Hàng trăm công trình ngầm 'đụng' nhau dưới lòng đất Sài Gòn

 Trong các báo cáo gửi đến Trung tâm chống ngập thành phố, Công ty Thoát nước đô thị TP HCM cho biết, hiện các công trình ngầm dưới đường phố Sài Gòn giao cắt với cống thoát nước tại 239 điểm. Trong đó, đường cấp nước sinh hoạt giao cắt nhiều nhất với 191 điểm. Các công trình còn lại là cáp viễn thông, điện lực...

Tuyến cống vòm ở trung tâm TP HCM. Ảnh: Trung Sơn

Tuyến cống vòm ở trung tâm TP HCM. Ảnh: Trung Sơn

Nơi diễn ra "đụng độ" nhiều nhất là khu vực Nam Nhiêu Lộc (quận 10, 3 và một phần quận 1) với 43 điểm. Tiếp đó là khu Nam thành phố (quận 7, 8) có 32 điểm, khu Bến Nghé (quận 1, 5) và quận 4 có 29 điểm…

Tuyến đường xảy ra giao cắt nhiều nhất là Tô Hiến Thành (quận 10) với 18 điểm. Tỉnh lộ 10 (Bình Tân, Bình Chánh) có 14 điểm, đường Xóm Chiếu (quận 4) có 10 điểm, Đoàn Văn Bơ (quận 4) và Thảo Điền (quận 2) đều có 8 điểm…

Các tuyến đường trung tâm thành phố như: Đồng Khởi, Cách Mạng Tháng 8, Đinh Tiên Hoàng, Điện Biên Phủ… cũng có nhiều điểm "xung đột".

Theo Công ty Thoát nước đô thị, việc "đụng độ" giữa các hạng mục gây cản trở dòng chảy, làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước. Đặc biệt, việc giao cắt giữa ống thoát và cấp nước sẽ ảnh hưởng đến vệ sinh và chất lượng nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho người dân thành phố.

Công ty Thoát nước đô thị tiến hành nhiều đợt rà soát và gửi yêu cầu đề nghị các đơn vị cấp nước, viễn thông, điện lực nhanh chóng di dời các hạng mục của mình ra khỏi vị trí giao cắt.

Theo quy định, nếu xảy ra giao cắt giữa các công trình ngầm, đường ống thoát nước được ưu tiên giữ nguyên, các hạng mục khác phải di dời. Lý do vì hệ thống thoát nước được thiết kế theo nguyên tắc từ cao đến thấp nên không thể thay đổi.

TP HCM hiện có 2.600 km đường ống thoát nước, trong đó có 932 km đường cống cũ. Tại đường Đồng Khởi, có đường cống lâu đời nhất thành phố, được xây dựng 150 năm trước.

>> Xem thêmCống 150 tuổi dưới lòng đất trung tâm Sài Gòn

Duy TrầnTrong các báo cáo gửi đến Trung tâm chống ngập thành phố, Công ty Thoát nước đô thị TP HCM cho biết, hiện các công trình ngầm dưới đường phố Sài Gòn giao cắt với cống thoát nước tại 239 điểm. Trong đó, đường cấp nước sinh hoạt giao cắt nhiều nhất với 191 điểm. Các công trình còn lại là cáp viễn thông, điện lực...

Tuyến cống vòm ở trung tâm TP HCM. Ảnh: Trung Sơn
Tuyến cống vòm ở trung tâm TP HCM. Ảnh: Trung Sơn
Nơi diễn ra "đụng độ" nhiều nhất là khu vực Nam Nhiêu Lộc (quận 10, 3 và một phần quận 1) với 43 điểm. Tiếp đó là khu Nam thành phố (quận 7, 8) có 32 điểm, khu Bến Nghé (quận 1, 5) và quận 4 có 29 điểm…

Tuyến đường xảy ra giao cắt nhiều nhất là Tô Hiến Thành (quận 10) với 18 điểm. Tỉnh lộ 10 (Bình Tân, Bình Chánh) có 14 điểm, đường Xóm Chiếu (quận 4) có 10 điểm, Đoàn Văn Bơ (quận 4) và Thảo Điền (quận 2) đều có 8 điểm…

Các tuyến đường trung tâm thành phố như: Đồng Khởi, Cách Mạng Tháng 8, Đinh Tiên Hoàng, Điện Biên Phủ… cũng có nhiều điểm "xung đột".

Theo Công ty Thoát nước đô thị, việc "đụng độ" giữa các hạng mục gây cản trở dòng chảy, làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước. Đặc biệt, việc giao cắt giữa ống thoát và cấp nước sẽ ảnh hưởng đến vệ sinh và chất lượng nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho người dân thành phố.

Công ty Thoát nước đô thị tiến hành nhiều đợt rà soát và gửi yêu cầu đề nghị các đơn vị cấp nước, viễn thông, điện lực nhanh chóng di dời các hạng mục của mình ra khỏi vị trí giao cắt.

Theo quy định, nếu xảy ra giao cắt giữa các công trình ngầm, đường ống thoát nước được ưu tiên giữ nguyên, các hạng mục khác phải di dời. Lý do vì hệ thống thoát nước được thiết kế theo nguyên tắc từ cao đến thấp nên không thể thay đổi.

TP HCM hiện có 2.600 km đường ống thoát nước, trong đó có 932 km đường cống cũ. Tại đường Đồng Khởi, có đường cống lâu đời nhất thành phố, được xây dựng 150 năm trước.

>> Xem thêm: Cống 150 tuổi dưới lòng đất trung tâm Sài Gòn

Duy Trần


Giày Đại Phát solution
Số người online:
23717
Số người truy cập:
9136217