Con đường đến nhà ông Chu Văn Thanh ở thôn Nà Tèn, xã Chu Túc (Văn Quan, Lạng Sơn) khá lắt léo. Nhưng khi hỏi bất kỳ người dân nào, ai cũng biết ông và nhiệt tình chỉ đường. Bà con vẫn gọi ông một cách trìu mến là “ông Thanh trường mầm non”.
Ông Chu Văn Thanh bên con đường đất dẫn vào trường mầm non Chu Túc. Ảnh:Hồng Vân. |
Vừa dẫn khách đi trên con đường đất dẫn đến trường mầm non xã Chu Túc, ông Thanh vừa kể, trường mầm non được thành lập, nhưng cơ sở thiếu thốn, bếp nấu ăn tạm bợ, chưa có phòng chức năng riêng. Các cháu phải học nhờ ở trường tiểu học Chu Túc, việc học tập của cô và trò bị ảnh hưởng rất nhiều.
Nhận thấy khó khăn của nhà trường, trước đây một vài hộ gia đình đề nghị hiến đất xây trường, nhưng địa điểm lại không thuận lợi, ở quá xa hoặc địa hình quá dốc. Đến năm 2012, gia đình ông Thanh ngỏ ý hiến đất làm trường mầm non thì được chính quyền phê duyệt.
“Nhìn các cháu đi học khổ quá, nhiều cháu ở thôn xa buổi sáng đi lại đã khó rồi, tới lớp lại không có chỗ học đàng hoàng. Nếu xây được trường thì sau này con cháu tôi cũng được hưởng, đâu có thiệt thòi gì”, ông Thanh chia sẻ.
Đất đai với người nông dân là tài sản quý giá, do vậy ông Thanh muốn tham khảo ý kiến họ hàng. Khi gia đình đem việc hiến 2.240 m2 đất xây trường và hơn 300 m2 đất làm đường ra bàn bạc thì bị phản đối. Họ hàng cho rằng ông cha chỉ để lại bằng đó đất, nếu hiến đi sau này không còn để làm vườn, làm nương. Nếu bán đất còn được chút tiền làm ăn.
Tuy nhiên, gia đình ông bỏ ngoài tai mọi lời dị nghị. “Người bảo tôi dở hơi cũng có, nhưng tôi nghĩ đất này là của gia đình, vợ con đồng ý hiến rồi, nhà nghèo không có tiền đóng góp thì góp mảnh đất cho nhà trường, cho xã”, người đàn ông 53 tuổi giải thích.
Gia đình ông Thanh thuộc hộ nghèo của xã Chu Túc, cái ăn quanh năm chỉ trông vào mấy sào ruộng cấy 2 vụ cùng đàn gia cầm. Mảnh đất ông hiến để xây trường trước đây trồng hơn 100 cây mận tam hoa, hàng chục cây lê, hồng, bồ kết, mỗi năm đem lại gần 20 triệu đồng, là nguồn thu nhập chính ngoài làm ruộng.
Phải chặt bỏ vườn cây ăn quả lâu năm, ông Thanh cũng xót, nhưng nghĩ đến tương lai các cháu nhỏ có trường học ổn định, gia đình lại vui vẻ. Vợ chồng ông xoay thêm việc nấu rượu, chăn lợn để có chút thu nhập nuôi hai người con ăn học. Trong quá trình xây dựng trường mầm non, ông Thanh và người con trai lớn cũng tham gia phụ xây, vợ ông thì nấu cơm cho thợ.
“Xã hỗ trợ cho gia đình tôi một con lợn nái và một con lợn thịt. Tôi chăn lợn bằng bỗng rượu, nom con nào con nấy hồng hào mập mạp thích mắt lắm. Thế này tôi cũng yên tâm có đồng ra đồng vào”, ông Thanh hồ hởi khoe.
Ông Thanh đứng trước trường mầm non Chu Túc. Ảnh: Hồng Vân. |
Trường mầm non xã Chu Túc được khởi công từ cuối năm 2014, hiện trong giai đoạn thi công cuối. Dãy 4 lớp học 2 tầng, 2 phòng chức năng, phòng y tế, nhà bếp đều đạt chuẩn. Học sinh có sân chơi rộng rãi. Con đường đất dẫn lên trường dài hơn 300 m của gia đình ông Thanh hiến cũng sắp được đổ bê tông.
Cô Hoàng Thị Thận, Hiệu trưởng trường mầm non xã Chu Túc, phấn khởi cho biết khi công trình hoàn thành, trường sẽ chuyển mọi trang thiết bị, đồ dùng học tập đến địa điểm mới, trả lại cơ sở vật chất cho trường tiểu học để các em không phải đi học nhờ nhà họp thôn hoặc dồn lớp.
“Nhờ có chú Thanh hiến đất xây trường mà tới đây 78 cháu mầm non tại trường chính có nơi vui chơi, học tập tốt hơn. Mọi lời cảm ơn đều không thể nói hết trước hành động cao đẹp của gia đình chú”, cô Thận nói.
