Hàng trăm người bị Thái Lan bắt mỗi năm vì xâm phạm ngư trường

 

 
Chính quyền các địa phương thường xuyên tuyên trên ngư dân không đánh trái phép trên ngư trường các nước láng giềng. Ảnh: Cửu Long

Chính quyền các địa phương thường xuyên tuyên truyền ngư dân không đánh trái phép trên ngư trường các nước láng giềng. Ảnh: Cửu Long

Trao đổi với VnExpress về việc 7 tàu đánh cá cùng 38 ngư dân Kiên Giang, Cà Mau vừa bị Thái Lan bắt giữ vì đánh bắt trái phép trên vùng biển nước này, đại tá Phạm Văn Sáng - Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang - cho biết, 2 tàu của ngư dân huyện Kiên Lương chủ yếu khai thác con banh lông (thuộc họ hải sâm) bên tận ngư trường Thái Lan. "Người ta bắt là phải rồi. Các gia đình có tàu bị bắt nói còn mấy chiếc nữa đang nằm bên đó", đại tá Sáng nói.

Theo thống kê, trong năm qua có hơn 20 vụ tàu cá của ngư dân Kiên Giang đánh bắt vi phạm lãnh hải bị lực lượng chức năng các nước Thái Lan, Indonesia, Campuchia bắt giữ. Hơn 50 phương tiện, gần 300 ngư phủ, thuyền trưởng bị bắt, phạt tiền hàng trăm nghìn USD. Riêng lượng tài sản, cá tôm, xăng dầu bị lấy đi rất lớn. Nhiều vụ việc, sau khi bị bắt, chủ tàu cùng ngư dân tự xử lý, không trình báo cơ quan chức năng.

Nghiêm trọng nhất là tháng 9/2015 có 6 tàu cá của ngư dân Kiên Giang khai thác trong vùng biển Thái Lan bị cảnh sát biển nước này đuổi bắt. Các tàu cá bỏ chạy nên phía cảnh sát Thái Lan nổ súng làm một thuyền trưởng chết tại chỗ và 2 ngư dân khác bị thương.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nguyễn Văn Tâm cho hay các ngành chức năng, chính quyền địa phương thường xuyên vận động, tuyên truyền các ngư dân, chủ tàu phải tôn trọng luật pháp quốc tế, không được đánh bắt trên hải phận các nước bạn. Cuối năm 2014, có đoàn cán bộ của Thái Lan trực tiếp đến làm việc với tỉnh và ngư dân về việc đánh bắt đúng ngư trường .

Trong chính sách khai thác thủy sản, tỉnh Kiên Giang không chấp nhận ngư dân đi khai thác thủy sản ở vùng biển các nước lân cận mà chưa có sự hợp tác ký kết giữa hai quốc gia. "Nhưng thực tế, việc khai thác trái phép trên vùng biển các nước láng giềng vẫn diễn ra phổ biến. Các tàu này không tuân thủ, bị bắt thì phải chịu hình thức xử lý của luật pháp nước sở tại", ông Tâm nói.

Một trong 6 tàu cá Kiên Giang bị cảnh sát biển Thái Lan xả súng hồi tháng 9/2015, khi xâm phạm ngư trường nước này. Ảnh: Cửu Long

Một trong 6 tàu cá Kiên Giang bị cảnh sát biển Thái Lan xả súng hồi tháng 9/2015, khi xâm phạm ngư trường nước này. Ảnh: Cửu Long

Tương tự, ông Nguyễn Đức Thánh - phụ trách Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau - cho hay tỉnh thường xuyên chỉ đạo ngành chức năng tổ chức tuyên truyền cho ngư dân nắm rõ pháp luật khi đánh bắt, khai thác trên biển. Cuối năm 2014, có đoàn cán bộ của Thái Lan trực tiếp đến làm việc với tỉnh và ngư dân về việc đánh bắt đúng ngư trường nhưng nhiều tàu cá của ta vẫn vi phạm.

Thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) có đội tàu đánh bắt lớn nhất tỉnh Cà Mau với hơn 1.300 chiếc (hơn 50% có công suất lớn, trên 200 CV). Mới đây, thị trấn có 7 tàu bị chính quyền Thái Lan bắt giữ với 42 ngư phủ. Hiện vẫn chưa có thông báo nào chính thức về việc chuộc lại tàu và người. Tiếp đó, hôm 14/3 tàu câu mực của ông Trần Văn Thái có 7 thuyền viên bị Thái Lan bắt giữ.

Theo ông Thái, sau khi tàu và ngư phủ bị bắt hai ngày, có một số điện thoại ở Thái Lan gọi vào máy của ông, yêu cầu chuẩn bị tiền chuộc, nhưng chưa đưa giá cụ thể. "Thông thường họ đưa ra mức giá trên dưới 200 triệu đồng để chuộc một tàu; riêng ngư phủ nếu không có 20 triệu đồng chuộc thì phải chịu phạt tù", ông Thái nói.

Trong vụ 6 tàu cá bị cảnh sát biển Thái Lan truy đuổi, nổ súng hồi tháng 9/2015 có 1 thuyền trưởng chết, 2 ngư phủ bị thương. Cảnh sát biển Thái Lan sau đó thừa nhận xử lý không tốt trong tình huống này. Ảnh: Cửu Long

Trong vụ 6 tàu cá bị cảnh sát biển Thái Lan truy đuổi, nổ súng hồi tháng 9/2015 có một thuyền trưởng chết, 2 ngư phủ bị thương. Cảnh sát biển Thái Lan sau đó thừa nhận xử lý không tốt trong tình huống này. Ảnh: Cửu Long

Theo Đồn Biên phòng 692 Sông Đốc (Bộ Đội Biên phòng tỉnh Cà Mau) năm 2014 có 27 tàu (217 thuyền viên) bị bắt giữ do đánh bắt trái phép trên vùng biển Thái Lan và Malaysia. Năm sau, con số này tăng lên 41 tàu với hơn 250 thuyền viên bị các nước bắt giữ, xử phạt, đòi tiền chuộc...

Trong đó, chủ tàu Nguyễn Văn Khởi (khóm 7, thị trấn Sông Đốc) cho hay tàu câu mực của ông và 7 ngư dân bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ và đòi tiền chuộc mới được đưa phương tiện và ngư phủ về nước.

"Đa số các tàu bị bắt trên vùng biển Thái Lan vì ngư trường nước này không có sự phối hợp giữa ngư dân ta và ngư dân nước bạn. Mặt khác, do nguồn lợi thủy sản nước bạn nhiều, nên đôi khi anh em lén lút sang đánh bắt, chủ tàu cũng không hay", ông Khởi phân trần.

Cửu Long - Phúc Hưng
Chính quyền các địa phương thường xuyên tuyên trên ngư dân không đánh trái phép trên ngư trường các nước láng giềng. Ảnh: Cửu Long
Chính quyền các địa phương thường xuyên tuyên truyền ngư dân không đánh trái phép trên ngư trường các nước láng giềng. Ảnh: Cửu Long
Trao đổi với VnExpress về việc 7 tàu đánh cá cùng 38 ngư dân Kiên Giang, Cà Mau vừa bị Thái Lan bắt giữ vì đánh bắt trái phép trên vùng biển nước này, đại tá Phạm Văn Sáng - Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang - cho biết, 2 tàu của ngư dân huyện Kiên Lương chủ yếu khai thác con banh lông (thuộc họ hải sâm) bên tận ngư trường Thái Lan. "Người ta bắt là phải rồi. Các gia đình có tàu bị bắt nói còn mấy chiếc nữa đang nằm bên đó", đại tá Sáng nói.

Theo thống kê, trong năm qua có hơn 20 vụ tàu cá của ngư dân Kiên Giang đánh bắt vi phạm lãnh hải bị lực lượng chức năng các nước Thái Lan, Indonesia, Campuchia bắt giữ. Hơn 50 phương tiện, gần 300 ngư phủ, thuyền trưởng bị bắt, phạt tiền hàng trăm nghìn USD. Riêng lượng tài sản, cá tôm, xăng dầu bị lấy đi rất lớn. Nhiều vụ việc, sau khi bị bắt, chủ tàu cùng ngư dân tự xử lý, không trình báo cơ quan chức năng.

