Hơn 17h, xe bus của Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Cộng hòa Trung Phi (MINUSCA) đưa các sĩ quan rời nhiệm sở, về khu trọ sau ngày làm việc. Đến trước một ngõ nhỏ ở phường 3, quận 3 của thủ đô Bangui, xe dừng lại. Một người lính mũ nồi xanh, quân phục rằn ri, ngực áo thêu hai chữ "Viet Nam" bước xuống. Đó là trung tá Lê Ngọc Sơn. Anh rảo nhanh vào trong ngõ.
Thấy bóng anh, lũ trẻ đang chơi đuổi bắt trên đường ùa đến. Cô bé Angelina nhanh nhất, chạy đến ôm chân thầy. Trong sân, ba đứa trẻ khác là Choula (15 tuổi), Benita (13 tuổi) và Emmanuel (10 tuổi) đã xếp bàn ghế, bày giấy bút chuẩn bị học bài.
|
Lớp học với chiếc bàn nhỏ và mấy cái ghế "di động" ở góc sân.
|
Thầy Sơn kiểm tra bài cũ bằng các phép tính, rồi giảng bài mới. Lớp không có bảng đen, phấn trắng, chỉ có bốn chiếc ghế, một chiếc bàn, bốn học sinh người Trung Phi và một thầy giáo người Việt. Bọn trẻ vừa học bài, vừa ngồi gãi lia lịa vì muỗi chích.
Buổi học kết thúc khi bóng tối bao trùm, lũ trẻ không trông thấy rõ mặt chữ. Muỗi thì vẫn kéo đến hàng đàn, vo ve cả dưới chân lẫn trên đầu. Muỗi ở đây có thể mang mầm bệnh sốt rét rất nguy hiểm.
Trong lúc các anh chị dọn bàn ghế, giấy bút, Angelina hỏi thầy ngày mai có thể tiếp tục học được không? Khi biết thầy bận trực ban, cô bé lại hỏi tiếp, vui mừng khi biết lịch học được chốt vào ngày kia. Để bọn trẻ hiểu, thầy Sơn cố gắng dùng một số từ tiếng Pháp mới học được để diễn tả. Bởi anh nói tiếng Anh, còn lũ trẻ thì giao tiếp bằng tiếng Pháp và Sango (tiếng địa phương).
Mỗi tuần, sĩ quan người Việt dành khoảng 4-5 buổi chiều, sau khi xong việc ở Phái bộ để dạy học cho bốn đứa trẻ. Lớp học ấy duy trì được gần nửa năm nay.
Kết thúc buổi dạy, trung tá Sơn đi bộ về khu trọ cách đó gần một km. Bóng tối bao trùm đường phố. Thủ đô Bangui không khác nhiều so với nhiều miền quê Việt Nam. "Nơi chúng tôi thuê trọ mỗi ngày chỉ có điện vài tiếng, tuyệt nhiên không thấy ánh đèn. Người dân đã quen với điều đó", anh giải thích. Vùng này từng mất điện hơn một tháng. Và nguồn điện trong khu trọ cũng từ bình ắc quy.
Trung tá Sơn được Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam cử sang làm nhiệm vụ ở Phái bộ MINUSCA hồi tháng 4, cùng với hai đại úy Hồ Tiến Hưng và Đinh Đức Long. Anh là sĩ quan tham mưu tại Trung tâm tác chiến quân sự, có nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình quân sự trên toàn lãnh thổ Trung Phi rồi báo cáo về trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ). Anh cũng nắm các đầu mối trong Phái bộ, làm cơ sở để giúp chỉ huy ra quyết định tác chiến. Hiện, Việt Nam có năm sĩ quan làm nhiệm vụ tại đây với nhiệm kỳ một năm.
|
Angelina - cô học trò nhỏ nhất lớp khoe tìm được tờ giấy trong đống vở cũ.
|
Lớp học "thiếu sách, thừa muỗi"
Tại Bangui, các sĩ quan Việt Nam ở trong khu nhà thuê cách Phái bộ vài km, cùng một số nhân viên khác. Đối diện khu nhà có gia đình bán củi. Khi rảnh, trung tá Sơn thường sang trò chuyện, chơi với đứa con hơn một tuổi của gia đình này. Thi thoảng, anh giúp họ bổ củi bán.
Một ngày giữa tháng 4, anh gặp chị Annie cùng con gái Choula đến mua củi. Thấy bó củi nặng, anh đề nghị vác giúp về nhà họ ở cách đó hơn nửa cây số. Gia đình Annie ở cùng với ba hộ khác trong ngôi nhà cấp bốn rộng hơn 50 m2, có một khoảng sân đất rộng và mảnh vườn. Họ không có bếp và thường nấu ăn ở phía trước nhà.
