Lập bộ phận giám sát an toàn đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Trao đổi với VnExpress, ông Lê Kim Thành, Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt, cho biết hiện Ban Quản lý dự án đã cho phép xây dựng lại 2 trong số 7 nhà ga và trong tuần này cho triển khai tiếp 5 nhà ga. Các nhà ga này đã được rà soát, tăng cường các biện pháp an toàn.

Theo ông Thành, việc thi công các nhà ga đường sắt Cát Linh - Hà Đông tương đối phức tạp trong bối cảnh phương tiện vẫn tham gia lưu thông trên tuyến đường Nguyễn Trãi - Trần Phú. Ban Quản lý dự án phải phối hợp với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thống nhất phương án xén để mở thêm làn đường, đóng kín đoạn đường ở phía dưới để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Để đảm bảo an toàn thi công các nhà ga, Ban quản lý dự án cũng yêu cầu đơn vị thi công phải sửa chữa lại toàn bộ hệ đà giáo trước khi thi công trở lại.

lap-dam-3251-1427100000.jpg

Lao lắp dầm trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Đ.Loan

Ngoài ra, Ban Quản lý dự án đường sắt đã thành lập bộ phận chuyên kiểm tra hiện trường và giám sát an toàn. Các hạng mục liên quan an toàn lao động phải được Ban quản lý dự án phê duyệt sau đó mới cho thi công.

Liên quan đến tiến độ dự án, lãnh đạo Ban quản lý dự án cho biết, đến cuối 2015 toàn bộ hạ tầng chạy tàu tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông có thể hoàn thành, đến đầu năm 2016 khi đưa đoàn tàu về sẽ tiến hành chạy thử, sau đó đưa vào khai thác thương mại.

Hiện tiến độ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được kiểm soát khá chặt chẽ, các trụ đường sắt đã được hoàn thành, các nhà thầu đã lao lắp được 354 phiến dầm trong số 806 phiến. "Dự án đường sắt đô thị là công trình có rất nhiều khó khăn trong quá trình thi công nên tiến độ dự án rất dễ bị ảnh hưởng", ông Lê Kim Thành bày tỏ.

Dự án hiện còn vướng mắc một số vấn đề như khâu thiết kế chưa được hoàn thiện. Ngoài ra, Tổng thầu Trung Quốc đang khó khăn trong việc huy động thêm nguồn lực tài chính. Ban Quản lý dự án đường sắt đang yêu cầu nhà thầu chuyển kinh phí từ vốn lưu động để thúc đẩy tiến độ cho công trình.

Sau hàng loạt sự cố ở dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông liên quan đến việc sập đà giáo xà mũrơi bó thép khiến một người chết và hai người bị thương tại nhà ga bến xe Hà Đông vào cuối tháng 12/2014, Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định đình chỉ toàn bộ dự án để điều tra xem xét, kiểm tra công tác thi công.

Đoàn LoanTrao đổi với VnExpress, ông Lê Kim Thành, Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt, cho biết hiện Ban Quản lý dự án đã cho phép xây dựng lại 2 trong số 7 nhà ga và trong tuần này cho triển khai tiếp 5 nhà ga. Các nhà ga này đã được rà soát, tăng cường các biện pháp an toàn.

Theo ông Thành, việc thi công các nhà ga đường sắt Cát Linh - Hà Đông tương đối phức tạp trong bối cảnh phương tiện vẫn tham gia lưu thông trên tuyến đường Nguyễn Trãi - Trần Phú. Ban Quản lý dự án phải phối hợp với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thống nhất phương án xén để mở thêm làn đường, đóng kín đoạn đường ở phía dưới để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Để đảm bảo an toàn thi công các nhà ga, Ban quản lý dự án cũng yêu cầu đơn vị thi công phải sửa chữa lại toàn bộ hệ đà giáo trước khi thi công trở lại.

lap-dam-3251-1427100000.jpg
Lao lắp dầm trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: Đ.Loan
Ngoài ra, Ban Quản lý dự án đường sắt đã thành lập bộ phận chuyên kiểm tra hiện trường và giám sát an toàn. Các hạng mục liên quan an toàn lao động phải được Ban quản lý dự án phê duyệt sau đó mới cho thi công.

Liên quan đến tiến độ dự án, lãnh đạo Ban quản lý dự án cho biết, đến cuối 2015 toàn bộ hạ tầng chạy tàu tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông có thể hoàn thành, đến đầu năm 2016 khi đưa đoàn tàu về sẽ tiến hành chạy thử, sau đó đưa vào khai thác thương mại.

Hiện tiến độ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được kiểm soát khá chặt chẽ, các trụ đường sắt đã được hoàn thành, các nhà thầu đã lao lắp được 354 phiến dầm trong số 806 phiến. "Dự án đường sắt đô thị là công trình có rất nhiều khó khăn trong quá trình thi công nên tiến độ dự án rất dễ bị ảnh hưởng", ông Lê Kim Thành bày tỏ.

Dự án hiện còn vướng mắc một số vấn đề như khâu thiết kế chưa được hoàn thiện. Ngoài ra, Tổng thầu Trung Quốc đang khó khăn trong việc huy động thêm nguồn lực tài chính. Ban Quản lý dự án đường sắt đang yêu cầu nhà thầu chuyển kinh phí từ vốn lưu động để thúc đẩy tiến độ cho công trình.

Sau hàng loạt sự cố ở dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông liên quan đến việc sập đà giáo xà mũ, rơi bó thép khiến một người chết và hai người bị thương tại nhà ga bến xe Hà Đông vào cuối tháng 12/2014, Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định đình chỉ toàn bộ dự án để điều tra xem xét, kiểm tra công tác thi công.

Đoàn Loan

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
37382
Số người truy cập:
9155092