Hà Nội đến năm 2020 sẽ như thế nào?

Kiến trúc Hà Nội theo mô hình chùm đô thị

Hà Nội sẽ bao gồm đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh, các thị trấn và vùng nông thôn, được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng và quốc gia.

Hà Nội đến năm 2020 sẽ như thế nào?, Tin tức trong ngày, quy hoach ha noi, ha noi, chum do thi, kien truc do thi, tin tuc, tin hot, tin hay

Kiến trúc Hà Nội theo mô hình chùm đô thị (Ảnh minh họa)

Đô thị trung tâm được phân cách với các đô thị vệ tinh, các thị trấn bằng hành lang xanh. Trong đô thị trung tâm có khu nội đô lịch sử (giới hạn từ phía Nam sông Hồng đến đường vành đai 2), khu nội đô mở rộng (giới hạn từ đường vành đai 2 đến sông Nhuệ), khu vực mở rộng phía Nam sông Hồng (từ sông Nhuệ đến đường vành đai 4), khu vực mở rộng phía Bắc sông Hồng (đến Nam sông Cà Lồ).

Hà Nội đến năm 2020 sẽ như thế nào?, Tin tức trong ngày, quy hoach ha noi, ha noi, chum do thi, kien truc do thi, tin tuc, tin hot, tin hay

Đô thị trung tâm được phân cách với các đô thị vệ tinh, các thị trấn bằng hành lang xanh

Tại đô thị trung tâm là bố trí trụ sở, cơ quan Trung ương, cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể của quốc gia và Thành phố, trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; các cơ sở thương mại, giao dịch, dịch vụ tài chính - ngân hàng - bảo hiểm - chứng khoán, các viện nghiên cứu đầu ngành; trụ sở chính của các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp lớn; các cơ sở đào tạo chất lượng cao với quy mô phù hợp.

Đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía Tây, Nam đến đường vành đai 4 và về phía Bắc đến khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên.

Có 5 đô thị vệ tinh bao gồm: Hòa Lạc (khoa học công nghệ  giáo dục, văn hóa, du lịch), Sơn Tây (văn hóa, du lịch, đào tạo, y tế), Xuân Mai (công nghiệp phụ trợ, làng nghề, trung tâm thương mại, đào tạo), Phú Xuân (công nghiệp, trung chuyển hàng hóa), Sóc Sơn (dịch vụ, Cảng Hàng không, du lịch sinh thái, trung tâm y tế, khu đại học tập trung).

Năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt 4.000 USD/năm

Theo Quy hoạch, đến năm 2015, GDP bình quân đầu người của Hà Nội đạt 4.100 - 4.300 USD, đến năm 2020 đạt khoảng 7.100 - 7.500 USD và phấn đấu tăng lên 16.000-17.000 USD vào năm 2030 (tính theo giá thực tế).

Quy mô dân số Hà Nội đến năm 2015 đạt 7,2 - 7,3 triệu người, năm 2020 khoảng 7,9 - 8 triệu người và năm 2030 khoảng 9,2 triệu người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 55% vào năm 2015 và 70 - 75% vào năm 2020, đưa Thủ đô trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao của cả nước và có tầm cỡ khu vực.

Phát triển dịch vụ

Nhằm phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ, khuyến khích phát triển các lĩnh vực dịch vụ: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, bưu chính - viễn thông, khoa học - công nghệ, y tế, giáo dục - đào tạo, tư vấn, vận tải công cộng.

Xây dựng Hà Nội thành trung tâm tài chính - ngân hàng hàng đầu ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng trong cả nước, đồng thời Hà Nội tiếp tục giữ vai trò là một trong những trung tâm du lịch, là nguồn phân phối du khách lớn của khu vực phía Bắc.

Xây thêm nhiều đường nối các đô thị

TP Hà Nội sẽ phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hoàn thành xây dựng các quốc lộ và cao tốc hướng tâm, vành đai giao thông đô thị 2 và 3 (kể cả đường trên cao), xây dựng các vành đại giao thông liên vùng (vành đai 4 và 5).

Giao thông thành phố được mở rộng, kết hợp xây dựng mới các trục chính đô thị nhằm tạo thành các luồng hành khách chủ yếu trong đô thị Hà Nội, kết nối trung tâm Thủ đô với các khu đô thị mới, các trục của khu vực phía Tây thành phố.

Theo kế hoạch, sẽ hoàn thành nâng cấp mạng lưới đường bộ khu vực, mở rộng trục Đông - Tây (đường vành đai 1 cũ). Nâng cấp, tăng cường quản lý, khai thác các đường phố chính, đường khu vực. Xây dựng hệ thống bãi đỗ xe ngầm, cao tầng tại khu vực nội thành.

Đẩy nhanh xây đường sắt ngầm và trên cao, xây dựng cảng hàng không quốc tế Nội Bài với công suất đến 25 triệu khách/năm.

Nâng cao chất lượng y tế, giáo dục

Xây dựng Hà Nội là Trung tâm công nghệ cao về y tế, ngang và hơn các nước tiên tiến trong khu vực. Đầu tư các trung tâm y tế lớn ở các đô thị vệ tinh, huyện ngoại thành.

Tuổi thọ trung bình là 79 và năm 2015 và đạt 80 năm 2020. Phấn đấu năm 2015 đạt 1 giường bệnh/500 dân.

Theo Quy hoạch, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2011-2015 là từ 1.400 - 1.500 nghìn tỷ đồng theo giá thực tế (tương ứng khoảng 69-70 tỷ USD); và khoảng 2.500 - 2.600 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 110-120 tỷ USD) thời kỳ 2016-2020.


Giày Đại Phát solution
Số người online:
22196
Số người truy cập:
9271112