoảng sáng của thành giếng. Hai thanh niên da đã "nhuộm" màu đất vội đứng núp vào khoảng đất đang được mở rộng phía đáy. "Phải đứng như thế này để phòng dây cáp hỏng hay quai thùng bị tuột, đổ đất đá xuống là bỏ mạng", Hiên bảo thế.
Đối mặt với nguy cơ mất mạng
Hơn kể rằng vài năm trước có hai người ở huyện Mang Yang chết do ngạt khí mêtan nơi đáy giếng. "Nguy hiểm lắm, máu và nước mắt hòa trộn! Chẳng ai biết tai họa ập xuống lúc nào. Như tôi hai lần bị điện giật, cũng tưởng chết rồi", Hơn kể rồi chỉ vào chiếc máy bơm nằm lăn lóc cùng đất đá và nước ở đáy giếng. "Gioăng máy bị hở là điện giật. Mà mình thì sao biết được nó hở lúc nào".
Từng là bộ đội xuất ngũ, khi về vùng đất đỏ này, Hơn chẳng biết làm gì ngoài nghề phu giếng. Mỗi ngày, anh có thể kiếm được từ 500 đến 700 nghìn đồng từ việc đào đất hay nạo vét giếng, nhưng tính mạng có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào.
Từng đi đào giếng với ông Cầu có anh Mai Văn Cao (36 tuổi, trú ở làng Sung O, xã Ia O). Tháng 9/2015, khi đang đào ở độ sâu hơn 20 m bất ngờ cáp kéo thùng gần một tạ đất đá bị đứt, anh Cao đang lom khom dưới đáy giếng đào đất đã hứng trọn khối đất đá, toàn thân tê cứng. Khi cáp được sửa, anh mới được kéo lên bờ nhưng phải về quê tận Thanh Hóa điều trị vì bị liệt dây thần kinh số 7.
Sức khỏe yếu dần, nhưng nhiều lúc anh Cao vẫn trốn vợ đi đào giếng thuê. Khi chồng đưa tiền về, người vợ rơi nước mắt, kiên quyết không cầm tiền để chồng không đánh cược mạng sống thêm một lần nữa.
mau-va-nuoc-mat-doi-phu-gieng-tay-nguyen-2
Hơn và Hiên cặm cụi nơi đáy giếng tối với nỗi hiểm nguy cướp đi sinh mạng bất cứ lúc nào. Ảnh: Nguyễn Đông.
Riêng ông Cầu tâm sự không thể nào quên lần nạo vét giếng cho ông Thảo ở Ia Drăng. Chiếc giếng bị "thắt nút" ở lưng chừng bởi những hòn đá nhô ra. Cả nhóm thợ đành liều cho một người đứng vào chiếc thùng để tời dây cáp xuống gần nơi có những mỏm đá, người còn lại ở phía trên dùng tay lắc mạnh sợi dây cáp để người phía dưới dùng chân đạp đá. Khi đá không rơi xuống cả nhóm mới dám tiếp tục công việc. "Ớn lạnh nhất là những nơi đất lở, người đào giếng có thể bị vùi lấp bất cứ lúc nào", ông Cầu cảnh báo.
Trao đổi với VnExpress, ông Đoàn Văn Tùng, Chủ tịch UBND xã H Bông (Chư Sê, Gia Lai), cho biết nghề đào giếng đã cướp đi nhiều sinh mạng. Khoảng 10 năm trước, hai người trong trong xã dùng mìn phá đá đào giếng, do chủ quan nên khi xuống đào lượng thuốc nổ vẫn còn nên bị ngạt khí đến chết. Sinh nghề tử nghiệp, hợp đồng giữa chủ và phu giếng chỉ bằng miệng, nên người nhà lặng lẽ nhận thi thể về chôn cất mà không được hỗ trợ gì.
Theo ông Tùng, ngày đó việc quản lý chất nổ còn lỏng lẻo, người ta lén lút đặt thuốc nổ đánh bung lớp đá ở bề mặt rồi cặm cụi đào, gặp đá lại tiếp tục đánh thuốc nổ. Tính mạng phu đào giếng cứ như chuông treo sợi chỉ. Sau này phần vì chi phí quá cao, phần vì rủi ro lớn, nên ở H Bông bây giờ không còn cảnh đào giếng mà thay bằng việc khoan để tìm mạch nước.
"Đúng luật là cấm khoan giếng và nếu linh động cũng chỉ cho khoan ở độ sâu không quá 20 mét vì lo sợ mất nước trên bề mặt. Nhưng hạn hán thế này, đến nước uống còn không có, thì sao địa phương cấm cho được. Bây giờ Trung ương chở nước lên tưới tiêu cho dân thì người ra khỏi phải khoan, phải đào", ông Tùng nói như thách đố, nhưng đó là thực trạng ở Tây Nguyên khi tất cả đang trông chờ những "cơn mưa vàng".
Nguyễn Đông