Đức Pháp Vương: 'Ô nhiễm môi trường bắt đầu từ trong tâm'

 Chiều 22/9, mặc tiết trời âm u sau cơn mưa lớn, sân nhà Thái học trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) chật kín. Hàng nghìn chư tăng, Phật tử, người dân chờ đón Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa tới dự tọa đàmThiên nhiên, con người, một thế giới. Ngài xuất hiện trong tiếng vỗ tay và tiếng trì tụng chân ngôn Om Mani Pad Me Hung - lời nguyện cầu nhiệm màu cho hòa bình, thịnh vượng của Phật tử, chúng sinh.

v15-5829-1442979491.jpg

Đức Pháp Vương và tăng đoàn xuất hiện trong sự chào đón nồng nhiệt của hàng ngàn Phật tử và người dân. Ảnh: Quý Đoàn.

Chia sẻ hạnh phúc khi quay trở lại đất nước Việt Nam, người đứng đầu Truyền thừa Drukpa gửi sự kính trọng, lời tri ân tới đức Phật, các tăng già tôn quý, nhân dân Việt Nam với trái tim nồng ấm, thiện lành đã cùng nhau xây dựng một đất nước tươi đẹp.

"Tôi có mặt tại Việt Nam đúng vào dịp hòa bình thế giới. Đây không phải là sự ngẫu nhiên mà là duyên lành từ nhiều đời kiếp. Bởi vậy, tôi hy vọng sự hiện diện vào dịp này có thể mang lại lợi ích hòa bình cho đất nước Việt Nam nói riêng cũng như nhân dân thế giới nói chung", Đức Pháp Vương nói và chỉ ra rằng, hòa bình được giải thích bằng nhiều cách. Với ngài, hòa bình có nghĩa là con người sống với nhau một cách thân thiện, cởi mở, đoàn kết trong tình tương thân tương ái, hiểu biết lẫn nhau và thân thiện với chính môi trường tự nhiên.

Pháp Vương cùng các học giả, văn sĩ đã nói về thực trạng thế giới phải chịu nhiều thiên tai thảm khốc, như sóng thần ở Nhật Bảnđộng đất ở Nepalmưa lũ ở Việt Nam. Đó là hậu quả của việc biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.

Dưới góc độ nghệ sĩ, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng, thiên nhiên bên ngoài chính là gương phản chiếu trọn vẹn nhất thiên nhiên trong tâm hồn con người. Nếu cánh rừng bị tàn phá, sông ngòi bị đầu độc, một cánh đồng trơ trọc thì tâm hồn con người cũng tương tự vậy và ngược lại. "Sự vô cảm, ích kỷ đang dần tăng lên. Nhiều người chỉ biết yêu, chăm sóc cái cây trong vườn nhà nhưng lại sẵn sàng chà đạp, tàn phá cây cối ngoài kia", nhà thơ trăn trở.

Ông Thang Đức Thắng, Tổng biên tập báo VnExpress nêu lên thực tế mà người làm truyền thông Việt Nam đang đối mặt hàng ngày.  Đó là những tin dữ nhiều hơn tin tốt lành. "Chúng tôi tìm tòi, trân trọng những nét dịu mát trong cuộc sống nhưng những tin tức như vậy ngày càng ít đi", ông nói.

Điều đó cho thấy Việt Nam đang đối mặt với những nguy cơ ô nhiễm môi trường, nhất là đất, nước, không khí. Nặng nhất là ô nhiễm từ các khu công nghiệp, nhiều nơi xảy ra căng thẳng giữa người dân và chính quyền. 240 làng nghề truyền thống tạo ra việc làm cho 11 triệu lao động nhưng ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề hơn. Bản thân ông nhận thấy, khó khăn nhất là đối mặt và thay đổi một thói quen nhiều năm của con người: vứt rác bừa bãi khắp mọi nơi.

v10-7374-1442979491.jpg

Cuộc tọa đàm có ý nghĩa tìm ra chìa khóa sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Ảnh: Quý Đoàn.

