Tại Trung Đông, cụ thể là Qatar, các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Bahrain, Oman, phí môi giới lao động không nghề là 300 USD, lao động có nghề là 400 USD, giảm 100-150 USD so với quy định cũ. Phí môi giới giảm nhiều nhất là Australia, tới 2.000 USD, còn 3.000 USD, nhưng vẫn cao nhất trong các thị trường xuất khẩu lao động.
Quyết định 61 cũng nêu rõ mức phí môi giới tối đa ở một số thị trường mới mở như Bungaria 500 USD, Ucraina, Nga, Belarusia, Latvia, Litva và Estonia đều là 700 USD cho một lao động. Tại thị trường Síp, phí môi giới tối đa cho lao động làm việc tại gia đình là 350 USD.
Phí môi giới là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho bên môi giới để ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động. Lao động có trách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp một phần hoặc toàn bộ tiền môi giới theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Tiền môi giới không áp dụng đối với lao động đã hoàn thành hợp đồng ký với doanh nghiệp và được chủ sử dụng gia hạn hoặc ký hợp đồng mới. |
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, việc giảm phí môi giới nhằm kích cầu xuất khẩu lao động, ngăn chặn việc thu phí tùy tiện gây bất lợi cho lao động và vẫn đảm bảo tính cạnh tranh để doanh nghiệp ký được hợp đồng đưa lao động ra nước ngoài làm việc.
Cơ sở để xây dựng phí môi giới là ghi nhận thực tế việc thu phí tại các thị trường có lao động Việt Nam và thông tư liên tịch số 16 của Bộ Tài chính và Lao động quy định cụ thể về tiền môi giới, tiền dịch vụ trong xuất khẩu lao động. Theo đó, mức trần tiền môi giới cho các thị trường không vượt quá một tháng lương của lao động cho một năm hợp đồng.