Kè biển hơn chục tỷ đồng chưa nghiệm thu đã vỡ nát

 

 
Kè chống sạt lở thôn Thạnh Đức 1 bị sóng đánh vỡ nát. Ảnh: Thạch Thảo.

Kè chống sạt lở thôn Thạnh Đức 1 bị sóng đánh vỡ nát. Ảnh: Thạch Thảo.

Nhiều năm qua, các khu dân cư bên bờ biển xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) thường xuyên bị triều cường uy hiếp. Tại thôn Thạnh Đức 1, triều cường xâm thực sâu vào khu dân cư khiến người dân luôn nơm nớp lo sợ.

Tháng 3/2014, Sở Nông nghiệp Quảng Ngãi kiểm tra thực tế tình hình sạt lở tại khu vực này. Báo cáo của địa phương khi đó cho biết, riêng năm 2013, nước biển và triều cường làm xói lở đến 10 m. Khu vực sạt lở kéo dài khoảng 300 m bờ biển.

Đến cuối năm 2014, UBND Quảng Ngãi đầu tư 8 tỷ đồng từ nguồn thu vượt thu dự toán HĐND tỉnh cho dự án Kè chống sạt lở bờ biển thôn Thạnh Đức 1.

Tổng kinh phí dự án sau đó được điều chỉnh lên 15 tỷ đồng, do Ban Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đức Phổ làm chủ đầu tư.

Theo thiết kế, kè dài 300 m, mục tiêu đảm bảo an toàn cho 60 hộ dân trong vùng chịu ảnh hưởng của sạt lở, trong đó có 20 hộ dân với khoảng 150 nhân khẩu đang bị thủy triều xâm thực.

Dự án được triển khai năm 2015, tuy nhiên đến cuối năm 2016, kè này vẫn chưa hoàn thành và nghiệm thu thì đã bị sóng đánh tan hoang.

Tại hiện trường, nhiều đoạn kè bị vỡ vụn, sụt lún, một số đoạn bêtông bị vỡ thành từng mảng, cốt thép lộ ra ngoài dần hoen gỉ. Sóng đánh vào những khu vực kè lở tạo ra hàm ếch hình bán nguyệt đường kính gần 6 m.

"Bây giờ còn thấy chứ năm sau mà không sửa là không thấy kè nữa đâu. Kiểu này có bão lớn là phải di dời như trước đây thôi", một người dân nói.

Ông Võ Văn Kiên - Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư và xây huyện Đức Phổ cho biết, vừa qua Ban Quản lý đã làm việc với Sở Nông nghiệp và UBND tỉnh về kè chống sạt lở Thạnh Đức 1.

"Bây giờ xử lý như cũ thì không hiệu quả. Phải chờ các chuyên gia đầu ngành về kè biển mới kiểm tra, xử lý được", ông Kiên cho biết.

Theo ông Kiên, chưa thể đánh giá hết được đâu là lỗi do các đơn vị quản lý, thi công, đâu là do thiên tai. "Năm vừa rồi sóng biển rất phức tạp", ông Kiên nhìn nhận.

Sóng đánh tạo nhiều hàm ếch lớn. Ảnh: Thạch Thảo.

Sóng đánh tạo nhiều hàm ếch lớn. Ảnh: Thạch Thảo.

Theo ông Nguyễn Duy Trinh - Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh, toàn xã có 1.000 hộ dân với khoảng 5.000 người bị sạt lở bờ biển đe dọa. Tuy nhiên, các kè chống sạt lở trong huyện đều bị hư hỏng nặng.

Ngoài kè Thạnh Đức 1, bờ kè chắn sóng Phổ Thạnh dài 1.000 m, được xây dựng với tổng kinh phí 20 tỷ đồng, đưa vào sử dụng chục năm qua cũng đã bị triều cường cuối năm 2016 "nuốt" 300 m.

Để bảo vệ nhà cửa của 300 hộ dân, xã Phổ Thạnh đã bỏ ra một tỷ đồng đổ đá, gia cố tạm thời. "Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp trước mắt. Kè này chỉ cần một cơn bão lớn là tan hoang, nhưng để sửa chữa, làm mới kiên cố thì phải chờ cấp trên", ông Trinh nói.

