Luật tiếp cận thông tin được đặt lên bàn thảo luận

 Dự án Luật tiếp cận thông tin được trình lấy ý kiến đầu tại phiên họp 40 của Ủy ban thường vụ hồi tháng 8/2015.

Trong những vấn đề lớn chưa được thống nhất, nhiều đại biểu quan tâm việc mở rộng chủ thể cung cấp thông tin không chỉ là cơ quan nhà nước mà gồm cả tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp sử dụng ngân sách... vì có liên quan trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Phan Trung Lý, những thông tin này rất cần công khai để công dân tiếp cận nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và lợi ích hợp pháp của nhà nước, đồng thời rất phù hợp yêu cầu hội nhập.

Một vấn đề khác chưa được quy định rõ ràng là loại thông tin gì công dân được tiếp cận và bị hạn chế, loại nào là thông tin mật, "bởi nhiều cơ quan không muốn cung cấp thông tin sẽ đóng dấu mật là xong". "Luật thông tin mà không nêu rõ thông tin gì được tiếp cận và bị hạn chế thì không có giá trị và không minh bạch", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói và đề nghị nếu không làm rõ được quy định trên thì chưa thông qua luật này.

luat-tiep-can-thong-tin-duoc-dat-len-ban-thao-luan

Đại biểu phát biểu tại hội trường.

Bên cạnh một số lo ngại dự luật "nhạy cảm" vì có thể bị lợi dụng để gây xáo trộn xã hội, nhiều ý kiến khác kỳ vọng dự luật sẽ giúp minh bạch và phát triển xã hội, tránh được thông tin xuyên tạc.

Ngày 6/4, dự án Luật tiếp cận thông tin sẽ được biểu quyết thông qua.

Trong chương trình làm việc ngày 24/3, Quốc hội cũng dành buổi sáng để thảo luận tổ về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2015; kết quả thực hiện 5 năm 2011-2015 và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm tiếp theo. Đại biểu sẽ cho ý kiến về kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020.

Sau ngày làm việc thứ 4 này, Quốc hội còn 5 ngày giải quyết các công việc liên quan đến Luật, báo cáo đánh giá nhiệm kỳ trước khi bắt đầu kiện toàn nhân sự nhà nước (từ 30/3 đến 12/4).

Hoàng ThuỳDự án Luật tiếp cận thông tin được trình lấy ý kiến đầu tại phiên họp 40 của Ủy ban thường vụ hồi tháng 8/2015.

Trong những vấn đề lớn chưa được thống nhất, nhiều đại biểu quan tâm việc mở rộng chủ thể cung cấp thông tin không chỉ là cơ quan nhà nước mà gồm cả tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp sử dụng ngân sách... vì có liên quan trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Phan Trung Lý, những thông tin này rất cần công khai để công dân tiếp cận nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và lợi ích hợp pháp của nhà nước, đồng thời rất phù hợp yêu cầu hội nhập.

Một vấn đề khác chưa được quy định rõ ràng là loại thông tin gì công dân được tiếp cận và bị hạn chế, loại nào là thông tin mật, "bởi nhiều cơ quan không muốn cung cấp thông tin sẽ đóng dấu mật là xong". "Luật thông tin mà không nêu rõ thông tin gì được tiếp cận và bị hạn chế thì không có giá trị và không minh bạch", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói và đề nghị nếu không làm rõ được quy định trên thì chưa thông qua luật này.

luat-tiep-can-thong-tin-duoc-dat-len-ban-thao-luan
Đại biểu phát biểu tại hội trường.
Bên cạnh một số lo ngại dự luật "nhạy cảm" vì có thể bị lợi dụng để gây xáo trộn xã hội, nhiều ý kiến khác kỳ vọng dự luật sẽ giúp minh bạch và phát triển xã hội, tránh được thông tin xuyên tạc.

Ngày 6/4, dự án Luật tiếp cận thông tin sẽ được biểu quyết thông qua.

Trong chương trình làm việc ngày 24/3, Quốc hội cũng dành buổi sáng để thảo luận tổ về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2015; kết quả thực hiện 5 năm 2011-2015 và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm tiếp theo. Đại biểu sẽ cho ý kiến về kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020.

Sau ngày làm việc thứ 4 này, Quốc hội còn 5 ngày giải quyết các công việc liên quan đến Luật, báo cáo đánh giá nhiệm kỳ trước khi bắt đầu kiện toàn nhân sự nhà nước (từ 30/3 đến 12/4).

Hoàng Thuỳ


Giày Đại Phát solution
Số người online:
1074
Số người truy cập:
9102951