Dừng ôtô 'giải tỏa nỗi buồn' trên cao tốc hiện đại nhất Việt Nam

 Theo Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Đường cao tốc Việt Nam (Đơn vị quản lý, khai thác đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây), hàng ngày, tuyến cao tốc dài hơn 54 km này có rất nhiều người dừng ôtô ven đường để đi vệ sinh. Điều này không chỉ gây nguy hiểm cho tính mạng họ mà còn cho cả các xe chạy qua khu vực.

Anh Nguyễn Thành (quận 7), người thường xuyên đi qua tuyến cao tốc cho rằng, tuyến đường khá dài nhưng không có trạm dừng để đi vệ sinh cũng như nghỉ ngơi. "Vì vậy nhiều người khi có nhu cầu buộc phải dừng xe trên đường cao tốc để giải quyết vấn đề tế nhị. Nếu có trạm dừng chẳng ai làm thế vì rất nguy hiểm", anh này nói.

Còn anh Hải, tài xế một hãng xe chạy tuyến TP HCM - Vũng Tàu cho hay, biết là dừng xe trên cao tốc là sai luật nhưng nhiều khi khách có nhu cầu đi vệ sinh thì không thể bắt họ "nhịn" được. "Dừng xe trên đường cao tốc là rất nguy hiểm vì có thể xảy ra tai nạn. Tuy nhiên, có nhiều hành khách buộc chúng tôi phải liều mạng vì không còn cách nào khác", anh nói.

xe1.jpg

Ôtô xếp hàng dừng trên cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: H.P

"Không phải khi nào CSGT cũng có mặt để xử phạt nên rất nhiều người vẫn vô tư dừng xe", bà Nguyễn Thị Hoài Phương - Phó giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Đường cao tốc Việt Nam - nói về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. "Việc dừng xe trên cao tốc khi ôtô phía sau đang chạy với tốc độ lên đến 120km/h sẽ tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao".

Theo bà Phương, luật giao thông đường bộ quy định không được dừng đỗ xe trên cao tốc. Trên tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây có nhiều biển báo liên quan đến việc này. Còn làn dừng khẩn cấp chỉ dùng trong trường hợp xe bị sự cố kỹ thuật không di chuyển được, buộc tài xế phải dừng xe để gọi cứu hộ.

Do đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây đưa vào khai thác sớm hơn tiến độ toàn tuyến, một phần của gói thầu Giao thông thông minh cũng như trạm dịch vụ đang được xây dựng và dự kiến sẽ hoàn thành vào đầu năm sau. "Trong thời gian chờ đợi trạm dịch vụ, hành khách khi có nhu cầu đi vệ sinh có thể ghé trạm thu phí Long Phước và Dầu Giây sẽ được phục vụ miễn phí", bà Phương cho hay.

xe2-4930-1439956561.jpg

Không chỉ ôtô con, nhiều ôtô chở khách cũng bất chấp nguy hiểm dừng trên cao. Ảnh: H.P

Theo Cục CSGT - Bộ Công an (lực lượng quản lý tuyến đường này), lỗi dừng đỗ xe trái phép trên đường cao tốc sẽ bị phạt cao nhất 1,2 triệu đồng và thu giấy phép lái xe trong một tháng. "Sắp tới chúng tôi sẽ tăng cường xử phạt các hành vi dừng đỗ trái phép trên tuyến đường cao tốc này", đại diện Cục CSGT khẳng định.

Với tổng số vốn đầu tư 20.630 tỷ đồng, dự án đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây dài 55 km đi qua địa phận TP HCM và tỉnh Đồng Nai. Dự án là một bộ phận của hệ thống đường bộ cao tốc Bắc - Nam, nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo chủ đầu tư, đây là tuyến cao tốc hiện đại nhất Việt Nam. Sau khi toàn tuyến cao tốc này được đưa vào sử dụng, đoạn đường từ TP HCM đi Vũng Tàu chỉ còn 95 km với thời gian khoảng một giờ 20 phút thay vì 120 km và 2 giờ 30 phút như trước. Đồng thời, từ TP HCM đi Ngã ba Dầu Giây (quốc lộ 1 và hướng đi Liên Khương) sẽ chỉ còn 50 km với thời gian một tiếng thay vì 70 km và mất đến 3 giờ do thường xuyên bị ùn tắc.

Được thông xe toàn tuyến vào ngày 8/2, mỗi ngày có khoảng 25.000 lượt ôtô, dịp lễ tăng lên 45.000 lượt.

