Hàng trăm người miền Tây bỏ quê đi tìm việc vì 'bão hạn'

 Cơn hạn mặn hoành hành, đất sản xuất không thể trồng trọt, nhiều tháng qua, cả trăm thanh niên độ tuổi lao động ở ấp Hội Trung, thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng ùn ùn bỏ quê lên TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai... tìm việc. Xóm nghèo giờ chỉ còn lại người già và trẻ con.

Ngoài việc lo cái ăn, vợ chồng ông Thạch Tương còn phải thay cha mẹ chăm sóc, dạy bảo hai đứa cháu ngoại

Ngoài việc lo cái ăn, vợ chồng bà Sơn Thị Chi còn phải dạy bảo hai đứa cháu ngoại. Ảnh: Phúc Hưng

Trong căn nhà tuềnh toàng rộng chưa đầy 50 m2, được xây cất năm 2005, bà Sơn Thị Chi cùng chồng từ đầu năm phải đùm bọc thêm hai đứa cháu ngoại, sau khi vợ chồng con gái bà đóng cửa nhà lên TP HCM làm việc. "Cuộc sống hai vợ chồng đã khó khăn, nhưng con cái gửi lại cháu đi làm ăn không lẽ mình từ chối", bà Chi tâm sự.

Nhà không có đất đai, mấy năm trước, gia đình bà còn thuê ruộng trồng hoa màu. "Các vụ trước, người nghèo trong ấp có thể sống được từ việc mướn đất trồng các loại rau cải, dưa hấu, bầu, hay đậu xanh… Nhưng năm nay khốc liệt quá, nước còn không có dùng lấy đâu trồng trọt, nên chẳng ai dám mà liều bỏ tiền đầu tư", chồng bà Chi nói.

Để đảm bảo cái ăn, mỗi tháng ba mẹ hai đứa trẻ gửi về cho vợ chồng bà một triệu đồng và 25 kg gạo. Bà Chi bảo rằng, số tiền này cộng với việc bà đi làm thuê ở thị trấn, mỗi ngày được 70 nghìn đồng, cũng cầm cự nuôi bốn miệng ăn.

Cách nhà bà Chi vài trăm mét, gia đình bà Thạch Thị Hoa (52 tuổi) còn hiu quạnh hơn khi chỉ có ba bà cháu. Chồng bà mất hơn 18 năm trước để lại 4 đứa con cho bà nuôi dạy. Mới đây, 3 người con còn lại của bà cũng theo vợ chồng chị gái lên Sài Gòn làm thuê vì ở quê không có việc.

"Nếu thời tiết như mấy năm trước thì các con tôi không phải bỏ xứ vì thuê đất trồng hoa màu mùa hạn có khi trúng mùa, trúng giá cũng sống đủ cả năm. Nhưng hạn mặn năm nay như cơn bão càn quét qua xóm nghèo này vậy, đã triệt đường sống của chúng tôi", bà Hoa thở dài. 

Ấp Hội Trung giờ chỉ còn người già và trẻ nhỏ. Ảnh: Phúc Hưng

Ấp Hội Trung giờ chỉ còn người già và trẻ nhỏ. Ảnh: Phúc Hưng

Kênh cạn nước, cánh đồng nứt toác, 3 công ruộng lúa của gia đình bà Ngô Thị Nhuôn mất trắng. Để tránh cái đói, vợ chồng người con của bà phải bỏ quê lên Bình Dương gần một tháng nay, để lại cho bà hai đứa con nhỏ và khoản nợ phân bón không có khả năng chi trả. Gia đình bà thuộc diện nghèo nay càng trở nên khó khăn hơn.

"Trước mắt phải lo cái ăn cho mấy đứa nhỏ đã, còn tiền nợ phân bón chỉ biết hẹn đại lý hẹn năm sau vậy", người đàn bà ngoài 60 tuổi nói giọng buồn rầu.

Ông Trương Hữu Căn - Phó ban nhân dân ấp Hội Trung cho biết, địa phương có 900 hộ, với hơn 3.800 nhân khẩu, trong đó đồng bào người Khmer chiếm hơn 75%, hiện đã có hơn 100 hộ bỏ làng đi (50 hộ dẫn theo vợ con, số còn lại gửi lại con cái cho ông bà ở nhà chăm sóc). 

