Giang hồ lấy võ đài giải quyết ân oán

Kỳ 2: Tung hoành ngang dọc

Sau khi giành thắng lợi trước đối thủ Óp Bi Đơ, trên đường về nhà thì Chà Và Hương được một người bạn cảnh báo: sư mẫu (vợ của võ sư Lê Quảng Đại) đang cầm chổi chờ trước cửa nếu mày về bà ấy sẽ đánh chết không cho vào đâu. Nghe thế, Hương một phần vừa bị đòn, mặt khác vì tự ái nên quyết định bỏ võ đường của võ sư Lê Quảng Đại, bỏ luôn họ Lê chỉ còn lại tên Phi Hoàng. Cũng từ trận đấu với Óp Bi Đơ, với cặp cùi chỏ thiên bẩm của mình, Hương được một người Pháp gốc Việt tên Kít Đăm Xây nhận về dạy quyền Thái. Kít Đăm Xây từng sống và thượng đài tại Pháp, sau này lưu lạc ở Thái trước khi về Việt Nam.

Qua một thời gian theo học võ, trong dịp Lâm Tấn Phát tổ chức hội chợ Quang Trung tại Hóc Môn, Chà Và Hương đăng ký tham gia và được xếp lịch đấu với Lê Hoàng Thọ (là đồng môn một thời trong lò võ Lê Quảng Đại) và được xử hòa. Nhưng bắt đầu từ đây Hương theo luôn ban tổ chức võ đài lưu động Lê Ngọc Sánh, ăn cơm võ đài, rong ruổi khắp nơi, kiếm tiền tiêu từ võ đài và tiếng tăm bắt đầu nổi cùng những trận đấu với bậc võ sư tiếng tăm của lục tỉnh miền Tây Nam bộ.

Từng so găng với võ sĩ Thành Đô ở Tân Hiệp Rạch Giá, khi trận đấu mới chỉ được hơn một phút thì Hương buộc đối thủ phải lột găng xin thua khiến tiếng tăm nổi như cồn. Đến đất Long Xuyên thì gặp Cao Thành Hai (người từng đánh Hương một trận nhừ tử ở Trảng Bàng mấy năm trước), nhưng lần này võ sĩ Thành Hai không chấp nhận thách đấu. Tại Mỹ Tho đụng với võ đường Hồng Nga, đến Bến Tre đụng với võ sĩ Nguyễn Hữu Tiết (người Long Xuyên) và võ sĩ Nguyễn Thành Tý. Đến Rạch Giá - Kiên Giang, Hương thượng đài với Danh Ngâu, người gốc Campuchia - mệnh danh “con hùm xám miền Tây” và giành được những thắng lợi giòn giã. Sau đó về Trà Ôn đêm đầu tiên Hương đấu với võ sĩ Nguyễn Khiêm và đêm sau là võ sư Nguyễn Khâm. Đây là lần đầu tiên đấu với võ sư nên Chà Và Hương được sư phụ Kít Đăm Xây gọi vào phòng riêng đưa một loại thuốc gọi là Trô - bin. Kít Đăm Xây đã nói rằng đây là loại thuốc quý mà ông ta từng sử dụng nhiều lần ở Pháp công dụng thì khỏi phải nói, “đến con ngựa đua khi được chích thuốc vào chạy đứt ruột còn không biết huống gì con người chỉ mấy phút thượng đài”. Ông ta dặn Hương rằng: “Việc này chỉ có hai người biết nếu có người thứ ba hay chuyện thì chỉ có mày nói ra mà thôi và lúc đó hậu quả không ai có thể gánh nổi”.

Quả thật loại thuốc này có công dụng thần kỳ, đối thủ nhìn thấy máu thì sợ, còn Hương trong ảo giác khi nhìn thấy máu thì rất hưng phấn. Cho đến sau này Hương mới biết không chỉ mình anh ta được Kít Đăm Xây cho dùng loại thuốc đó mà cả Sáu Nhỏ khi về học võ cũng được ông ta cho dùng với cách tương tự. Do không từ bỏ được thuốc nên Sáu Nhỏ đã sa vào nghiện ngập, sau giải phóng ông ta đã chết ngồi trong một chung cư cũ nát tại Q4 khi đang hành nghề xích lô.