Hữu NguyênTheo Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Đường cao tốc Việt Nam (Đơn vị quản lý, khai thác đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây), hàng ngày, tuyến cao tốc dài hơn 54 km này có rất nhiều người dừng ôtô ven đường để đi vệ sinh. Điều này không chỉ gây nguy hiểm cho tính mạng họ mà còn cho cả các xe chạy qua khu vực.

Anh Nguyễn Thành (quận 7), người thường xuyên đi qua tuyến cao tốc cho rằng, tuyến đường khá dài nhưng không có trạm dừng để đi vệ sinh cũng như nghỉ ngơi. "Vì vậy nhiều người khi có nhu cầu buộc phải dừng xe trên đường cao tốc để giải quyết vấn đề tế nhị. Nếu có trạm dừng chẳng ai làm thế vì rất nguy hiểm", anh này nói.

Còn anh Hải, tài xế một hãng xe chạy tuyến TP HCM - Vũng Tàu cho hay, biết là dừng xe trên cao tốc là sai luật nhưng nhiều khi khách có nhu cầu đi vệ sinh thì không thể bắt họ "nhịn" được. "Dừng xe trên đường cao tốc là rất nguy hiểm vì có thể xảy ra tai nạn. Tuy nhiên, có nhiều hành khách buộc chúng tôi phải liều mạng vì không còn cách nào khác", anh nói.

xe1.jpg
Ôtô xếp hàng dừng trên cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: H.P
"Không phải khi nào CSGT cũng có mặt để xử phạt nên rất nhiều người vẫn vô tư dừng xe", bà Nguyễn Thị Hoài Phương - Phó giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Đường cao tốc Việt Nam - nói về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. "Việc dừng xe trên cao tốc khi ôtô phía sau đang chạy với tốc độ lên đến 120km/h sẽ tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao".

Theo bà Phương, luật giao thông đường bộ quy định không được dừng đỗ xe trên cao tốc. Trên tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây có nhiều biển báo liên quan đến việc này. Còn làn dừng khẩn cấp chỉ dùng trong trường hợp xe bị sự cố kỹ thuật không di chuyển được, buộc tài xế phải dừng xe để gọi cứu hộ.

Do đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây đưa vào khai thác sớm hơn tiến độ toàn tuyến, một phần của gói thầu Giao thông thông minh cũng như trạm dịch vụ đang được xây dựng và dự kiến sẽ hoàn thành vào đầu năm sau. "Trong thời gian chờ đợi trạm dịch vụ, hành khách khi có nhu cầu đi vệ sinh có thể ghé trạm thu phí Long Phước và Dầu Giây sẽ được phục vụ miễn phí", bà Phương cho hay.

xe2-4930-1439956561.jpg
Không chỉ ôtô con, nhiều ôtô chở khách cũng bất chấp nguy hiểm dừng trên cao. Ảnh: H.P
Theo Cục CSGT - Bộ Công an (lực lượng quản lý tuyến đường này), lỗi dừng đỗ xe trái phép trên đường cao tốc sẽ bị phạt cao nhất 1,2 triệu đồng và thu giấy phép lái xe trong một tháng. "Sắp tới chúng tôi sẽ tăng cường xử phạt các hành vi dừng đỗ trái phép trên tuyến đường cao tốc này", đại diện Cục CSGT khẳng định.

Với tổng số vốn đầu tư 20.630 tỷ đồng, dự án đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây dài 55 km đi qua địa phận TP HCM và tỉnh Đồng Nai. Dự án là một bộ phận của hệ thống đường bộ cao tốc Bắc - Nam, nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo chủ đầu tư, đây là tuyến cao tốc hiện đại nhất Việt Nam. Sau khi toàn tuyến cao tốc này được đưa vào sử dụng, đoạn đường từ TP HCM đi Vũng Tàu chỉ còn 95 km với thời gian khoảng một giờ 20 phút thay vì 120 km và 2 giờ 30 phút như trước. Đồng thời, từ TP HCM đi Ngã ba Dầu Giây (quốc lộ 1 và hướng đi Liên Khương) sẽ chỉ còn 50 km với thời gian một tiếng thay vì 70 km và mất đến 3 giờ do thường xuyên bị ùn tắc.

Được thông xe toàn tuyến vào ngày 8/2, mỗi ngày có khoảng 25.000 lượt ôtô, dịp lễ tăng lên 45.000 lượt.

Hữu Nguyên


Giày Đại Phát solution
Số người online:
7785
Số người truy cập:
9113505