Không có hố tử thần ở vòng xoay Hòa Bình

20 giờ 15 phút: TS Vũ Văn Bằng, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ nước và Môi trường (Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) có mặt tại vòng xoay Hòa Bình (quận 11, TPHCM) để xác định lại vị trí hố tử thần ở vòng xoay Hòa Bình.
 
Theo ông, ở đây có hai hố tròn. Một hố có đường kính 1m, đào sâu xuống 1,3m sẽ gặp. Hố thứ hai có đường kính 1,1m, đào sâu khoảng 1,7-1,9m sẽ gặp. Hai hố này rỗng và có nước, nằm cách nhau chưa đầy 2m và không thông nhau.
 
TS Vũ Văn Bằng (áo đen) đang xác định lại vị trí hố tử thần tại vòng xoay Hòa Bình
 

Theo ông Bằng, ở đây có hai hố
 
Rời khỏi vòng xoay Hòa Bình, TS Bằng sẽ trở lại hai địa điểm khác là ngã tư Phó Cơ Điều – Ba Tháng Hai (quận 11) và vòng xoay Công trường Dân chủ (quận 3) để xác định lại các hố tử thần tại hai nơi này.
 
21 giờ: Sở GTVT TPHCM bắt đầu cho cắt bê tông nhựa mặt đường, chuẩn bị đào sâu xuống.
 
Có mặt tại hiện trường, Phó giám đốc Sở GTVT Lê Toàn cho biết: “Nếu đúng là có hố tử thần thì đây là sự may mắn cho TP vì sẽ rút gọn được thời gian “truy tìm” hố”.
 
Sở GTVT bắt đầu cắt bê tông nhựa mặt đường để kiểm chứng
 
 
 

Bắt đầu đào sâu xuống lòng đường




Người đi đường và cư dân quanh khu vực hiếu kỳ xem sự việc
 
24 giờ đêm: PV báo Người Lao Động báo về từ hiện trường cho biết sau 3 tiếng đào đường lên kiểm chứng, không hề có hố tử thần nào ở vòng xoay Hòa Bình theo như "chẩn đoán" của TS Bằng hai ngày trước đó.
 
Sở GTVT TPHCM cũng quyết định không đến ngã tư Phó Cơ Điều – Ba Tháng Hai để đào đường kiểm chứng như dự định trước đó.
 
Theo TS. Vũ Văn Bằng, dựa trên phương pháp địa bức xạ, máy BXT-09 do ông chế tạo có thể dò tìm được những công trình ngầm như ống cống, dây điện và xác định được độ sâu của đường ống trong lòng đất, chiều dài lẫn tiết diện ngang của ống, đồng thời “bắt” được những đoạn cống bị hở hoặc bể, hàm ếch có nguy cơ tạo thành hố tử thần.
 
Trước đây, TS. Bằng đã dùng phương pháp này dò tìm nước ngầm thành công ở Khu Kinh tế và Công nghiệp cảng biển Hòn La (Quảng Bình); dò tìm đứt gẫy kiến tạo nền và hang ngầm ở lòng hồ thủy điện Nậm Pàn (Sơn La); tìm nước ở xã Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (đây là đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu); xác định ranh giới xâm nhập mặn ở xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình...
 
Bài và ảnh: Ánh Nguyệt

Giày Đại Phát solution
Số người online:
20036
Số người truy cập:
9421681