- Việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, dùng hóa chất chế biến thực phẩm... đang trở thành vấn nạn khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại. Ông đánh giá thế nào về quy định đã được sửa đổi bổ sung trong Bộ luật Hình sự 2015 để xử lý loại tội phạm liên quan thực phẩm bẩn này?
- Tôi xin sử dụng hai từ "đại nạn" để trả lời câu hỏi này mới đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của các hành vi trên. Bởi lẽ, các chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, hóa chất độc hại trong chế biến thực phẩm sẽ hủy hoại cơ thể của hàng triệu người, là mầm mống phát sinh những căn bệnh nguy hiểm khác gây bất an cho xã hội.
So sánh Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 đã sửa đổi, bổ sung với quy định tương ứng tại Bộ luật Hình sự 1999, tôi nhận thấy Bộ luật Hình sự 2015 quy định chi tiết hơn nhưng cũng rất khó xử lý người phạm tội. Bởi lẽ, hành vi khách quan của tội phạm phải thỏa mãn các dấu hiệu người phạm tội biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm; dư lượng vượt ngưỡng cho phép; thực phẩm không bảo đảm quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm và ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ... thì mới bị xử lý hình sự.
Tôi nghĩ rằng với những người buôn bán nhỏ lẻ, các cửa hàng đại lý, thậm chí các siêu thị lớn mà đặt ra tiêu chí buộc họ phải biết các thông số trên là một điều rất xa rời thực tiễn.
Mặt khác tại điểm d khoản 1 Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 quy định mức thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng mới bị xử lý hình sự là bỏ lọt một số lượng người phạm tội rất lớn khi họ là những người buôn bán nhỏ lẻ và cơ quan điều tra cũng khó lượng hóa số tiền thu lợi bất chính của họ.
- Ông nhận xét gì về các mức phạt sẽ áp dụng tại điều 317 từ ngày 1/7 tới đây?
- Tôi nhận thấy, các khung hình phạt của Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 rất nhẹ, chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của tội danh này. Vì thế việc trừng trị những người đã có hành vi phạm tội chưa đủ sức răn đe.
Người phạm tội này gây hậu quả hàng loạt, "giết người không dao" một cách âm ỉ nên phải phạt nghiêm. Mức phạt cần nâng lên cao nhất tới tù chung thân, tử hình mới hợp lý chứ không chỉ tối đa 20 năm như trong quy định mới này.
- Là thẩm phán có nhiều năm kinh nghiệm, xin ông cho biết thực tiễn xét xử loại tội phạm liên quan vệ sinh an toàn thực phẩm so với tội phạm khác?
- Thực tiễn trong những năm qua người thực hiện hành vi phạm tội "Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm" khá nhiều, nhưng việc xử lý hình sự thì rất ít. Bởi lẽ:
Về mặt tố tụng: Phần lớn những người tiêu dùng không biết hoặc họ cam chịu nên không tố giác người có hành vi phạm tội. Các phương tiện thông tin đại chúng đã phát hiện và đăng tải nhiều vụ việc nhưng vẫn chưa phản ánh được hết các hành vi của tội danh này trên thực tiễn. Nguyên nhân quan trọng nữa là các cơ quan điều tra có thẩm quyền chưa xử lý tin báo tội phạm một cách kịp thời để khởi tố và điều tra vụ án hình sự khi có tin.
Về mặt luật nội dung: Bộ luật Hình sự 1999 quy định hành vi khách quan của tội phạm là phải biết rõ thực phẩm không vệ sinh an toàn... mới bị xử lý hình sự đã dẫn đến không xử lý được nhiều hành vi phạm tội. Lý do bởi các cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được người bị nghi phạm tội có biết là họ vi phạm pháp luật hay không.
Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015: Tội Vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm: a) Sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm; b) Sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm; c) Sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại điểm này hoặc điểm a khoản này mà còn vi phạm; d) Chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm: gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Người phạm tội có tình tiết tăng nặng định khung thuộc khoản 2 điều luật này thì mức hình phạt từ ba năm đến 7 năm; thuộc khoản 3 mức phạt từ 7 năm đến 15 năm; thuộc khoản 4 mức hình phạt từ 12 năm đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm. |
Bảo Hà thực hiện- Việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, dùng hóa chất chế biến thực phẩm... đang trở thành vấn nạn khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại. Ông đánh giá thế nào về quy định đã được sửa đổi bổ sung trong Bộ luật Hình sự 2015 để xử lý loại tội phạm liên quan thực phẩm bẩn này?