Giang hồ lấy võ đài giải quyết ân oán, An ninh - Hình sự, giang ho, trum giang ho, vu an, vo dai, ong trum

Sài Gòn những năm trước 1975

Sau lần giành thắng lợi trước võ sư Nguyễn Khâm, vì không được giới võ thuật tại địa phương đồng tình nên nhiều nhóm người đã tìm cách trả thù, Hương đã được quận trưởng quận Trà Ôn cho người dùng bobo chở về bắc Cần Thơ để lánh nạn. Chính võ sư Nguyễn Văn Thọ, người từng vô địch 21 tỉnh miền Tây lúc bấy giờ nhận định: “Chà Và Hương tuy gầy gòm nhưng ai cũng sợ, nhất là cặp cùi chỏ của nó”. Tiếp đến là việc lấn địa bàn ra vùng miền Đông, hai thầy trò Kít Đăm Xây và Chà Và Hương đánh nhau với võ sĩ Văn Hai thường gọi là Hai Néo (lính không quân); đụng độ với võ sư Xuân Bình - chủ lò võ Xuân Bình ở rạp hát Biên Hùng (Biên Hòa). Đến Nha Trang thượng đài và giành thắng lợi trước lò võ Thành Đô - Nha Trang, đến Phan Rang đánh với Nguyễn Ninh, đến Buôn Mê Thuột thì đánh với võ sư Châu Long trận thượng đài cuối cùng tại đất võ Quy Nhơn là một sự kiện đáng nhớ khi Chà Và Hương đã bước sang tuổi 31. Đây là trận thách đấu với võ sư Hà Trọng Sơn tại sân vận động Nguyễn Huệ TP. Quy Nhơn. Võ sư Sơn đã nhận lời nhưng lại không đấu trực tiếp mà cho con trai là Hà Trọng Khôi thượng đài. Khôi là lính trinh sát thuộc sư đoàn 22 lính cộng hòa. Trước trận đấu, Hương tuyên bố dù thua hay thắng thì đây cũng là lần cuối cùng đấu võ đài.

Sự kiện võ thuật này thu hút sự quan tâm của người dân đất võ khi cả sân vận động kín mít không còn một chỗ đứng. Trên khán đài còn có sự chứng kiến của thị trưởng thành phố Quy Nhơn. Trận đấu chỉ diễn ra được hơn một phút thì võ sĩ Hà Trọng Khôi không thể chịu nổi và liên tục bị dính đòn. Biết không thể cầm cự trước sự tấn công dồn dập của “cặp cùi chỏ” vang danh Nam bộ, võ sư Sơn đã vứt khăn xin thua trận cho võ sĩ Khôi nhưng Khôi không đồng ý và nhặt khăn bỏ xuống võ đài. Thị trưởng thành phố Quy Nhơn yêu cầu bác sĩ Ngyễn Văn Tâm kiểm tra và ra hiệu cho trọng tài ngừng trận đấu vì Khôi bị thương quá nặng. Ngay lập tức lính sư đoàn 22 đã tràn lên bao vây võ đài, chúng yêu cầu xét găng tay của Hương. Dù không thấy gì bất thường nhưng đám đông này vẫn kích động hè nhau lao vào vây đánh túi bụi. Hương được đám quân cảnh giải vây chở bằng máy bay đưa về bệnh viện Nguyễn Huệ ở Nha Trang để chữa trị. Trong chuyến bay đó Hương đã gặp cô gái 16 tuổi tên Tôn Nữ Thị Yên. Chưa hết bệnh, Hương trốn bệnh viện quay lại tìm người yêu và một lần nữa bị nhóm người của sư đoàn 22 vây chém. Sau lần đó Hương đã đem lòng yêu thương kết hôn với Yên. Sau giải phóng, đôi vợ chồng này bị thất lạc suốt 30 năm trời. Họ vừa gặp lại nhau cuối năm 2005 khi bà Yên từ Mỹ quay về tìm chồng.

Như vậy trong hơn 10 năm thượng đài với hàng trăm trận đấu, Chà Và Hương chỉ bị thua duy nhất một lần trước võ sư Nguyễn Lâm tại sân Tinh võ Q5 - Sài Gòn nhưng sau đó lại thắng võ sư này ở sân chùa Bà - Phan Thiết. Sau khi giải nghệ đánh đấm, Chà Và Hương bắt đầu về mở lớp dạy võ tại Cầu Sơn (nay ở QL13 P24, Q.Bình Thạnh) và truyền thụ võ nghệ cho một loạt những tên tuổi nổi tiếng sau này. Bắt đầu từ đây, Hương dấn thân vào con đường giang hồ bảo kê, đâm chém.

(Còn nữa)


Giày Đại Phát solution
Số người online:
11304
Số người truy cập:
9279225