Ba đứa trẻ nhà Annie là Choula, Emmanuel và Angelina. Choula 15 tuổi, mới học tương đương lớp 7 ở Việt Nam. Nội chiến, bạo lực, xung đột sắc tộc liên miên khiến đường đến trường của em đứt quãng. Cô bé từng phải ở nhà hai năm.
Thấy thế, trung tá Sơn đề nghị với Annie để anh kèm thêm môn Toán và tiếng Anh cho Choula. Ở Việt Nam, anh từng nhiều năm giảng dạy tại Học viện Kỹ thuật quân sự, trước khi chuyển sang Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam. Chị Annie đồng ý, thầy Sơn có học trò đầu tiên.
Khi mới bắt đầu, anh Sơn cố gắng nói với Choula rằng hãy cho anh xem sách giáo khoa để biết cô bé đang học gì, nhằm có chương trình dạy phù hợp. Anh rất "choáng" khi Choula mang ra một cuốn sách tiếng Pháp, có nội dung "tương đương trình độ đại học ở Việt Nam". Hóa ra, đó không phải là sách giáo khoa của Choula mà là một cuốn giáo trình đại học cô bé mang ở đâu đó về.
"Bất đồng ngôn ngữ trở thành cản trở lớn nhất của thầy trò", anh nói.
|
Lũ trẻ "khiêu vũ" cùng thầy giáo.
|
Những ngày đầu tiên, Choula không thể làm phép tính cộng, trừ, nhân, chia hai số nguyên trái dấu, không hiểu cách tính toán có cả phép nhân chia và cộng trừ dù đã học lớp 7. Thầy giáo Sơn phải bắt đầu với kiến thức đơn giản nhất, từ cộng trừ hai số có một chữ số, rồi nâng dần lên các số có hai chữ số, ba chữ số...
Mỗi khi giảng bài, ngoài tiếng Anh và vốn tiếng Pháp tự học, thầy giáo phải dùng cả hành động để diễn đạt. Cuối buổi, anh thường rất đau cơ hàm vì nói nhiều, mỏi chân tay. Bù lại, Choula hiểu bài, có thể làm phép tính. Em còn dạy cho thầy giáo thêm tiếng Pháp và tiếng Sango.
Được hơn một tháng, Choula ngỏ lời với thầy Sơn cho Benita ở cách đó hơn một km đến học cùng. Cô bé đang học lớp 8, cũng phải ở nhà một năm. Ít ngày sau, Emmanuel và Angelina gia nhập lớp.
Cả bốn học trò đều không có sách giáo khoa, thiếu vở viết. Phụ huynh ba lần đi tìm mua nhưng sách vở đều khan hiếm. Có lần, thầy giáo người Việt lặng người khi thấy cô trò nhỏ Angelina khoe tìm được tờ giấy còn trống vài dòng. Đó là tờ giấy cô bé lục lọi được trong đống vở cũ, và cố tách xem có phải là hai tờ dính liền nhau không. Hôm sau, Angelina được thầy Sơn tặng một cuốn vở và thêm cây bút.
Hai tháng kiên trì, lũ trẻ biết làm những phép tính từ đơn giản đến khó hơn. Ngoài lớp "bổ túc" buổi chiều, bọn trẻ vẫn đến trường đi học đều đặn. Nếu chẳng may có cuộc giao tranh kéo dài, chúng sẽ ở nhà cả tháng.
Dạy học cũng là cách gìn giữ hòa bình
Lớp học với bốn đứa trẻ cho trung tá Sơn nhiều niềm vui lẫn kỷ niệm trong đời. Trong buổi liên hoan có sự tham gia của 40 sĩ quan Phái bộ cách đây một tuần, đồng nghiệp đã hỏi sĩ quan Việt Nam cảm nhận cuộc sống nơi này sau nửa năm làm nhiệm vụ. Nghe anh kể về niềm vui dạy học và cho xem ảnh bọn trẻ vẫn ngồi học khi trời nhá nhem tối, mộc góc buổi tiệc sôi nổi hẳn lên, gây chú ý cho mọi người. Họ vui vẻ gọi anh là "teacher". Cuối buổi, những người về trước đều đến bàn chào hỏi anh và gửi lời chúc tốt lành đến các học trò.