- Tôi xin sử dụng hai từ "đại nạn" để trả lời câu hỏi này mới đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của các hành vi trên. Bởi lẽ, các chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, hóa chất độc hại trong chế biến thực phẩm sẽ hủy hoại cơ thể của hàng triệu người, là mầm mống phát sinh những căn bệnh nguy hiểm khác gây bất an cho xã hội.
So sánh Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 đã sửa đổi, bổ sung với quy định tương ứng tại Bộ luật Hình sự 1999, tôi nhận thấy Bộ luật Hình sự 2015 quy định chi tiết hơn nhưng cũng rất khó xử lý người phạm tội. Bởi lẽ, hành vi khách quan của tội phạm phải thỏa mãn các dấu hiệu người phạm tội biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm; dư lượng vượt ngưỡng cho phép; thực phẩm không bảo đảm quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm và ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ... thì mới bị xử lý hình sự.
Tôi nghĩ rằng với những người buôn bán nhỏ lẻ, các cửa hàng đại lý, thậm chí các siêu thị lớn mà đặt ra tiêu chí buộc họ phải biết các thông số trên là một điều rất xa rời thực tiễn.
Mặt khác tại điểm d khoản 1 Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 quy định mức thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng mới bị xử lý hình sự là bỏ lọt một số lượng người phạm tội rất lớn khi họ là những người buôn bán nhỏ lẻ và cơ quan điều tra cũng khó lượng hóa số tiền thu lợi bất chính của họ.
- Ông nhận xét gì về các mức phạt sẽ áp dụng tại điều 317 từ ngày 1/7 tới đây?
- Tôi nhận thấy, các khung hình phạt của Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 rất nhẹ, chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của tội danh này. Vì thế việc trừng trị những người đã có hành vi phạm tội chưa đủ sức răn đe.
Người phạm tội này gây hậu quả hàng loạt, "giết người không dao" một cách âm ỉ nên phải phạt nghiêm. Mức phạt cần nâng lên cao nhất tới tù chung thân, tử hình mới hợp lý chứ không chỉ tối đa 20 năm như trong quy định mới này.
- Là thẩm phán có nhiều năm kinh nghiệm, xin ông cho biết thực tiễn xét xử loại tội phạm liên quan vệ sinh an toàn thực phẩm so với tội phạm khác?
- Thực tiễn trong những năm qua người thực hiện hành vi phạm tội "Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm" khá nhiều, nhưng việc xử lý hình sự thì rất ít. Bởi lẽ:
Về mặt tố tụng: Phần lớn những người tiêu dùng không biết hoặc họ cam chịu nên không tố giác người có hành vi phạm tội. Các phương tiện thông tin đại chúng đã phát hiện và đăng tải nhiều vụ việc nhưng vẫn chưa phản ánh được hết các hành vi của tội danh này trên thực tiễn. Nguyên nhân quan trọng nữa là các cơ quan điều tra có thẩm quyền chưa xử lý tin báo tội phạm một cách kịp thời để khởi tố và điều tra vụ án hình sự khi có tin.
Về mặt luật nội dung: Bộ luật Hình sự 1999 quy định hành vi khách quan của tội phạm là phải biết rõ thực phẩm không vệ sinh an toàn... mới bị xử lý hình sự đã dẫn đến không xử lý được nhiều hành vi phạm tội. Lý do bởi các cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được người bị nghi phạm tội có biết là họ vi phạm pháp luật hay không.
Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015: Tội Vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:
a) Sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm;
b) Sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm;
c) Sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại điểm này hoặc điểm a khoản này mà còn vi phạm;
d) Chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm: gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Người phạm tội có tình tiết tăng nặng định khung thuộc khoản 2 điều luật này thì mức hình phạt từ ba năm đến 7 năm; thuộc khoản 3 mức phạt từ 7 năm đến 15 năm; thuộc khoản 4 mức hình phạt từ 12 năm đến 20 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm.