Nghiêm trọng nhất là tháng 9/2015 có 6 tàu cá của ngư dân Kiên Giang khai thác trong vùng biển Thái Lan bị cảnh sát biển nước này đuổi bắt. Các tàu cá bỏ chạy nên phía cảnh sát Thái Lan nổ súng làm một thuyền trưởng chết tại chỗ và 2 ngư dân khác bị thương.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nguyễn Văn Tâm cho hay các ngành chức năng, chính quyền địa phương thường xuyên vận động, tuyên truyền các ngư dân, chủ tàu phải tôn trọng luật pháp quốc tế, không được đánh bắt trên hải phận các nước bạn. Cuối năm 2014, có đoàn cán bộ của Thái Lan trực tiếp đến làm việc với tỉnh và ngư dân về việc đánh bắt đúng ngư trường .

Trong chính sách khai thác thủy sản, tỉnh Kiên Giang không chấp nhận ngư dân đi khai thác thủy sản ở vùng biển các nước lân cận mà chưa có sự hợp tác ký kết giữa hai quốc gia. "Nhưng thực tế, việc khai thác trái phép trên vùng biển các nước láng giềng vẫn diễn ra phổ biến. Các tàu này không tuân thủ, bị bắt thì phải chịu hình thức xử lý của luật pháp nước sở tại", ông Tâm nói.

Một trong 6 tàu cá Kiên Giang bị cảnh sát biển Thái Lan xả súng hồi tháng 9/2015, khi xâm phạm ngư trường nước này. Ảnh: Cửu Long
Một trong 6 tàu cá Kiên Giang bị cảnh sát biển Thái Lan xả súng hồi tháng 9/2015, khi xâm phạm ngư trường nước này. Ảnh: Cửu Long
Tương tự, ông Nguyễn Đức Thánh - phụ trách Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau - cho hay tỉnh thường xuyên chỉ đạo ngành chức năng tổ chức tuyên truyền cho ngư dân nắm rõ pháp luật khi đánh bắt, khai thác trên biển. Cuối năm 2014, có đoàn cán bộ của Thái Lan trực tiếp đến làm việc với tỉnh và ngư dân về việc đánh bắt đúng ngư trường nhưng nhiều tàu cá của ta vẫn vi phạm.

Thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) có đội tàu đánh bắt lớn nhất tỉnh Cà Mau với hơn 1.300 chiếc (hơn 50% có công suất lớn, trên 200 CV). Mới đây, thị trấn có 7 tàu bị chính quyền Thái Lan bắt giữ với 42 ngư phủ. Hiện vẫn chưa có thông báo nào chính thức về việc chuộc lại tàu và người. Tiếp đó, hôm 14/3 tàu câu mực của ông Trần Văn Thái có 7 thuyền viên bị Thái Lan bắt giữ.

Theo ông Thái, sau khi tàu và ngư phủ bị bắt hai ngày, có một số điện thoại ở Thái Lan gọi vào máy của ông, yêu cầu chuẩn bị tiền chuộc, nhưng chưa đưa giá cụ thể. "Thông thường họ đưa ra mức giá trên dưới 200 triệu đồng để chuộc một tàu; riêng ngư phủ nếu không có 20 triệu đồng chuộc thì phải chịu phạt tù", ông Thái nói.