Kỷ niệm đáng nhớ mới đây thôi, sau buổi học ngày 21/9. Anh nhận được một mẩu giấy viết bằng tiếng Pháp có phần nguệch ngoạc từ các học trò "On vous aime beaucoup parce que vous prennez tous votre temp pour nous enseigner la, mathematique". Tạm dịch "Chúng em yêu mến thầy rất nhiều vì thầy đã dành tất cả thời gian mình có để dạy toán cho chúng em".
|
Dòng chữ viết trên trang giấy xé dở mà các học trò gửi đến "thầy giáo" Sơn.
|
Bốn năm nay, nội chiến liên miên ở đất nước gần 5 triệu dân này khiến hàng nghìn người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người phải lánh nạn ở các quốc gia láng giềng. Nhiều tổ chức nhân đạo đã có mặt, giúp người dân tị nạn, hỗ trợ dạy học, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.
Với lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, nhiệm vụ quan trọng nhất là bảo vệ người dân. Liên Hợp Quốc cũng quy định, các sĩ quan không được phép cho trẻ em đồ ăn, tiền bạc.
"Tôi muốn giúp bọn trẻ, nhưng không thể bằng các hoạt động hỗ trợ nhân đạo như ở Việt Nam, nhưng có thể mang lại kiến thức bằng cách dạy học. Mong muốn lớn nhất của lực lượng gìn giữ hòa bình là bọn trẻ được đến trường, có một lớp học với bảng đen, phấn trắng, không còn phải lo lắng bị tấn công hay phải bỏ nhà chạy loạn", người cha có con đang tuổi đến trường chia sẻ.
Năm 2014, Trung tâm gìn giữ hòa bình thành lập, đánh dấu Việt Nam chính thức gia nhập lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Từ hai sĩ quan đầu tiên, đến nay Việt Nam đã cử 19 lượt cán bộ làm nhiệm vụ sĩ quan liên lạc, sĩ quan tham mưu và quan sát viên quân sự tại Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc ở Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi.
Trong năm nay, Việt Nam đã cử 7 sĩ quan đi làm nhiệm vụ. Dự kiến đầu năm 2018, Bệnh viện dã chiến cấp 2 với biên chế 70 người cùng trang thiết bị hiện đại sẽ tham gia gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan.
Sĩ quan gìn giữ hòa bình là những người thuộc diện "trăm người chọn một". Ngoài am hiểu luật pháp quốc tế, phong tục nước sở tại, tuân thủ những nguyên tắc mà Liên Hợp Quốc đưa ra khi làm nhiệm vụ, họ phải vừa làm vừa học, tận dụng uy tín đất nước, quân đội Việt Nam để thuyết phục các lực lượng, phe phái chấp nhận cộng tác giải quyết các vấn đề mà Liên Hợp Quốc cần triển khai ở địa bàn.
|
Hoàng PhươngHơn 17h, xe bus của Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Cộng hòa Trung Phi (MINUSCA) đưa các sĩ quan rời nhiệm sở, về khu trọ sau ngày làm việc. Đến trước một ngõ nhỏ ở phường 3, quận 3 của thủ đô Bangui, xe dừng lại. Một người lính mũ nồi xanh, quân phục rằn ri, ngực áo thêu hai chữ "Viet Nam" bước xuống. Đó là trung tá Lê Ngọc Sơn. Anh rảo nhanh vào trong ngõ.
Thấy bóng anh, lũ trẻ đang chơi đuổi bắt trên đường ùa đến. Cô bé Angelina nhanh nhất, chạy đến ôm chân thầy. Trong sân, ba đứa trẻ khác là Choula (15 tuổi), Benita (13 tuổi) và Emmanuel (10 tuổi) đã xếp bàn ghế, bày giấy bút chuẩn bị học bài.
lop-hoc-cua-si-quan-gin-giu-hoa-binh-viet-nam-o-trung-phi
Lớp học với chiếc bàn nhỏ và mấy cái ghế "di động" ở góc sân.
Thầy Sơn kiểm tra bài cũ bằng các phép tính, rồi giảng bài mới. Lớp không có bảng đen, phấn trắng, chỉ có bốn chiếc ghế, một chiếc bàn, bốn học sinh người Trung Phi và một thầy giáo người Việt. Bọn trẻ vừa học bài, vừa ngồi gãi lia lịa vì muỗi chích.
Buổi học kết thúc khi bóng tối bao trùm, lũ trẻ không trông thấy rõ mặt chữ. Muỗi thì vẫn kéo đến hàng đàn, vo ve cả dưới chân lẫn trên đầu. Muỗi ở đây có thể mang mầm bệnh sốt rét rất nguy hiểm.