Theo ông Căn, ấp có 3 doanh nghiệp xây dựng, một hãng nước đá, nhưng thu nhận chưa đầy 60 lao động. Không có việc làm, nhiều gia đình đã phải "chạy làng". "Mấy năm trước, vào mùa khô dân làng còn kiếm cơm được từ việc trồng dưa hấu, bầu bí… Còn bây giờ, kênh nội đồng cạn nước, hạn mặn bao vây, chẳng trồng thứ gì sống được", ông Căn nhìn ra đám ruộng nứt nẻ, nói.

Ông Võ Văn Khoa - Chủ tịch UBND thị trấn Lịch Hội Thượng cho biết, thị trấn có 5 ấp, với hơn 10 nghìn hộ, các năm trước cũng có tình trạng dân bỏ làng đi làm ăn, nhưng năm nay thì nhiều hơn do cuộc sống ngày càng khắc nghiệt.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, tình hình khô hạn, độ mặn tăng cao đã gây thiệt hại nặng nề cho gần 14 nghìn hecta lúa ở các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, Long Phú, Kế Sách... Ngoài ra, nước mặn còn lấn sâu vào phần lớn các tuyến kênh thủy lợi phục vụ sản xuất, khiến hàng nghìn hecta cây ăn trái, hoa màu không còn nước ngọt tưới tiêu, bị mất trắng. 

Không chỉ ở Sóc Trăng, từ đầu năm đến nay hàng trăm người dân ở xã Khánh Bính Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cũng lần lượt xa quê vì hạn mặn tấn công. Có nhiều gia đình đóng cửa nhà, dắt díu đi nơi khác tìm việc.

"Nhà em gái tôi có 4 người đều lên Bình Dương làm công nhân. Ở đây làm ăn có được đâu, nuôi heo thì chết, đi biển không được, còn làm lúa cũng không xong. Gia đình nó nợ nần hơn 70 triệu, bỏ đi mấy tháng rồi, không biết khi nào về", anh Lạc nói.

Trong khi đó, nhà bà Lê Thị Loan cũng có vài công đất trồng lúa, nhưng hiện không sản xuất được vì khô hạn. Hai tháng trước, vợ chồng con gái bà cũng lên Sài Gòn tìm việc, để lại cho bà đứa cháu cùng 8 bao lúa từ vụ trước. "Hôm rồi nó điện về cho biết mới được nhận vào khu công nghiệp, chờ vài ngày nữa có lương mới gửi tiền về được", bà Loan chia sẻ.

Ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Bắc cho biết, xã có hơn 3.000 hộ dân, trong đó có tới 1.000 hộ nghèo. Năm nay hạn sớm, sông ngòi cạn kiệt, ruộng lúa chết trắng đồng. Từ tết đến nay, xã đã chứng nhận cho 306 người rời quê lên thành phố kiếm sống.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau, ngoài hàng chục nghìn hecta lúa và cây trồng bị thiệt hại, hạn mặn còn khiến dịch bệnh phát sinh, gây hại các đồng tôm, thiệt hại 30-70% năng suất.

Nhiều gia đình dẫn theo vợ con bỏ làng, để lại căn nhà dột nát ở lại quê hương. Ảnh: Phúc Hưng

Nhiều gia đình bỏ làng, để lại căn nhà dột nát. Ảnh: Phúc Hưng

Đến nay có 9 trong 12 tỉnh miền Tây bị hạn, xâm nhập mặn hoành hành đã công bố tình trạng thiên tai. Hàng trăm nghìn hecta lúa, mía, cây ăn trái, hoa màu, vùng nuôi thủy sản bị thiệt hại; hơn một triệu người dân thiếu nước ngọt sử dụng.

Hơn mười ngày qua, nuớc từ thượng nguồn sông Mekong do Trung Quốc, Lào xả đập đã về tới miền Tây, nhưng do lưu lượng không nhiều nên các tỉnh cuối nguồn như Sóc Trăng, Cà Mau, Bến Tre... vẫn còn bị mặn bủa vây.

