Làm gì để CSGT thôi nhận mãi lộ?

 Bộ Công an đã có công văn yêu cầu Giám đốc Công an các địa phương có Cảnh sát giao thông (CSGT) thực hiện hành vi nhũng nhiễu, nhận mãi lộ, bị báo chí phát hiện và phản ánh, phải trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, kết luận rõ sự việc, nếu đúng thì phải xử lý nghiêm. Những trường hợp cán bộ, chiến sĩ được xác định có vi phạm pháp luật, nhận hối lộ cần đưa ra khỏi lực lượng công an để xử lý theo pháp luật. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô-tô Việt Nam.

 

Làm gì để CSGT thôi nhận mãi lộ?, Tin tức trong ngày, canh sat nhan mai lo, mai lo, csgt, tin hay, tin hot, tin tuc

(Ảnh: C.X.Vinh)

 

Ông nghĩ như thế nào khi đón nhận thông tin về những vụ việc nhận tiền mãi lộ của CSGT Thanh Hóa, khiến Bộ Công an phải vào cuộc, yêu cầu công an các tỉnh kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng này?

 

Tình trạng CSGT nhận mãi lộ không chỉ diễn ra ở khu vực miền Trung, mà xảy ra ở nhiều địa phương khác. Theo tôi, Bộ Công an quyết liệt vào việc sẽ giúp cải thiện tình trạng này, giải tỏa bức xúc trong dư luận thời gian qua. Doanh nghiệp cũng sẽ được hưởng lợi vì giải chi phí vận tải không còn dính dáng gì đến những khoản tiền mãi lộ như thế nữa.

 

Nhưng cũng không ít trường hợp lái xe vi phạm muốn “giải quyết” tại chỗ, nên đã tiếp tay cho hành vi nhận mãi lộ của lực lượng CSGT?

 

Đó là do lực lượng CSGT thực thi không nghiêm. Ngoài ra, chế tài xử lý vi phạm hiện quá rườm rà, gây phiền phức cho người vi phạm, phải đến nơi vi phạm để giải quyết, ra kho bạc nộp tiền phạt rồi mới đến công an gải quyết, nhận lại giấy tờ xe. Đó là chưa kể trường hợp còn bị giữ xe. Do vậy, nhiều lái xe vi phạm muốn “giải quyết” tại chỗ để giảm phiền phức. Nhiều lần Hiệp hội chúng tôi đã kiến nghị, nên đơn giản hóa thủ tục giải quyết vi phạm, chẳng hạn như cho phép tài xế mở tài khoản tại kho bạc hoặc ngân hàng, khi vi phạm có thể xử phạt ngay tại chỗ. Bên cạnh đó, cũng có thể áp dụng hình thức dán tem vi phạm, hẹn tài xế đến hạn phải nộp phạt, nếu không đúng hẹn, mức phạt có thể tăng lên. Làm như vậy, tôi tin lái xe sẽ phải chấp hành, hạn chế được tình trạng “giải quyết” tại chỗ, tiếp tay cho hành vi nhận mãi lộ.

 

Có ý kiến cho rằng phía doanh nghiệp cũng gây áp lực khiến tài xế chở quá khổ, quá tải, qua đó gián tiếp tiếp tay cho hành vi vi phạm của tài xế và mãi lộ của CSGT?

 

Đừng hiểu nhầm rằng việc tài xế chở quá tải sẽ có lợi cho doanh nghiệp. Thực trạng chở quá tải không những không đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp, mà ngược lại, chi phí vận tải chỉ tăng lên, lợi nhuận đó chỉ rơi vào tay lái xe.

 

Theo ông, cần phải làm gì để CSGT thực thi theo đúng nhiệm vụ, làm thẳng tay, không nể nang và nhất quyết không nhận mãi lộ?

 

Nếu thực hiện được điều đó thì quá tốt, nhưng thật khó! Dẫu vậy, tôi vẫn tin, nếu Bộ Công an vào cuộc, xử lý nghiêm mình thì chắc chắn tình hình sẽ khá hơn nhiều. Thời gian đầu, cánh tài xế có thể phản ứng vì bị phiền phức, nhưng về lâu dài sẽ hiệu quả vì tất cả phải chấp hành.

 

Ông có khuyến cáo gì đến các doanh nghiệp vận tải và tài xế?

 

Từ đầu năm 2011, Hiệp hội vận tải ô-tô đã phát động phong trào “6 không”, trong đó có việc không chở quá khổ, quá tải cho các tài xế. Chúng tôi cũng tổ chức tập huấn cho cán bộ chủ chốt của các doanh nghiệp về nội dung này. “Bài” được chúng tôi đưa ra là kiên quyết nói không với chở quá tải, coi nội dung an toàn giao thông ngang với hiệu quả sản xuất kinh doanh. Điều nữa là chấp hành luật lệ giao thông thật tốt, bởi nếu anh không vi phạm, ai có thể xử phạt được anh?

 

Xin cảm ơn ông!


Giày Đại Phát solution
Số người online:
5297
Số người truy cập:
9246583