Trong lúc các anh chị dọn bàn ghế, giấy bút, Angelina hỏi thầy ngày mai có thể tiếp tục học được không? Khi biết thầy bận trực ban, cô bé lại hỏi tiếp, vui mừng khi biết lịch học được chốt vào ngày kia. Để bọn trẻ hiểu, thầy Sơn cố gắng dùng một số từ tiếng Pháp mới học được để diễn tả. Bởi anh nói tiếng Anh, còn lũ trẻ thì giao tiếp bằng tiếng Pháp và Sango (tiếng địa phương).
Mỗi tuần, sĩ quan người Việt dành khoảng 4-5 buổi chiều, sau khi xong việc ở Phái bộ để dạy học cho bốn đứa trẻ. Lớp học ấy duy trì được gần nửa năm nay.
Kết thúc buổi dạy, trung tá Sơn đi bộ về khu trọ cách đó gần một km. Bóng tối bao trùm đường phố. Thủ đô Bangui không khác nhiều so với nhiều miền quê Việt Nam. "Nơi chúng tôi thuê trọ mỗi ngày chỉ có điện vài tiếng, tuyệt nhiên không thấy ánh đèn. Người dân đã quen với điều đó", anh giải thích. Vùng này từng mất điện hơn một tháng. Và nguồn điện trong khu trọ cũng từ bình ắc quy.
Trung tá Sơn được Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam cử sang làm nhiệm vụ ở Phái bộ MINUSCA hồi tháng 4, cùng với hai đại úy Hồ Tiến Hưng và Đinh Đức Long. Anh là sĩ quan tham mưu tại Trung tâm tác chiến quân sự, có nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình quân sự trên toàn lãnh thổ Trung Phi rồi báo cáo về trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ). Anh cũng nắm các đầu mối trong Phái bộ, làm cơ sở để giúp chỉ huy ra quyết định tác chiến. Hiện, Việt Nam có năm sĩ quan làm nhiệm vụ tại đây với nhiệm kỳ một năm.
lop-hoc-cua-si-quan-gin-giu-hoa-binh-viet-nam-o-trung-phi-1
Angelina - cô học trò nhỏ nhất lớp khoe tìm được tờ giấy trong đống vở cũ.
Lớp học "thiếu sách, thừa muỗi"
Tại Bangui, các sĩ quan Việt Nam ở trong khu nhà thuê cách Phái bộ vài km, cùng một số nhân viên khác. Đối diện khu nhà có gia đình bán củi. Khi rảnh, trung tá Sơn thường sang trò chuyện, chơi với đứa con hơn một tuổi của gia đình này. Thi thoảng, anh giúp họ bổ củi bán.
Một ngày giữa tháng 4, anh gặp chị Annie cùng con gái Choula đến mua củi. Thấy bó củi nặng, anh đề nghị vác giúp về nhà họ ở cách đó hơn nửa cây số. Gia đình Annie ở cùng với ba hộ khác trong ngôi nhà cấp bốn rộng hơn 50 m2, có một khoảng sân đất rộng và mảnh vườn. Họ không có bếp và thường nấu ăn ở phía trước nhà.
Ba đứa trẻ nhà Annie là Choula, Emmanuel và Angelina. Choula 15 tuổi, mới học tương đương lớp 7 ở Việt Nam. Nội chiến, bạo lực, xung đột sắc tộc liên miên khiến đường đến trường của em đứt quãng. Cô bé từng phải ở nhà hai năm.
Thấy thế, trung tá Sơn đề nghị với Annie để anh kèm thêm môn Toán và tiếng Anh cho Choula. Ở Việt Nam, anh từng nhiều năm giảng dạy tại Học viện Kỹ thuật quân sự, trước khi chuyển sang Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam. Chị Annie đồng ý, thầy Sơn có học trò đầu tiên.
Khi mới bắt đầu, anh Sơn cố gắng nói với Choula rằng hãy cho anh xem sách giáo khoa để biết cô bé đang học gì, nhằm có chương trình dạy phù hợp. Anh rất "choáng" khi Choula mang ra một cuốn sách tiếng Pháp, có nội dung "tương đương trình độ đại học ở Việt Nam". Hóa ra, đó không phải là sách giáo khoa của Choula mà là một cuốn giáo trình đại học cô bé mang ở đâu đó về.
"Bất đồng ngôn ngữ trở thành cản trở lớn nhất của thầy trò", anh nói.
lop-hoc-cua-si-quan-gin-giu-hoa-binh-viet-nam-o-trung-phi-2
Lũ trẻ "khiêu vũ" cùng thầy giáo.
