Hàng trăm người tất bật sửa chữa chợ gần trăm tuổi ở Sài Gòn

Hơn 200 người gấp rút thi công các hạng mục để hoàn thành sửa chữa chợ Bình Tây, kịp bàn giao vào giữa tháng 10.

Chợ Bình Tây (quận 6, TP HCM) có tuổi đời 90 năm đóng cửa sửa chữa vào tháng 11/2016. Các tiểu thương phải dọn hàng hóa sang chợ tạm làm bằng nhôm ở đối diện cổng chính. Kinh vốn sửa chợ là 104 tỷ đồng, hoàn thành sau một năm.

Sau công tác chuẩn bị, phải phải đến 12/2017 việc sửa chữa chợ mới chính thức tiến hành. "Hiện công việc tu bổ chợ đã đạt 98% tiến độ, dự kiến giữa tháng 10 sẽ bàn giao lại cho ban quản lý để kiểm tra nội bộ trước khi cho hoat động trở lại vào tháng kế tiếp", ông Nguyễn Anh Việt (Phó giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình quận 6 - đơn vị thi công) cho biết.

Chợ Bình Tây (quận 6, TP HCM) có tuổi đời 90 năm đóng cửa sửa chữa vào tháng 11/2016. Các tiểu thương phải dọn hàng hóa sang chợ tạm làm bằng nhôm ở đối diện cổng chính. Kinh vốn sửa chợ là 104 tỷ đồng, hoàn thành sau một năm.

Sau công tác chuẩn bị, phải phải đến 12/2017 việc sửa chữa chợ mới chính thức tiến hành. "Hiện công việc tu bổ chợ đã đạt 98% tiến độ, dự kiến giữa tháng 10 sẽ bàn giao lại cho ban quản lý để kiểm tra nội bộ trước khi cho hoat động trở lại vào tháng kế tiếp", ông Nguyễn Anh Việt (Phó giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình quận 6 - đơn vị thi công) cho biết.

Hàng trăm người tất bật sửa chữa chợ gần trăm tuổi ở Sài Gòn

Theo ông Việt, chợ Bình Tây sau lần tu sửa lớn năm 1992 đã xuống cấp. Các hạng mục cải tạo, sửa chữa gồm: thay mới toàn bộ hệ thống rui và lợp lại ngói theo mẫu cũ; sơn hết tường, cột, trần; cải tạo cầu thang, lan can; nâng nền và lát gạch sàn tầng trệt, tầng lầu... Các hạng mục xây mới gồm khu vệ sinh công cộng và nhà đặt máy phát điện dự phòng.

Chủ đầu tư cho biết, ngôi chợ lâu đời này vẫn giữ nét kiến trúc cũ. Nổi bật là các bức phù điêu, rồng phượng, đồng hồ cổ... vẫn còn nguyên vẹn.

Hàng trăm người tất bật sửa chữa chợ gần trăm tuổi ở Sài Gòn

Theo ông Việt, hạng mục lợp toàn bộ ngói là công đoạn quan trọng khi tu sửa chợ. Toàn bộ ngói được đặt ở Bình Dương, có kích thước, hình dáng tương tự như trước khi sửa chợ.

"Đơn vị thi công gặp nhiều khó khăn do ngói cung cấp trễ hơn dự kiến, khi nhập về lại hư hỏng nhiều. Việc lợp ngói chậm kéo theo các hạng mục khác cũng bị trễ tiến độ", ông giải thích.

Hàng trăm người tất bật sửa chữa chợ gần trăm tuổi ở Sài Gòn

Toàn bộ diện tích lợp ngói là gần 11.000 m2, trong đó cứ một mét vuông được lợp 24 viên ngói ngửa và 34 viên ngói úp. Cao điểm, có gần 300 người tham gia sửa chữa chợ. Trước thời điểm bàn giao còn hơn 200 công nhân hoàn thiện các hạng mục cuối.

Hàng trăm người tất bật sửa chữa chợ gần trăm tuổi ở Sài Gòn

Hiện, việc lợp ngói đã hoàn thiện, chỉ còn những tốp công nhân leo trần dằm vá lại những chi tiết lỗi.

Hàng trăm người tất bật sửa chữa chợ gần trăm tuổi ở Sài Gòn

Ở cổng chính trên đường Tháp Mười, hai cầu thang dẫn lên các tầng được xây mới theo đúng thiết kế ban đầu. Các cầu thang khác vẫn giữ nguyên, chỉ sơn mới, gia cố những chỗ hư hỏng.

Hàng trăm người tất bật sửa chữa chợ gần trăm tuổi ở Sài Gòn

Không gian bên trong chợ được "khoác" lớp sơn mới. Số lượng sạp vẫn giữ nguyên nhưng được sửa chữa lại cửa, nền, lắp điện, dây điện thoại, Internet, hệ thống âm thanh, phòng cháy chữa cháy...

Hàng trăm người tất bật sửa chữa chợ gần trăm tuổi ở Sài Gòn

Công nhân lắp gỗ trang trí ở các lối ra vào hình vòng cung trong chợ.

Hàng trăm người tất bật sửa chữa chợ gần trăm tuổi ở Sài Gòn

Phần rui mè, trần, mái... cũng đã thi công xong, hiện chỉ còn công nhân sơn lại các kết cấu mái của ngôi chợ gần trăm tuổi.

Hàng trăm người tất bật sửa chữa chợ gần trăm tuổi ở Sài Gòn

Một góc chợ được tu sửa để xây nhà vệ sinh công cộng mới khang trang.

Hàng trăm người tất bật sửa chữa chợ gần trăm tuổi ở Sài Gòn

Anh Trần Văn Khang (25 tuổi) tham gia công đoạn trét vôi nước, sơn sửa cầu thang, hành lang trong chợ. "Tôi làm ở đây được một năm nay và được chủ đầu tư cho cho ở lại trong chợ, không phải thuê trọ ngoài", anh chia sẻ.

Hàng trăm người tất bật sửa chữa chợ gần trăm tuổi ở Sài Gòn

Nhóm công nhân nữ tham gia lau chùi, quét dọn những hạng mục đã thi công xong.

Chợ Bình Tây được biết đến với tên gọi Chợ Lớn (mới) do thương gia người Hoa là Quách Đàm bỏ tiền xây dựng theo kỹ thuật của Pháp trên khuôn viên rộng 25.000 m2. Khu vực nhà lồng chợ có gần 1.500 sạp, kinh doanh nhiều ngành hàng hóa. Mỗi năm có hơn 120.000 khách nước ngoài đến tham quan và mua sắm.

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
6771
Số người truy cập:
9248924