Bảo Hà thực hiện- Việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, dùng hóa chất chế biến thực phẩm... đang trở thành vấn nạn khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại. Ông đánh giá thế nào về quy định đã được sửa đổi bổ sung trong Bộ luật Hình sự 2015 để xử lý loại tội phạm liên quan thực phẩm bẩn này?
- Tôi xin sử dụng hai từ "đại nạn" để trả lời câu hỏi này mới đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của các hành vi trên. Bởi lẽ, các chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, hóa chất độc hại trong chế biến thực phẩm sẽ hủy hoại cơ thể của hàng triệu người, là mầm mống phát sinh những căn bệnh nguy hiểm khác gây bất an cho xã hội.
So sánh Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 đã sửa đổi, bổ sung với quy định tương ứng tại Bộ luật Hình sự 1999, tôi nhận thấy Bộ luật Hình sự 2015 quy định chi tiết hơn nhưng cũng rất khó xử lý người phạm tội. Bởi lẽ, hành vi khách quan của tội phạm phải thỏa mãn các dấu hiệu người phạm tội biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm; dư lượng vượt ngưỡng cho phép; thực phẩm không bảo đảm quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm và ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ... thì mới bị xử lý hình sự.
Tôi nghĩ rằng với những người buôn bán nhỏ lẻ, các cửa hàng đại lý, thậm chí các siêu thị lớn mà đặt ra tiêu chí buộc họ phải biết các thông số trên là một điều rất xa rời thực tiễn.
Mặt khác tại điểm d khoản 1 Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 quy định mức thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng mới bị xử lý hình sự là bỏ lọt một số lượng người phạm tội rất lớn khi họ là những người buôn bán nhỏ lẻ và cơ quan điều tra cũng khó lượng hóa số tiền thu lợi bất chính của họ.
- Ông nhận xét gì về các mức phạt sẽ áp dụng tại điều 317 từ ngày 1/7 tới đây?
- Tôi nhận thấy, các khung hình phạt của Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 rất nhẹ, chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của tội danh này. Vì thế việc trừng trị những người đã có hành vi phạm tội chưa đủ sức răn đe.
Người phạm tội này gây hậu quả hàng loạt, "giết người không dao" một cách âm ỉ nên phải phạt nghiêm. Mức phạt cần nâng lên cao nhất tới tù chung thân, tử hình mới hợp lý chứ không chỉ tối đa 20 năm như trong quy định mới này.
- Là thẩm phán có nhiều năm kinh nghiệm, xin ông cho biết thực tiễn xét xử loại tội phạm liên quan vệ sinh an toàn thực phẩm so với tội phạm khác?
- Thực tiễn trong những năm qua người thực hiện hành vi phạm tội "Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm" khá nhiều, nhưng việc xử lý hình sự thì rất ít. Bởi lẽ:
Về mặt tố tụng: Phần lớn những người tiêu dùng không biết hoặc họ cam chịu nên không tố giác người có hành vi phạm tội. Các phương tiện thông tin đại chúng đã phát hiện và đăng tải nhiều vụ việc nhưng vẫn chưa phản ánh được hết các hành vi của tội danh này trên thực tiễn. Nguyên nhân quan trọng nữa là các cơ quan điều tra có thẩm quyền chưa xử lý tin báo tội phạm một cách kịp thời để khởi tố và điều tra vụ án hình sự khi có tin.
Về mặt luật nội dung: Bộ luật Hình sự 1999 quy định hành vi khách quan của tội phạm là phải biết rõ thực phẩm không vệ sinh an toàn... mới bị xử lý hình sự đã dẫn đến không xử lý được nhiều hành vi phạm tội. Lý do bởi các cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được người bị nghi phạm tội có biết là họ vi phạm pháp luật hay không.
Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015: Tội Vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:
a) Sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm;
b) Sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm;
c) Sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại điểm này hoặc điểm a khoản này mà còn vi phạm;
d) Chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm: gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Người phạm tội có tình tiết tăng nặng định khung thuộc khoản 2 điều luật này thì mức hình phạt từ ba năm đến 7 năm; thuộc khoản 3 mức phạt từ 7 năm đến 15 năm; thuộc khoản 4 mức hình phạt từ 12 năm đến 20 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm.
Bảo Hà thực hiện