Những ngày đầu tiên, Choula không thể làm phép tính cộng, trừ, nhân, chia hai số nguyên trái dấu, không hiểu cách tính toán có cả phép nhân chia và cộng trừ dù đã học lớp 7. Thầy giáo Sơn phải bắt đầu với kiến thức đơn giản nhất, từ cộng trừ hai số có một chữ số, rồi nâng dần lên các số có hai chữ số, ba chữ số...
Mỗi khi giảng bài, ngoài tiếng Anh và vốn tiếng Pháp tự học, thầy giáo phải dùng cả hành động để diễn đạt. Cuối buổi, anh thường rất đau cơ hàm vì nói nhiều, mỏi chân tay. Bù lại, Choula hiểu bài, có thể làm phép tính. Em còn dạy cho thầy giáo thêm tiếng Pháp và tiếng Sango.
Được hơn một tháng, Choula ngỏ lời với thầy Sơn cho Benita ở cách đó hơn một km đến học cùng. Cô bé đang học lớp 8, cũng phải ở nhà một năm. Ít ngày sau, Emmanuel và Angelina gia nhập lớp.
Cả bốn học trò đều không có sách giáo khoa, thiếu vở viết. Phụ huynh ba lần đi tìm mua nhưng sách vở đều khan hiếm. Có lần, thầy giáo người Việt lặng người khi thấy cô trò nhỏ Angelina khoe tìm được tờ giấy còn trống vài dòng. Đó là tờ giấy cô bé lục lọi được trong đống vở cũ, và cố tách xem có phải là hai tờ dính liền nhau không. Hôm sau, Angelina được thầy Sơn tặng một cuốn vở và thêm cây bút.
Hai tháng kiên trì, lũ trẻ biết làm những phép tính từ đơn giản đến khó hơn. Ngoài lớp "bổ túc" buổi chiều, bọn trẻ vẫn đến trường đi học đều đặn. Nếu chẳng may có cuộc giao tranh kéo dài, chúng sẽ ở nhà cả tháng.
Dạy học cũng là cách gìn giữ hòa bình
Lớp học với bốn đứa trẻ cho trung tá Sơn nhiều niềm vui lẫn kỷ niệm trong đời. Trong buổi liên hoan có sự tham gia của 40 sĩ quan Phái bộ cách đây một tuần, đồng nghiệp đã hỏi sĩ quan Việt Nam cảm nhận cuộc sống nơi này sau nửa năm làm nhiệm vụ. Nghe anh kể về niềm vui dạy học và cho xem ảnh bọn trẻ vẫn ngồi học khi trời nhá nhem tối, mộc góc buổi tiệc sôi nổi hẳn lên, gây chú ý cho mọi người. Họ vui vẻ gọi anh là "teacher". Cuối buổi, những người về trước đều đến bàn chào hỏi anh và gửi lời chúc tốt lành đến các học trò.
Kỷ niệm đáng nhớ mới đây thôi, sau buổi học ngày 21/9. Anh nhận được một mẩu giấy viết bằng tiếng Pháp có phần nguệch ngoạc từ các học trò "On vous aime beaucoup parce que vous prennez tous votre temp pour nous enseigner la, mathematique". Tạm dịch "Chúng em yêu mến thầy rất nhiều vì thầy đã dành tất cả thời gian mình có để dạy toán cho chúng em".
lop-hoc-cua-si-quan-gin-giu-hoa-binh-viet-nam-o-trung-phi-3
Dòng chữ viết trên trang giấy xé dở mà các học trò gửi đến "thầy giáo" Sơn.
Bốn năm nay, nội chiến liên miên ở đất nước gần 5 triệu dân này khiến hàng nghìn người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người phải lánh nạn ở các quốc gia láng giềng. Nhiều tổ chức nhân đạo đã có mặt, giúp người dân tị nạn, hỗ trợ dạy học, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.
Với lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, nhiệm vụ quan trọng nhất là bảo vệ người dân. Liên Hợp Quốc cũng quy định, các sĩ quan không được phép cho trẻ em đồ ăn, tiền bạc.
"Tôi muốn giúp bọn trẻ, nhưng không thể bằng các hoạt động hỗ trợ nhân đạo như ở Việt Nam, nhưng có thể mang lại kiến thức bằng cách dạy học. Mong muốn lớn nhất của lực lượng gìn giữ hòa bình là bọn trẻ được đến trường, có một lớp học với bảng đen, phấn trắng, không còn phải lo lắng bị tấn công hay phải bỏ nhà chạy loạn", người cha có con đang tuổi đến trường chia sẻ.