Trong vụ 6 tàu cá bị cảnh sát biển Thái Lan truy đuổi, nổ súng hồi tháng 9/2015 có 1 thuyền trưởng chết, 2 ngư phủ bị thương. Cảnh sát biển Thái Lan sau đó thừa nhận xử lý không tốt trong tình huống này. Ảnh: Cửu Long
Trong vụ 6 tàu cá bị cảnh sát biển Thái Lan truy đuổi, nổ súng hồi tháng 9/2015 có một thuyền trưởng chết, 2 ngư phủ bị thương. Cảnh sát biển Thái Lan sau đó thừa nhận xử lý không tốt trong tình huống này. Ảnh: Cửu Long
Theo Đồn Biên phòng 692 Sông Đốc (Bộ Đội Biên phòng tỉnh Cà Mau) năm 2014 có 27 tàu (217 thuyền viên) bị bắt giữ do đánh bắt trái phép trên vùng biển Thái Lan và Malaysia. Năm sau, con số này tăng lên 41 tàu với hơn 250 thuyền viên bị các nước bắt giữ, xử phạt, đòi tiền chuộc...

Trong đó, chủ tàu Nguyễn Văn Khởi (khóm 7, thị trấn Sông Đốc) cho hay tàu câu mực của ông và 7 ngư dân bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ và đòi tiền chuộc mới được đưa phương tiện và ngư phủ về nước.

"Đa số các tàu bị bắt trên vùng biển Thái Lan vì ngư trường nước này không có sự phối hợp giữa ngư dân ta và ngư dân nước bạn. Mặt khác, do nguồn lợi thủy sản nước bạn nhiều, nên đôi khi anh em lén lút sang đánh bắt, chủ tàu cũng không hay", ông Khởi phân trần.

Cửu Long - Phúc Hưng
Chính quyền các địa phương thường xuyên tuyên trên ngư dân không đánh trái phép trên ngư trường các nước láng giềng. Ảnh: Cửu Long
Chính quyền các địa phương thường xuyên tuyên truyền ngư dân không đánh trái phép trên ngư trường các nước láng giềng. Ảnh: Cửu Long
Trao đổi với VnExpress về việc 7 tàu đánh cá cùng 38 ngư dân Kiên Giang, Cà Mau vừa bị Thái Lan bắt giữ vì đánh bắt trái phép trên vùng biển nước này, đại tá Phạm Văn Sáng - Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Kiên Giang - cho biết, 2 tàu của ngư dân huyện Kiên Lương chủ yếu khai thác con banh lông (thuộc họ hải sâm) bên tận ngư trường Thái Lan. "Người ta bắt là phải rồi. Các gia đình có tàu bị bắt nói còn mấy chiếc nữa đang nằm bên đó", đại tá Sáng nói.

Theo thống kê, trong năm qua có hơn 20 vụ tàu cá của ngư dân Kiên Giang đánh bắt vi phạm lãnh hải bị lực lượng chức năng các nước Thái Lan, Indonesia, Campuchia bắt giữ. Hơn 50 phương tiện, gần 300 ngư phủ, thuyền trưởng bị bắt, phạt tiền hàng trăm nghìn USD. Riêng lượng tài sản, cá tôm, xăng dầu bị lấy đi rất lớn. Nhiều vụ việc, sau khi bị bắt, chủ tàu cùng ngư dân tự xử lý, không trình báo cơ quan chức năng.

Nghiêm trọng nhất là tháng 9/2015 có 6 tàu cá của ngư dân Kiên Giang khai thác trong vùng biển Thái Lan bị cảnh sát biển nước này đuổi bắt. Các tàu cá bỏ chạy nên phía cảnh sát Thái Lan nổ súng làm một thuyền trưởng chết tại chỗ và 2 ngư dân khác bị thương.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nguyễn Văn Tâm cho hay các ngành chức năng, chính quyền địa phương thường xuyên vận động, tuyên truyền các ngư dân, chủ tàu phải tôn trọng luật pháp quốc tế, không được đánh bắt trên hải phận các nước bạn. Cuối năm 2014, có đoàn cán bộ của Thái Lan trực tiếp đến làm việc với tỉnh và ngư dân về việc đánh bắt đúng ngư trường .

Trong chính sách khai thác thủy sản, tỉnh Kiên Giang không chấp nhận ngư dân đi khai thác thủy sản ở vùng biển các nước lân cận mà chưa có sự hợp tác ký kết giữa hai quốc gia. "Nhưng thực tế, việc khai thác trái phép trên vùng biển các nước láng giềng vẫn diễn ra phổ biến. Các tàu này không tuân thủ, bị bắt thì phải chịu hình thức xử lý của luật pháp nước sở tại", ông Tâm nói.