Đồng tình với các quan điểm trên, Đức Pháp Vương cho rằng để khắc phục được tình trạng này thì phải nắm bắt được căn nguyên. Ngài lý giải, nguyên nhân sâu xa gây ô nhiễm môi trường chính là sự "ô nhiễm" từ trong tâm hồn của con người và sự hiểu biết chưa đúng đắn, giáo dục chưa chuẩn xác về mối quan hệ giữa người với tự nhiên. Con người luôn nói rằng có tình thương yêu đối với thiên nhiên nhưng lại đối xử với thiên nhiên không như những gì mình nói.

"Khi không có tình thương với muôn loài, con người bắt đầu phá hoại môi trường xung quanh. Người ta nói yêu chó, thích chim nhưng lại sắm chuồng, lồng để nhốt chúng lại, thậm chí ăn thịt. Vì tham lam, người ta phá rừng mà không suy nghĩ rằng rừng cây không chỉ mang lại lợi ích cho thế hệ chúng ta mà còn mang lại an bình, sức khỏe cho cả thế hệ mai sau", ngài nói.

Chìa khóa cho sự hòa hợp giữa hai bên là con người phải trân trọng, yêu thương tất cả các loài và được giáo dục sâu sắc về môi trường.Biết trân trọng sẽ không phá hủy, để cho mọi loài có quyền được sống, được hiện diện, tự do giống như con người. Sự giáo dục về môi trường là chìa khóa giúp con người giải quyết vấn đề ô nhiễm nhưng không thể giáo dục cho người khác nếu bản thân không có sự hiểu biết và làm gương. Nói bảo vệ môi trường trên lý thuyết rất dễ nhưng bắt tay làm việc thiết thực để thay đổi những người xung quanh thì không phải ai cũng làm được.

Để giáo dục con người bảo vệ môi trường, người đứng đầu Truyền thừa Drukpa đã làm gương qua những chuyến bộ hành hàng trăm km để cảm nhận sự liên hệ mật thiết giữa con người với tự nhiên. Trên đường đi, thành viên của đoàn thu gom rác để kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường.Nơi đoàn đi qua, người dân nhiều ngôi làng ý thức được tác hại của rác thải nên hạn chế dùng chất thải rắn, nilon, chai nhựa.

Trong những chuyến bộ hành, đoàn gom được hàng chục tấn rác và gặp khó khăn trong việc thiêu hủy. Đức Pháp Vương hy vọng ở Việt Nam cũng như nhiều nơi trên thế giới sẽ sớm nghiên cứu, xây dựng trung tâm thiêu hủy, tái chế rác thải để làm sạch môi trường, tăng lợi ích về kinh tế.

v16-3589-1442979491.jpg

Sân nhà Thái Học chật kín người nghe tọa đàm. Ảnh: Quý Đoàn.

Phong trào nhặt rác vì môi trường được người dân nhiều quốc gia hưởng ứng. Đoàn bộ hành được Chính phủ các nước Sri Lanka, Myanmar mời đến đi bộ với mục đích vì môi trường và đem đến sự an bình cho người dân. Đức Pháp Vương hy vọng sớm có ngày được cùng người dân bộ hành nhặt rác để đất nước Việt Nam sạch đẹp hơn, người dân ý thức được hơn tầm quan trọng của bảo vệ môi trường.

"Đây là một chặng đường dài, nhưng đừng vì vậy mà bi quan. Nhiều người vẫn cho rằng động đất, lũ lụt là do trời từng phạt nhưng thực tế đều do những hành động của con người tạo ra. Khi ý thức được điều này, không phân biệt là người nước nào, con người sẽ cùng nhau bảo vệ môi trường. Chỉ cần cố gắng hết sức, không bi quan, không bỏ cuộc, chặng đường dài chắc chắn sẽ vượt qua", ngài nói.

* Người dân nghe Đức Pháp Vương truyền thông điệp bảo vệ môi trường

Trước những chỉ dạy của nhà hoạt động thiện hạnh và môi trường quốc tế, hàng nghìn người có mặt trong sân Thái Học vỗ tay hưởng ứng. Chị Bùi Thị Huệ (28 tuổi, Gia Lâm) có bầu 6 tháng vẫn đến nghe tọa đàm với mong muốn đứa con trong bụng được nghe lời chỉ bảo an lành, tốt đẹp. Chị chia sẻ: "Nghe ngài nói, tôi ngộ ra được nhiều điều. Không xả rác bừa bãi để bảo vệ môi trường là việc mỗi người cần làm nhưng không phải ai cũng ý thức được". Năm ngoái khi Đức Pháp Vương đến Việt Nam, chị Huệ cùng với nhiều Phật tử khác lặn lội lên Tây Thiên dự lễ cầu siêu và tham gia nhiều hoạt động khác.