Năm 2014, Trung tâm gìn giữ hòa bình thành lập, đánh dấu Việt Nam chính thức gia nhập lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Từ hai sĩ quan đầu tiên, đến nay Việt Nam đã cử 19 lượt cán bộ làm nhiệm vụ sĩ quan liên lạc, sĩ quan tham mưu và quan sát viên quân sự tại Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc ở Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi.
Trong năm nay, Việt Nam đã cử 7 sĩ quan đi làm nhiệm vụ. Dự kiến đầu năm 2018, Bệnh viện dã chiến cấp 2 với biên chế 70 người cùng trang thiết bị hiện đại sẽ tham gia gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan.
Sĩ quan gìn giữ hòa bình là những người thuộc diện "trăm người chọn một". Ngoài am hiểu luật pháp quốc tế, phong tục nước sở tại, tuân thủ những nguyên tắc mà Liên Hợp Quốc đưa ra khi làm nhiệm vụ, họ phải vừa làm vừa học, tận dụng uy tín đất nước, quân đội Việt Nam để thuyết phục các lực lượng, phe phái chấp nhận cộng tác giải quyết các vấn đề mà Liên Hợp Quốc cần triển khai ở địa bàn.
Hoàng PhươngHơn 17h, xe bus của Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc tại Cộng hòa Trung Phi (MINUSCA) đưa các sĩ quan rời nhiệm sở, về khu trọ sau ngày làm việc. Đến trước một ngõ nhỏ ở phường 3, quận 3 của thủ đô Bangui, xe dừng lại. Một người lính mũ nồi xanh, quân phục rằn ri, ngực áo thêu hai chữ "Viet Nam" bước xuống. Đó là trung tá Lê Ngọc Sơn. Anh rảo nhanh vào trong ngõ.
Thấy bóng anh, lũ trẻ đang chơi đuổi bắt trên đường ùa đến. Cô bé Angelina nhanh nhất, chạy đến ôm chân thầy. Trong sân, ba đứa trẻ khác là Choula (15 tuổi), Benita (13 tuổi) và Emmanuel (10 tuổi) đã xếp bàn ghế, bày giấy bút chuẩn bị học bài.
lop-hoc-cua-si-quan-gin-giu-hoa-binh-viet-nam-o-trung-phi
Lớp học với chiếc bàn nhỏ và mấy cái ghế "di động" ở góc sân.
Thầy Sơn kiểm tra bài cũ bằng các phép tính, rồi giảng bài mới. Lớp không có bảng đen, phấn trắng, chỉ có bốn chiếc ghế, một chiếc bàn, bốn học sinh người Trung Phi và một thầy giáo người Việt. Bọn trẻ vừa học bài, vừa ngồi gãi lia lịa vì muỗi chích.
Buổi học kết thúc khi bóng tối bao trùm, lũ trẻ không trông thấy rõ mặt chữ. Muỗi thì vẫn kéo đến hàng đàn, vo ve cả dưới chân lẫn trên đầu. Muỗi ở đây có thể mang mầm bệnh sốt rét rất nguy hiểm.
Trong lúc các anh chị dọn bàn ghế, giấy bút, Angelina hỏi thầy ngày mai có thể tiếp tục học được không? Khi biết thầy bận trực ban, cô bé lại hỏi tiếp, vui mừng khi biết lịch học được chốt vào ngày kia. Để bọn trẻ hiểu, thầy Sơn cố gắng dùng một số từ tiếng Pháp mới học được để diễn tả. Bởi anh nói tiếng Anh, còn lũ trẻ thì giao tiếp bằng tiếng Pháp và Sango (tiếng địa phương).
Mỗi tuần, sĩ quan người Việt dành khoảng 4-5 buổi chiều, sau khi xong việc ở Phái bộ để dạy học cho bốn đứa trẻ. Lớp học ấy duy trì được gần nửa năm nay.
Kết thúc buổi dạy, trung tá Sơn đi bộ về khu trọ cách đó gần một km. Bóng tối bao trùm đường phố. Thủ đô Bangui không khác nhiều so với nhiều miền quê Việt Nam. "Nơi chúng tôi thuê trọ mỗi ngày chỉ có điện vài tiếng, tuyệt nhiên không thấy ánh đèn. Người dân đã quen với điều đó", anh giải thích. Vùng này từng mất điện hơn một tháng. Và nguồn điện trong khu trọ cũng từ bình ắc quy.