Phúc HưngCơn hạn mặn hoành hành, đất sản xuất không thể trồng trọt, nhiều tháng qua, cả trăm thanh niên độ tuổi lao động ở ấp Hội Trung, thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng ùn ùn bỏ quê lên TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai... tìm việc. Xóm nghèo giờ chỉ còn lại người già và trẻ con.

Ngoài việc lo cái ăn, vợ chồng ông Thạch Tương còn phải thay cha mẹ chăm sóc, dạy bảo hai đứa cháu ngoại
Ngoài việc lo cái ăn, vợ chồng bà Sơn Thị Chi còn phải dạy bảo hai đứa cháu ngoại. Ảnh: Phúc Hưng
Trong căn nhà tuềnh toàng rộng chưa đầy 50 m2, được xây cất năm 2005, bà Sơn Thị Chi cùng chồng từ đầu năm phải đùm bọc thêm hai đứa cháu ngoại, sau khi vợ chồng con gái bà đóng cửa nhà lên TP HCM làm việc. "Cuộc sống hai vợ chồng đã khó khăn, nhưng con cái gửi lại cháu đi làm ăn không lẽ mình từ chối", bà Chi tâm sự.

Nhà không có đất đai, mấy năm trước, gia đình bà còn thuê ruộng trồng hoa màu. "Các vụ trước, người nghèo trong ấp có thể sống được từ việc mướn đất trồng các loại rau cải, dưa hấu, bầu, hay đậu xanh… Nhưng năm nay khốc liệt quá, nước còn không có dùng lấy đâu trồng trọt, nên chẳng ai dám mà liều bỏ tiền đầu tư", chồng bà Chi nói.

Để đảm bảo cái ăn, mỗi tháng ba mẹ hai đứa trẻ gửi về cho vợ chồng bà một triệu đồng và 25 kg gạo. Bà Chi bảo rằng, số tiền này cộng với việc bà đi làm thuê ở thị trấn, mỗi ngày được 70 nghìn đồng, cũng cầm cự nuôi bốn miệng ăn.

Cách nhà bà Chi vài trăm mét, gia đình bà Thạch Thị Hoa (52 tuổi) còn hiu quạnh hơn khi chỉ có ba bà cháu. Chồng bà mất hơn 18 năm trước để lại 4 đứa con cho bà nuôi dạy. Mới đây, 3 người con còn lại của bà cũng theo vợ chồng chị gái lên Sài Gòn làm thuê vì ở quê không có việc.

"Nếu thời tiết như mấy năm trước thì các con tôi không phải bỏ xứ vì thuê đất trồng hoa màu mùa hạn có khi trúng mùa, trúng giá cũng sống đủ cả năm. Nhưng hạn mặn năm nay như cơn bão càn quét qua xóm nghèo này vậy, đã triệt đường sống của chúng tôi", bà Hoa thở dài.

Ấp Hội Trung giờ chỉ còn người già và trẻ nhỏ. Ảnh: Phúc Hưng
Ấp Hội Trung giờ chỉ còn người già và trẻ nhỏ. Ảnh: Phúc Hưng
Kênh cạn nước, cánh đồng nứt toác, 3 công ruộng lúa của gia đình bà Ngô Thị Nhuôn mất trắng. Để tránh cái đói, vợ chồng người con của bà phải bỏ quê lên Bình Dương gần một tháng nay, để lại cho bà hai đứa con nhỏ và khoản nợ phân bón không có khả năng chi trả. Gia đình bà thuộc diện nghèo nay càng trở nên khó khăn hơn.

"Trước mắt phải lo cái ăn cho mấy đứa nhỏ đã, còn tiền nợ phân bón chỉ biết hẹn đại lý hẹn năm sau vậy", người đàn bà ngoài 60 tuổi nói giọng buồn rầu.

Ông Trương Hữu Căn - Phó ban nhân dân ấp Hội Trung cho biết, địa phương có 900 hộ, với hơn 3.800 nhân khẩu, trong đó đồng bào người Khmer chiếm hơn 75%, hiện đã có hơn 100 hộ bỏ làng đi (50 hộ dẫn theo vợ con, số còn lại gửi lại con cái cho ông bà ở nhà chăm sóc).

