Khuya 17/8, một cuộc điện thoại bất ngờ gọi về từ Thái Lan báo tin Mai Văn Trường (25 tuổi) bị thương trong vụ đánh bom tại thủ đô Bangkok khiến người thân ở quê nhà xã Đồng Lợi, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) bàng hoàng. Tất cả thành viên trong nhà đều choàng tỉnh. Họ cầu mong sẽ không có điều tồi tệ xảy đến với nam thanh niên người Việt.
Người thân ở quê nhà hoang mang lo lắng khi hay tin anh Trường gặp nạn tại Bangkok. Ảnh: Lê Hoàng. |
Bà Lê Thị Cúc (mẹ Trường) cho hay, suốt đêm qua bà không thể chợp mắt vì lo lắng cho tính mạng cậu con út. Mỗi lần có người thân và hàng xóm hỏi thăm, bà Cúc bảo lòng lại nóng ran như lửa đốt, thi thoảng nước mắt bà lại trào ra bên gò má sạm đen.
“Vì khoảng cách quá xa, không thể đến bên giường bệnh chăm con nên tôi chỉ biết cầu trời, khấn phật mong con trai được tai qua nạn khỏi và trở về bình an… Nếu nó có mệnh hệ gì, chắc tôi không sống nổi”, người mẹ tâm sự.
Theo anh Mai Văn Xuân (anh trai Trường), khoảng 23h đêm qua, một thanh niên người làng Lộc Trạch 1 tên là Lê Đình Văn điện về thông báo Trường bị thương khi đang ở gần khu vực trước cửa đền Erawan, ngã tư Ratchaprasong (Bangkok), nơi xảy ra vụ nổ đẫm máu.
“Văn báo tin, Trường bị nạn nhưng không nguy kịch và đang nằm cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa chính quyền thành phố Bangkok (BMA General Hospital). Em tôi có thể sẽ phải qua vài cuộc phẫu thuật ở hai chân và vùng mắt”, anh Trường nói.
Qua điện thoại, anh Văn bảo, “việc người thân có mặt lúc này là cần thiết” nên ngay sáng nay, Xuân đã mua vé máy bay sang Thái Lan để hỗ trợ cho người em trai. “Nếu tình hình sức khỏe ổn định, tôi sẽ đưa Trường về quê sớm vì rất có thể, bất ổn chính trị tại Thái Lan sẽ còn diễn biến phức tạp”, anh Xuân cho biết thêm.
Cũng theo anh Xuân, mấy năm gần đây, một số người trong làng Lộc Trạch rủ nhau sang Thái làm ăn. Họ chủ yếu đi theo dạng du lịch. Bản thân anh Xuân cũng từng vài lần sang Bangkok bán hoa quả hay hàng tạp hóa dạo. “Nếu buôn bán thuận tiện và không bị chính quyền truy xét gắt gao, mỗi tháng một người có thể kiếm được trên dưới chục triệu đồng”, anh Xuân nói. Tuy nhiên, viêc nhập cảnh quá thời hạn là bất hợp pháp nên người Việt thường xuyên gặp khó khăn, thậm chí dính lao lý.
“Biết sang nước họ và ở lại làm ăn như vậy là phạm pháp nhưng cũng vì miếng cơm manh áo nên mới liều lĩnh như vậy”, anh Xuân tâm sự.
Ngồi ủ rũ bên hiên nhà, tay ôm đứa con nhỏ, chị Nguyễn Thị Phượng (vợ Trường) nước mắt lưng tròng. Phượng bảo, chồng rời Việt Nam cách đây khoảng 20 ngày theo diện hộ chiếu du lịch. Cô cho hay vì ở quê, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn lại không có nghề nghiệp ổn định nên Trường theo anh trai và người làng sang Thái Lan với mong muốn kiếm thêm thu nhập. Đây là lần nhập cảnh thứ hai của Trường vào đất nước chùa vàng. Chuyến đi đầu tiên của Trường là vào đầu năm 2015 và kéo dài hơn 2 tháng.
“Lần trước chồng em đi suôn sẻ nhưng cũng không kiếm được là bao vì chưa quen đường đất lại không biết tiếng bản địa. Lần này, anh ấy dự định kiếm chút tiền về nuôi các con và phụ cha mẹ sửa căn nhà nhỏ đã giột nát nhưng không ngờ lại gặp biến cố”, Phượng nói. Cô cho hay, mong muốn được cơ quan chức năng hai nước giúp đỡ để sớm đưa chồng về nước.
“Sẽ không bao giờ em cho anh ấy đi xa nữa. Ở nhà rau cháo mà có chồng có vợ, cha con sum vầy”, cô vợ trẻ đang mang bầu đứa thứ hai sụt sùi khóc.
Bà Cúc bảo, từ khi nhận tin con trai gặp nạn, lòng bà như lửa đốt. Người mẹ chỉ biết cầu khấn để con tai qua nạn khỏi. Ảnh: Lê Hoàng. |
Sáng nay, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan đã tới thăm anh Mai Văn Trường tại bệnh viện. Sức ép của bom khiến anh bị tụ máu tại mắt và dập xương chân.
Trước đó, lúc 7h tối 17/8, một quả bom đã phát nổ khu vực trước cửa đền Erawan, ngã tư Ratchaprasong, Pathum Wan, Bangkok (Thái Lan), làm ít nhất 20 người chết. Vụ nổ tại khu vực tập trung nhiều du khách cũng đã làm 125 người bị thương, trong đó có 38 người ngoại quốc.