Một trong 6 tàu cá Kiên Giang bị cảnh sát biển Thái Lan xả súng hồi tháng 9/2015, khi xâm phạm ngư trường nước này. Ảnh: Cửu Long
Một trong 6 tàu cá Kiên Giang bị cảnh sát biển Thái Lan xả súng hồi tháng 9/2015, khi xâm phạm ngư trường nước này. Ảnh: Cửu Long
Tương tự, ông Nguyễn Đức Thánh - phụ trách Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau - cho hay tỉnh thường xuyên chỉ đạo ngành chức năng tổ chức tuyên truyền cho ngư dân nắm rõ pháp luật khi đánh bắt, khai thác trên biển. Cuối năm 2014, có đoàn cán bộ của Thái Lan trực tiếp đến làm việc với tỉnh và ngư dân về việc đánh bắt đúng ngư trường nhưng nhiều tàu cá của ta vẫn vi phạm.

Thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) có đội tàu đánh bắt lớn nhất tỉnh Cà Mau với hơn 1.300 chiếc (hơn 50% có công suất lớn, trên 200 CV). Mới đây, thị trấn có 7 tàu bị chính quyền Thái Lan bắt giữ với 42 ngư phủ. Hiện vẫn chưa có thông báo nào chính thức về việc chuộc lại tàu và người. Tiếp đó, hôm 14/3 tàu câu mực của ông Trần Văn Thái có 7 thuyền viên bị Thái Lan bắt giữ.

Theo ông Thái, sau khi tàu và ngư phủ bị bắt hai ngày, có một số điện thoại ở Thái Lan gọi vào máy của ông, yêu cầu chuẩn bị tiền chuộc, nhưng chưa đưa giá cụ thể. "Thông thường họ đưa ra mức giá trên dưới 200 triệu đồng để chuộc một tàu; riêng ngư phủ nếu không có 20 triệu đồng chuộc thì phải chịu phạt tù", ông Thái nói.

Trong vụ 6 tàu cá bị cảnh sát biển Thái Lan truy đuổi, nổ súng hồi tháng 9/2015 có 1 thuyền trưởng chết, 2 ngư phủ bị thương. Cảnh sát biển Thái Lan sau đó thừa nhận xử lý không tốt trong tình huống này. Ảnh: Cửu Long
Trong vụ 6 tàu cá bị cảnh sát biển Thái Lan truy đuổi, nổ súng hồi tháng 9/2015 có một thuyền trưởng chết, 2 ngư phủ bị thương. Cảnh sát biển Thái Lan sau đó thừa nhận xử lý không tốt trong tình huống này. Ảnh: Cửu Long
Theo Đồn Biên phòng 692 Sông Đốc (Bộ Đội Biên phòng tỉnh Cà Mau) năm 2014 có 27 tàu (217 thuyền viên) bị bắt giữ do đánh bắt trái phép trên vùng biển Thái Lan và Malaysia. Năm sau, con số này tăng lên 41 tàu với hơn 250 thuyền viên bị các nước bắt giữ, xử phạt, đòi tiền chuộc...

Trong đó, chủ tàu Nguyễn Văn Khởi (khóm 7, thị trấn Sông Đốc) cho hay tàu câu mực của ông và 7 ngư dân bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ và đòi tiền chuộc mới được đưa phương tiện và ngư phủ về nước.

"Đa số các tàu bị bắt trên vùng biển Thái Lan vì ngư trường nước này không có sự phối hợp giữa ngư dân ta và ngư dân nước bạn. Mặt khác, do nguồn lợi thủy sản nước bạn nhiều, nên đôi khi anh em lén lút sang đánh bắt, chủ tàu cũng không hay", ông Khởi phân trần.

Cửu Long - Phúc Hưng

 


Giày Đại Phát solution
Số người online:
28346
Số người truy cập:
9143135