Trung tá Sơn được Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam cử sang làm nhiệm vụ ở Phái bộ MINUSCA hồi tháng 4, cùng với hai đại úy Hồ Tiến Hưng và Đinh Đức Long. Anh là sĩ quan tham mưu tại Trung tâm tác chiến quân sự, có nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình quân sự trên toàn lãnh thổ Trung Phi rồi báo cáo về trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ). Anh cũng nắm các đầu mối trong Phái bộ, làm cơ sở để giúp chỉ huy ra quyết định tác chiến. Hiện, Việt Nam có năm sĩ quan làm nhiệm vụ tại đây với nhiệm kỳ một năm.
lop-hoc-cua-si-quan-gin-giu-hoa-binh-viet-nam-o-trung-phi-1
Angelina - cô học trò nhỏ nhất lớp khoe tìm được tờ giấy trong đống vở cũ.
Lớp học "thiếu sách, thừa muỗi"
Tại Bangui, các sĩ quan Việt Nam ở trong khu nhà thuê cách Phái bộ vài km, cùng một số nhân viên khác. Đối diện khu nhà có gia đình bán củi. Khi rảnh, trung tá Sơn thường sang trò chuyện, chơi với đứa con hơn một tuổi của gia đình này. Thi thoảng, anh giúp họ bổ củi bán.
Một ngày giữa tháng 4, anh gặp chị Annie cùng con gái Choula đến mua củi. Thấy bó củi nặng, anh đề nghị vác giúp về nhà họ ở cách đó hơn nửa cây số. Gia đình Annie ở cùng với ba hộ khác trong ngôi nhà cấp bốn rộng hơn 50 m2, có một khoảng sân đất rộng và mảnh vườn. Họ không có bếp và thường nấu ăn ở phía trước nhà.
Ba đứa trẻ nhà Annie là Choula, Emmanuel và Angelina. Choula 15 tuổi, mới học tương đương lớp 7 ở Việt Nam. Nội chiến, bạo lực, xung đột sắc tộc liên miên khiến đường đến trường của em đứt quãng. Cô bé từng phải ở nhà hai năm.
Thấy thế, trung tá Sơn đề nghị với Annie để anh kèm thêm môn Toán và tiếng Anh cho Choula. Ở Việt Nam, anh từng nhiều năm giảng dạy tại Học viện Kỹ thuật quân sự, trước khi chuyển sang Trung tâm gìn giữ hòa bình Việt Nam. Chị Annie đồng ý, thầy Sơn có học trò đầu tiên.
Khi mới bắt đầu, anh Sơn cố gắng nói với Choula rằng hãy cho anh xem sách giáo khoa để biết cô bé đang học gì, nhằm có chương trình dạy phù hợp. Anh rất "choáng" khi Choula mang ra một cuốn sách tiếng Pháp, có nội dung "tương đương trình độ đại học ở Việt Nam". Hóa ra, đó không phải là sách giáo khoa của Choula mà là một cuốn giáo trình đại học cô bé mang ở đâu đó về.
"Bất đồng ngôn ngữ trở thành cản trở lớn nhất của thầy trò", anh nói.
lop-hoc-cua-si-quan-gin-giu-hoa-binh-viet-nam-o-trung-phi-2
Lũ trẻ "khiêu vũ" cùng thầy giáo.
Những ngày đầu tiên, Choula không thể làm phép tính cộng, trừ, nhân, chia hai số nguyên trái dấu, không hiểu cách tính toán có cả phép nhân chia và cộng trừ dù đã học lớp 7. Thầy giáo Sơn phải bắt đầu với kiến thức đơn giản nhất, từ cộng trừ hai số có một chữ số, rồi nâng dần lên các số có hai chữ số, ba chữ số...
Mỗi khi giảng bài, ngoài tiếng Anh và vốn tiếng Pháp tự học, thầy giáo phải dùng cả hành động để diễn đạt. Cuối buổi, anh thường rất đau cơ hàm vì nói nhiều, mỏi chân tay. Bù lại, Choula hiểu bài, có thể làm phép tính. Em còn dạy cho thầy giáo thêm tiếng Pháp và tiếng Sango.
Được hơn một tháng, Choula ngỏ lời với thầy Sơn cho Benita ở cách đó hơn một km đến học cùng. Cô bé đang học lớp 8, cũng phải ở nhà một năm. Ít ngày sau, Emmanuel và Angelina gia nhập lớp.