Lê HoàngKhuya 17/8, một cuộc điện thoại bất ngờ gọi về từ Thái Lan báo tin Mai Văn Trường (25 tuổi) bị thương trong vụ đánh bom tại thủ đô Bangkok khiến người thân ở quê nhà xã Đồng Lợi, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) bàng hoàng. Tất cả thành viên trong nhà đều choàng tỉnh. Họ cầu mong sẽ không có điều tồi tệ xảy đến với nam thanh niên người Việt.
1-3211-1439912663.jpg
Người thân ở quê nhà hoang mang lo lắng khi hay tin anh Trường gặp nạn tại Bangkok. Ảnh: Lê Hoàng.
Bà Lê Thị Cúc (mẹ Trường) cho hay, suốt đêm qua bà không thể chợp mắt vì lo lắng cho tính mạng cậu con út. Mỗi lần có người thân và hàng xóm hỏi thăm, bà Cúc bảo lòng lại nóng ran như lửa đốt, thi thoảng nước mắt bà lại trào ra bên gò má sạm đen.
“Vì khoảng cách quá xa, không thể đến bên giường bệnh chăm con nên tôi chỉ biết cầu trời, khấn phật mong con trai được tai qua nạn khỏi và trở về bình an… Nếu nó có mệnh hệ gì, chắc tôi không sống nổi”, người mẹ tâm sự.
Theo anh Mai Văn Xuân (anh trai Trường), khoảng 23h đêm qua, một thanh niên người làng Lộc Trạch 1 tên là Lê Đình Văn điện về thông báo Trường bị thương khi đang ở gần khu vực trước cửa đền Erawan, ngã tư Ratchaprasong (Bangkok), nơi xảy ra vụ nổ đẫm máu.
“Văn báo tin, Trường bị nạn nhưng không nguy kịch và đang nằm cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa chính quyền thành phố Bangkok (BMA General Hospital). Em tôi có thể sẽ phải qua vài cuộc phẫu thuật ở hai chân và vùng mắt”, anh Trường nói.
Qua điện thoại, anh Văn bảo, “việc người thân có mặt lúc này là cần thiết” nên ngay sáng nay, Xuân đã mua vé máy bay sang Thái Lan để hỗ trợ cho người em trai. “Nếu tình hình sức khỏe ổn định, tôi sẽ đưa Trường về quê sớm vì rất có thể, bất ổn chính trị tại Thái Lan sẽ còn diễn biến phức tạp”, anh Xuân cho biết thêm.
Cũng theo anh Xuân, mấy năm gần đây, một số người trong làng Lộc Trạch rủ nhau sang Thái làm ăn. Họ chủ yếu đi theo dạng du lịch. Bản thân anh Xuân cũng từng vài lần sang Bangkok bán hoa quả hay hàng tạp hóa dạo. “Nếu buôn bán thuận tiện và không bị chính quyền truy xét gắt gao, mỗi tháng một người có thể kiếm được trên dưới chục triệu đồng”, anh Xuân nói. Tuy nhiên, viêc nhập cảnh quá thời hạn là bất hợp pháp nên người Việt thường xuyên gặp khó khăn, thậm chí dính lao lý.
“Biết sang nước họ và ở lại làm ăn như vậy là phạm pháp nhưng cũng vì miếng cơm manh áo nên mới liều lĩnh như vậy”, anh Xuân tâm sự.
Ngồi ủ rũ bên hiên nhà, tay ôm đứa con nhỏ, chị Nguyễn Thị Phượng (vợ Trường) nước mắt lưng tròng. Phượng bảo, chồng rời Việt Nam cách đây khoảng 20 ngày theo diện hộ chiếu du lịch. Cô cho hay vì ở quê, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn lại không có nghề nghiệp ổn định nên Trường theo anh trai và người làng sang Thái Lan với mong muốn kiếm thêm thu nhập. Đây là lần nhập cảnh thứ hai của Trường vào đất nước chùa vàng. Chuyến đi đầu tiên của Trường là vào đầu năm 2015 và kéo dài hơn 2 tháng.
“Lần trước chồng em đi suôn sẻ nhưng cũng không kiếm được là bao vì chưa quen đường đất lại không biết tiếng bản địa. Lần này, anh ấy dự định kiếm chút tiền về nuôi các con và phụ cha mẹ sửa căn nhà nhỏ đã giột nát nhưng không ngờ lại gặp biến cố”, Phượng nói. Cô cho hay, mong muốn được cơ quan chức năng hai nước giúp đỡ để sớm đưa chồng về nước.
“Sẽ không bao giờ em cho anh ấy đi xa nữa. Ở nhà rau cháo mà có chồng có vợ, cha con sum vầy”, cô vợ trẻ đang mang bầu đứa thứ hai sụt sùi khóc.
B-6028-1439912663.jpg
Bà Cúc bảo, từ khi nhận tin con trai gặp nạn, lòng bà như lửa đốt. Người mẹ chỉ biết cầu khấn để con tai qua nạn khỏi. Ảnh: Lê Hoàng.
Sáng nay, cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan đã tới thăm anh Mai Văn Trường tại bệnh viện. Sức ép của bom khiến anh bị tụ máu tại mắt và dập xương chân.
Trước đó, lúc 7h tối 17/8, một quả bom đã phát nổ khu vực trước cửa đền Erawan, ngã tư Ratchaprasong, Pathum Wan, Bangkok (Thái Lan), làm ít nhất 20 người chết. Vụ nổ tại khu vực tập trung nhiều du khách cũng đã làm 125 người bị thương, trong đó có 38 người ngoại quốc.
Lê Hoàng