Gánh nặng 'bánh mì kẹp' của người Hàn Quốc

 Đặc biệt, 5% số người được hỏi cho biết, họ cũng đang chăm sóc cả thế hệ cháu. 10% được hỏi cho biết họ chịu trách nhiệm cấp dưỡng kép, tức là vừa chu cấp cho cha mẹ già, con cái đã thành niên và cả cháu.

Những người này được gọi là "thế hệ bánh mì kẹp".

Ảnh minh họa: Korea Herald.

Thống kê cũng cho thấy, tổng mức trung bình mà một người trung niên phải chu cấp hàng tháng là 1,1 triệu won (18,3 triệu đồng), trung bình 478.000 won cho cha mẹ già và 668.000 won cho trẻ em trưởng thành. Trong số các khoản hỗ trợ kinh tế, chi phí y tế là gánh nặng lớn nhất, sau đó là trợ cấp chi phí sinh hoạt cho con cái trưởng thành.

Đối với tầng lớp thu nhập thấp (dưới 2 triệu won mỗi tháng), tỷ lệ phụ thuộc trung bình hàng tháng là 806.000 won, chiếm khoảng 40% thu nhập của một người trung niên. Tuy nhiên, đối với nhóm thu nhập cao từ 7 triệu won trở lên, tỷ lệ phụ thuộc trung bình hàng tháng là 15,39 triệu won, chiếm 22% thu nhập. Điều này cho thấy nhóm thu nhập cao phải chi tiền hỗ trợ nhiều hơn nhóm thu nhập thấp. Tuy nhiên, khi nhìn vào mức độ gánh nặng chi tiền hỗ trợ so với thu nhập thì nhóm thu nhập thấp có gánh nặng hỗ trợ lớn hơn nhiều.

Không chỉ là yếu tố tiền bạc, người trung niên Hàn Quốc phải dành thời gian cho trách nhiệm "bánh mì kẹp". Thống kê cho thấy những người trung niên và cao tuổi cần con cái dành trung bình 2 giờ 36 phút mỗi ngày để chăm sóc, trong khi với việc chăm sóc cháu, con số đó là 4 giờ 36 phút.

Nhiều người Hàn Quốc thừa nhận gặp khó khăn khi là "thế hệ bánh mì kẹp". Những khó khăn họ gặp phải trong quá trình phụng dưỡng cha mẹ già là khó khăn về kinh tế (57%), giảm thời gian cá nhân và các hoạt động giải trí (56%) và căng thẳng tinh thần hoặc trầm cảm (30%). Ngoài ra, khó khăn họ gặp phải khi hỗ trợ con trưởng thành là khó khăn về kinh tế (52%), xung đột với con (48%) và giảm thời gian cá nhân (42%). Trong trường hợp chăm sóc cháu, các vấn đề họ gặp phải là giảm thời gian cá nhân và các hoạt động giải trí (82%), suy giảm sức khỏe thể chất (55%) và khó chuẩn bị cho tuổi già (35%).

Hiện nay, mối quan tâm lớn nhất của người trung niên Hàn Quốc là lão hóa thể chất hoặc các vấn đề về sức khỏe (27%) và tuổi già không ổn định (21%). Khoảng 80% trả lời rằng họ lo lắng về tuổi già của mình. Đa phần họ sợ ốm đau, bệnh tật và không thể vận động theo ý muốn, sợ nghèo đói tuổi già. 52% người trung niên trả lời rằng họ chưa sẵn sàng cho việc nghỉ hưu vì sợ tuổi già gặp khó khăn về kinh tế.

Đa phần người Hàn Quốc hiện nay lập gia đình muộn, tính tự lập của con cái chậm nên gánh nặng nuôi con lớn. Do đó, họ có ít thời gian để chuẩn bị cho tuổi già. Các nhà xã hội học Hàn Quốc lo ngại, rất nhiều những người trung niên hiện tại sẽ rơi vào tầng lớp người già nghèo trong tương lai. Đây là lý do vì sao đối tượng trung niên trở lên cần được coi trọng trong chính sách hỗ trợ và chăm sóc.

Theo Ước tính dân số trong tương lai của Cục Thống kê Hàn Quốc, dân số già, hiện chiếm 17% vào năm 2022, sẽ tăng hơn gấp đôi lên 40% vào năm 2050. Do đó, gánh nặng hỗ trợ và chăm sóc sẽ rất lớn. Hỗ trợ và chăm sóc người cao tuổi từ lâu đã trở thành một nhiệm vụ quốc gia mà Hàn Quốc lưu tâm tìm cách giải quyết.

Thùy Linh (Theo Hankookilbo)


Giày Đại Phát solution
Số người online:
267
Số người truy cập:
8902456