Thạch Thảo
Kè chống sạt lở thôn Thạnh Đức 1 bị sóng đánh vỡ nát. Ảnh: Thạch Thảo.
Kè chống sạt lở thôn Thạnh Đức 1 bị sóng đánh vỡ nát. Ảnh: Thạch Thảo.
Nhiều năm qua, các khu dân cư bên bờ biển xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) thường xuyên bị triều cường uy hiếp. Tại thôn Thạnh Đức 1, triều cường xâm thực sâu vào khu dân cư khiến người dân luôn nơm nớp lo sợ.

Tháng 3/2014, Sở Nông nghiệp Quảng Ngãi kiểm tra thực tế tình hình sạt lở tại khu vực này. Báo cáo của địa phương khi đó cho biết, riêng năm 2013, nước biển và triều cường làm xói lở đến 10 m. Khu vực sạt lở kéo dài khoảng 300 m bờ biển.

Đến cuối năm 2014, UBND Quảng Ngãi đầu tư 8 tỷ đồng từ nguồn thu vượt thu dự toán HĐND tỉnh cho dự án Kè chống sạt lở bờ biển thôn Thạnh Đức 1.

Tổng kinh phí dự án sau đó được điều chỉnh lên 15 tỷ đồng, do Ban Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng huyện Đức Phổ làm chủ đầu tư.

Theo thiết kế, kè dài 300 m, mục tiêu đảm bảo an toàn cho 60 hộ dân trong vùng chịu ảnh hưởng của sạt lở, trong đó có 20 hộ dân với khoảng 150 nhân khẩu đang bị thủy triều xâm thực.

Dự án được triển khai năm 2015, tuy nhiên đến cuối năm 2016, kè này vẫn chưa hoàn thành và nghiệm thu thì đã bị sóng đánh tan hoang.

Tại hiện trường, nhiều đoạn kè bị vỡ vụn, sụt lún, một số đoạn bêtông bị vỡ thành từng mảng, cốt thép lộ ra ngoài dần hoen gỉ. Sóng đánh vào những khu vực kè lở tạo ra hàm ếch hình bán nguyệt đường kính gần 6 m.

"Bây giờ còn thấy chứ năm sau mà không sửa là không thấy kè nữa đâu. Kiểu này có bão lớn là phải di dời như trước đây thôi", một người dân nói.

Ông Võ Văn Kiên - Giám đốc Ban Quản lý các dự án đầu tư và xây huyện Đức Phổ cho biết, vừa qua Ban Quản lý đã làm việc với Sở Nông nghiệp và UBND tỉnh về kè chống sạt lở Thạnh Đức 1.

"Bây giờ xử lý như cũ thì không hiệu quả. Phải chờ các chuyên gia đầu ngành về kè biển mới kiểm tra, xử lý được", ông Kiên cho biết.

Theo ông Kiên, chưa thể đánh giá hết được đâu là lỗi do các đơn vị quản lý, thi công, đâu là do thiên tai. "Năm vừa rồi sóng biển rất phức tạp", ông Kiên nhìn nhận.

Sóng đánh tạo nhiều hàm ếch lớn. Ảnh: Thạch Thảo.
Sóng đánh tạo nhiều hàm ếch lớn. Ảnh: Thạch Thảo.
Theo ông Nguyễn Duy Trinh - Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh, toàn xã có 1.000 hộ dân với khoảng 5.000 người bị sạt lở bờ biển đe dọa. Tuy nhiên, các kè chống sạt lở trong huyện đều bị hư hỏng nặng.

Ngoài kè Thạnh Đức 1, bờ kè chắn sóng Phổ Thạnh dài 1.000 m, được xây dựng với tổng kinh phí 20 tỷ đồng, đưa vào sử dụng chục năm qua cũng đã bị triều cường cuối năm 2016 "nuốt" 300 m.

Để bảo vệ nhà cửa của 300 hộ dân, xã Phổ Thạnh đã bỏ ra một tỷ đồng đổ đá, gia cố tạm thời. "Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp trước mắt. Kè này chỉ cần một cơn bão lớn là tan hoang, nhưng để sửa chữa, làm mới kiên cố thì phải chờ cấp trên", ông Trinh nói.

Thạch Thảo

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
16401
Số người truy cập:
9124890