Khởi thủy ngày Quốc tế Phụ nữ không phải là 8/3

 Năm 1869, John Stuart Mill là người đầu tiên trong quốc hội Anh kêu gọi quyền bầu cử cho phụ nữ. Ngày 19/9/1983, New Zealand đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép phụ nữ tham gia bầu cử. Phụ nữ trên nhiều quốc gia không được hưởng quyền bình đẳng giới đã liên tục vận động trong nhiều năm.

Ngày quốc tế phụ nữ đầu tiên không phải ngày 8/3.

Năm 1910, hội nghị quốc tế phụ nữ được tổ chức tại Copenhagen (Đan Mạch) lần thứ hai. Lãnh đạo văn phòng phụ nữ của Đảng Dân chủ Xã hội Đức, bà Claza Zetkin, đã trình bày ý tưởng có một ngày Quốc tế phụ nữ. Bà đề nghị, hàng năm tại mỗi quốc gia phải có một ngày lễ chung dành cho “một nửa thế giới” - ngày của phụ nữ. Hội nghị với sự tham gia của hơn 100 phụ nữ tới từ 17 quốc gia, đại diện cho công đoàn, đảng xã hội, câu lạc bộ phụ nữ, trong đó có 3 phụ nữ đầu tiên được bầu vào quốc hội Hà Lan. Đề nghị của bà Zetkin đã nhận được sự ủng hộ và nhất trí hoàn toàn.

Và ngày quốc tế phụ nữ đầu tiên ra đời một năm sau đó vào ngày 19/3/1911. Sở dĩ ngày 19/3 được lựa chọn là để ghi nhớ ngày 19/3/1848, khi vua Phổ lần đầu tiên thừa nhận sức mạnh của phụ nữ trong lực lượng vũ trang và vạch ra những đường lối mới, trước sự đe dọa nổi dậy của giai cấp vô sản. Tuy nhiên, trong số nhiều lời hứa của ông khi đó, việc giới thiệu phụ nữ vào danh sách ứng cử đã không được thực hiện.

Ngay lập tức, thông tin về ngày quốc tế phụ nữ được lan truyền trên các phương tiện truyền thông, báo chí và trong đời sống người dân. Những bài báo với tiêu đề như “Bỏ phiếu cho phụ nữ Đức”, “Ngày phụ nữ ở Áo”, “Phụ nữ và Quốc hội”, “Phụ nữ và Công việc” hay “Người phụ nữ của gia đình có thể tham gia vào chính trị?” xuất hiện liên tục trên các tạp chí. Các bài báo phân tích kỹ câu hỏi về sự bình đẳng của phụ nữ trong chính phủ và xã hội. Điểm đặc biệt là tất cả các bài báo đều nhấn mạnh rằng, đó là điều hoàn toàn cần thiết, cần nâng cao quyền lợi của phụ nữ để quốc hội dân chủ hơn. Thành công của ngày Quốc tế phụ nữ đầu tiên của năm 1911 đã vượt ngoài mong đợi.

Những cuộc gặp gỡ, trao đổi được tổ chức ở nhiều nơi, trong các thị trấn nhỏ, các ngôi làng với mục tiêu giành lại vị thế cho phụ nữ từ tay phái mạnh. Một sự thay đổi lớn đã xảy ra khi đàn ông ở nhà trông con, còn vợ của họ tham gia vào những cuộc họp.

Đến năm 1913, ngày Quốc tế phụ nữ đã được chuyển sang ngày 8/3, và sau đó được Liên Hiệp Quốc chính thức hóa vào năm 1975. Hiện nay, ngày Quốc tế phụ nữ vẫn còn được xem là ngày lễ chính thức tại nhiều quốc gia, như Trung Quốc, Armenia, Nga, Azerbaijan, Belarus, Bulgaria, Kazakhstan, Mông Cổ, Việt Nam...


Giày Đại Phát solution
Số người online:
8009
Số người truy cập:
7626518