Theo ông Căn, ấp có 3 doanh nghiệp xây dựng, một hãng nước đá, nhưng thu nhận chưa đầy 60 lao động. Không có việc làm, nhiều gia đình đã phải "chạy làng". "Mấy năm trước, vào mùa khô dân làng còn kiếm cơm được từ việc trồng dưa hấu, bầu bí… Còn bây giờ, kênh nội đồng cạn nước, hạn mặn bao vây, chẳng trồng thứ gì sống được", ông Căn nhìn ra đám ruộng nứt nẻ, nói.

Ông Võ Văn Khoa - Chủ tịch UBND thị trấn Lịch Hội Thượng cho biết, thị trấn có 5 ấp, với hơn 10 nghìn hộ, các năm trước cũng có tình trạng dân bỏ làng đi làm ăn, nhưng năm nay thì nhiều hơn do cuộc sống ngày càng khắc nghiệt.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, tình hình khô hạn, độ mặn tăng cao đã gây thiệt hại nặng nề cho gần 14 nghìn hecta lúa ở các huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, Long Phú, Kế Sách... Ngoài ra, nước mặn còn lấn sâu vào phần lớn các tuyến kênh thủy lợi phục vụ sản xuất, khiến hàng nghìn hecta cây ăn trái, hoa màu không còn nước ngọt tưới tiêu, bị mất trắng.

Không chỉ ở Sóc Trăng, từ đầu năm đến nay hàng trăm người dân ở xã Khánh Bính Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cũng lần lượt xa quê vì hạn mặn tấn công. Có nhiều gia đình đóng cửa nhà, dắt díu đi nơi khác tìm việc.

"Nhà em gái tôi có 4 người đều lên Bình Dương làm công nhân. Ở đây làm ăn có được đâu, nuôi heo thì chết, đi biển không được, còn làm lúa cũng không xong. Gia đình nó nợ nần hơn 70 triệu, bỏ đi mấy tháng rồi, không biết khi nào về", anh Lạc nói.

Trong khi đó, nhà bà Lê Thị Loan cũng có vài công đất trồng lúa, nhưng hiện không sản xuất được vì khô hạn. Hai tháng trước, vợ chồng con gái bà cũng lên Sài Gòn tìm việc, để lại cho bà đứa cháu cùng 8 bao lúa từ vụ trước. "Hôm rồi nó điện về cho biết mới được nhận vào khu công nghiệp, chờ vài ngày nữa có lương mới gửi tiền về được", bà Loan chia sẻ.

Ông Nguyễn Thanh Hùng - Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Bắc cho biết, xã có hơn 3.000 hộ dân, trong đó có tới 1.000 hộ nghèo. Năm nay hạn sớm, sông ngòi cạn kiệt, ruộng lúa chết trắng đồng. Từ tết đến nay, xã đã chứng nhận cho 306 người rời quê lên thành phố kiếm sống.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau, ngoài hàng chục nghìn hecta lúa và cây trồng bị thiệt hại, hạn mặn còn khiến dịch bệnh phát sinh, gây hại các đồng tôm, thiệt hại 30-70% năng suất.

Nhiều gia đình dẫn theo vợ con bỏ làng, để lại căn nhà dột nát ở lại quê hương. Ảnh: Phúc Hưng
Nhiều gia đình bỏ làng, để lại căn nhà dột nát. Ảnh: Phúc Hưng
Đến nay có 9 trong 12 tỉnh miền Tây bị hạn, xâm nhập mặn hoành hành đã công bố tình trạng thiên tai. Hàng trăm nghìn hecta lúa, mía, cây ăn trái, hoa màu, vùng nuôi thủy sản bị thiệt hại; hơn một triệu người dân thiếu nước ngọt sử dụng.

Hơn mười ngày qua, nuớc từ thượng nguồn sông Mekong do Trung Quốc, Lào xả đập đã về tới miền Tây, nhưng do lưu lượng không nhiều nên các tỉnh cuối nguồn như Sóc Trăng, Cà Mau, Bến Tre... vẫn còn bị mặn bủa vây.

Phúc Hưng


Giày Đại Phát solution
Số người online:
27085
Số người truy cập:
9141066