Hồng VânCon đường đến nhà ông Chu Văn Thanh ở thôn Nà Tèn, xã Chu Túc (Văn Quan, Lạng Sơn) khá lắt léo. Nhưng khi hỏi bất kỳ người dân nào, ai cũng biết ông và nhiệt tình chỉ đường. Bà con vẫn gọi ông một cách trìu mến là “ông Thanh trường mầm non”.
ongthanh-6184-1443091691.jpg
Ông Chu Văn Thanh bên con đường đất dẫn vào trường mầm non Chu Túc. Ảnh: Hồng Vân.
Vừa dẫn khách đi trên con đường đất dẫn đến trường mầm non xã Chu Túc, ông Thanh vừa kể, trường mầm non được thành lập, nhưng cơ sở thiếu thốn, bếp nấu ăn tạm bợ, chưa có phòng chức năng riêng. Các cháu phải học nhờ ở trường tiểu học Chu Túc, việc học tập của cô và trò bị ảnh hưởng rất nhiều.
Nhận thấy khó khăn của nhà trường, trước đây một vài hộ gia đình đề nghị hiến đất xây trường, nhưng địa điểm lại không thuận lợi, ở quá xa hoặc địa hình quá dốc. Đến năm 2012, gia đình ông Thanh ngỏ ý hiến đất làm trường mầm non thì được chính quyền phê duyệt.
“Nhìn các cháu đi học khổ quá, nhiều cháu ở thôn xa buổi sáng đi lại đã khó rồi, tới lớp lại không có chỗ học đàng hoàng. Nếu xây được trường thì sau này con cháu tôi cũng được hưởng, đâu có thiệt thòi gì”, ông Thanh chia sẻ.
Đất đai với người nông dân là tài sản quý giá, do vậy ông Thanh muốn tham khảo ý kiến họ hàng. Khi gia đình đem việc hiến 2.240 m2 đất xây trường và hơn 300 m2 đất làm đường ra bàn bạc thì bị phản đối. Họ hàng cho rằng ông cha chỉ để lại bằng đó đất, nếu hiến đi sau này không còn để làm vườn, làm nương. Nếu bán đất còn được chút tiền làm ăn.
Tuy nhiên, gia đình ông bỏ ngoài tai mọi lời dị nghị. “Người bảo tôi dở hơi cũng có, nhưng tôi nghĩ đất này là của gia đình, vợ con đồng ý hiến rồi, nhà nghèo không có tiền đóng góp thì góp mảnh đất cho nhà trường, cho xã”, người đàn ông 53 tuổi giải thích.
Gia đình ông Thanh thuộc hộ nghèo của xã Chu Túc, cái ăn quanh năm chỉ trông vào mấy sào ruộng cấy 2 vụ cùng đàn gia cầm. Mảnh đất ông hiến để xây trường trước đây trồng hơn 100 cây mận tam hoa, hàng chục cây lê, hồng, bồ kết, mỗi năm đem lại gần 20 triệu đồng, là nguồn thu nhập chính ngoài làm ruộng.
Phải chặt bỏ vườn cây ăn quả lâu năm, ông Thanh cũng xót, nhưng nghĩ đến tương lai các cháu nhỏ có trường học ổn định, gia đình lại vui vẻ. Vợ chồng ông xoay thêm việc nấu rượu, chăn lợn để có chút thu nhập nuôi hai người con ăn học. Trong quá trình xây dựng trường mầm non, ông Thanh và người con trai lớn cũng tham gia phụ xây, vợ ông thì nấu cơm cho thợ.
“Xã hỗ trợ cho gia đình tôi một con lợn nái và một con lợn thịt. Tôi chăn lợn bằng bỗng rượu, nom con nào con nấy hồng hào mập mạp thích mắt lắm. Thế này tôi cũng yên tâm có đồng ra đồng vào”, ông Thanh hồ hởi khoe.
ongthanh1-6394-1443091691.jpg
Ông Thanh đứng trước trường mầm non Chu Túc. Ảnh: Hồng Vân.
Trường mầm non xã Chu Túc được khởi công từ cuối năm 2014, hiện trong giai đoạn thi công cuối. Dãy 4 lớp học 2 tầng, 2 phòng chức năng, phòng y tế, nhà bếp đều đạt chuẩn. Học sinh có sân chơi rộng rãi. Con đường đất dẫn lên trường dài hơn 300 m của gia đình ông Thanh hiến cũng sắp được đổ bê tông.
Cô Hoàng Thị Thận, Hiệu trưởng trường mầm non xã Chu Túc, phấn khởi cho biết khi công trình hoàn thành, trường sẽ chuyển mọi trang thiết bị, đồ dùng học tập đến địa điểm mới, trả lại cơ sở vật chất cho trường tiểu học để các em không phải đi học nhờ nhà họp thôn hoặc dồn lớp.
“Nhờ có chú Thanh hiến đất xây trường mà tới đây 78 cháu mầm non tại trường chính có nơi vui chơi, học tập tốt hơn. Mọi lời cảm ơn đều không thể nói hết trước hành động cao đẹp của gia đình chú”, cô Thận nói.
Hồng Vân