Cả bốn học trò đều không có sách giáo khoa, thiếu vở viết. Phụ huynh ba lần đi tìm mua nhưng sách vở đều khan hiếm. Có lần, thầy giáo người Việt lặng người khi thấy cô trò nhỏ Angelina khoe tìm được tờ giấy còn trống vài dòng. Đó là tờ giấy cô bé lục lọi được trong đống vở cũ, và cố tách xem có phải là hai tờ dính liền nhau không. Hôm sau, Angelina được thầy Sơn tặng một cuốn vở và thêm cây bút.
Hai tháng kiên trì, lũ trẻ biết làm những phép tính từ đơn giản đến khó hơn. Ngoài lớp "bổ túc" buổi chiều, bọn trẻ vẫn đến trường đi học đều đặn. Nếu chẳng may có cuộc giao tranh kéo dài, chúng sẽ ở nhà cả tháng.
Dạy học cũng là cách gìn giữ hòa bình
Lớp học với bốn đứa trẻ cho trung tá Sơn nhiều niềm vui lẫn kỷ niệm trong đời. Trong buổi liên hoan có sự tham gia của 40 sĩ quan Phái bộ cách đây một tuần, đồng nghiệp đã hỏi sĩ quan Việt Nam cảm nhận cuộc sống nơi này sau nửa năm làm nhiệm vụ. Nghe anh kể về niềm vui dạy học và cho xem ảnh bọn trẻ vẫn ngồi học khi trời nhá nhem tối, mộc góc buổi tiệc sôi nổi hẳn lên, gây chú ý cho mọi người. Họ vui vẻ gọi anh là "teacher". Cuối buổi, những người về trước đều đến bàn chào hỏi anh và gửi lời chúc tốt lành đến các học trò.
Kỷ niệm đáng nhớ mới đây thôi, sau buổi học ngày 21/9. Anh nhận được một mẩu giấy viết bằng tiếng Pháp có phần nguệch ngoạc từ các học trò "On vous aime beaucoup parce que vous prennez tous votre temp pour nous enseigner la, mathematique". Tạm dịch "Chúng em yêu mến thầy rất nhiều vì thầy đã dành tất cả thời gian mình có để dạy toán cho chúng em".
lop-hoc-cua-si-quan-gin-giu-hoa-binh-viet-nam-o-trung-phi-3
Dòng chữ viết trên trang giấy xé dở mà các học trò gửi đến "thầy giáo" Sơn.
Bốn năm nay, nội chiến liên miên ở đất nước gần 5 triệu dân này khiến hàng nghìn người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người phải lánh nạn ở các quốc gia láng giềng. Nhiều tổ chức nhân đạo đã có mặt, giúp người dân tị nạn, hỗ trợ dạy học, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.
Với lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, nhiệm vụ quan trọng nhất là bảo vệ người dân. Liên Hợp Quốc cũng quy định, các sĩ quan không được phép cho trẻ em đồ ăn, tiền bạc.
"Tôi muốn giúp bọn trẻ, nhưng không thể bằng các hoạt động hỗ trợ nhân đạo như ở Việt Nam, nhưng có thể mang lại kiến thức bằng cách dạy học. Mong muốn lớn nhất của lực lượng gìn giữ hòa bình là bọn trẻ được đến trường, có một lớp học với bảng đen, phấn trắng, không còn phải lo lắng bị tấn công hay phải bỏ nhà chạy loạn", người cha có con đang tuổi đến trường chia sẻ.
Năm 2014, Trung tâm gìn giữ hòa bình thành lập, đánh dấu Việt Nam chính thức gia nhập lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc. Từ hai sĩ quan đầu tiên, đến nay Việt Nam đã cử 19 lượt cán bộ làm nhiệm vụ sĩ quan liên lạc, sĩ quan tham mưu và quan sát viên quân sự tại Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc ở Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi.
Trong năm nay, Việt Nam đã cử 7 sĩ quan đi làm nhiệm vụ. Dự kiến đầu năm 2018, Bệnh viện dã chiến cấp 2 với biên chế 70 người cùng trang thiết bị hiện đại sẽ tham gia gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan.
Sĩ quan gìn giữ hòa bình là những người thuộc diện "trăm người chọn một". Ngoài am hiểu luật pháp quốc tế, phong tục nước sở tại, tuân thủ những nguyên tắc mà Liên Hợp Quốc đưa ra khi làm nhiệm vụ, họ phải vừa làm vừa học, tận dụng uy tín đất nước, quân đội Việt Nam để thuyết phục các lực lượng, phe phái chấp nhận cộng tác giải quyết các vấn đề mà Liên Hợp Quốc cần triển khai ở địa bàn.
Hoàng Phương