Sau cuộc tọa đàm, Đức Pháp Vương cùng các văn sĩ, tăng đoàn phóng sinh hàng ngàn con chim. Ngày 25/9, ngài sẽ trực tiếp cử hành Lễ khai đàn khóa chuyên tu tích lũy một tỷ biến Chân ngôn gia trì (lời cầu nguyện nhiệm màu của Đức Phật Quan Âm) để hồi hướng, cầu nguyện cho đất nước và toàn thể nhân dân Việt Nam được hòa bình, an lạc.

Hoàng PhươngChiều 22/9, mặc tiết trời âm u sau cơn mưa lớn, sân nhà Thái học trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) chật kín. Hàng nghìn chư tăng, Phật tử, người dân chờ đón Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa tới dự tọa đàm Thiên nhiên, con người, một thế giới. Ngài xuất hiện trong tiếng vỗ tay và tiếng trì tụng chân ngôn Om Mani Pad Me Hung - lời nguyện cầu nhiệm màu cho hòa bình, thịnh vượng của Phật tử, chúng sinh.

v15-5829-1442979491.jpg
Đức Pháp Vương và tăng đoàn xuất hiện trong sự chào đón nồng nhiệt của hàng ngàn Phật tử và người dân. Ảnh: Quý Đoàn.
Chia sẻ hạnh phúc khi quay trở lại đất nước Việt Nam, người đứng đầu Truyền thừa Drukpa gửi sự kính trọng, lời tri ân tới đức Phật, các tăng già tôn quý, nhân dân Việt Nam với trái tim nồng ấm, thiện lành đã cùng nhau xây dựng một đất nước tươi đẹp.

"Tôi có mặt tại Việt Nam đúng vào dịp hòa bình thế giới. Đây không phải là sự ngẫu nhiên mà là duyên lành từ nhiều đời kiếp. Bởi vậy, tôi hy vọng sự hiện diện vào dịp này có thể mang lại lợi ích hòa bình cho đất nước Việt Nam nói riêng cũng như nhân dân thế giới nói chung", Đức Pháp Vương nói và chỉ ra rằng, hòa bình được giải thích bằng nhiều cách. Với ngài, hòa bình có nghĩa là con người sống với nhau một cách thân thiện, cởi mở, đoàn kết trong tình tương thân tương ái, hiểu biết lẫn nhau và thân thiện với chính môi trường tự nhiên.

Pháp Vương cùng các học giả, văn sĩ đã nói về thực trạng thế giới phải chịu nhiều thiên tai thảm khốc, như sóng thần ở Nhật Bản, động đất ở Nepal, mưa lũ ở Việt Nam. Đó là hậu quả của việc biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.

Dưới góc độ nghệ sĩ, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng, thiên nhiên bên ngoài chính là gương phản chiếu trọn vẹn nhất thiên nhiên trong tâm hồn con người. Nếu cánh rừng bị tàn phá, sông ngòi bị đầu độc, một cánh đồng trơ trọc thì tâm hồn con người cũng tương tự vậy và ngược lại. "Sự vô cảm, ích kỷ đang dần tăng lên. Nhiều người chỉ biết yêu, chăm sóc cái cây trong vườn nhà nhưng lại sẵn sàng chà đạp, tàn phá cây cối ngoài kia", nhà thơ trăn trở.

Ông Thang Đức Thắng, Tổng biên tập báo VnExpress nêu lên thực tế mà người làm truyền thông Việt Nam đang đối mặt hàng ngày. Đó là những tin dữ nhiều hơn tin tốt lành. "Chúng tôi tìm tòi, trân trọng những nét dịu mát trong cuộc sống nhưng những tin tức như vậy ngày càng ít đi", ông nói.

Điều đó cho thấy Việt Nam đang đối mặt với những nguy cơ ô nhiễm môi trường, nhất là đất, nước, không khí. Nặng nhất là ô nhiễm từ các khu công nghiệp, nhiều nơi xảy ra căng thẳng giữa người dân và chính quyền. 240 làng nghề truyền thống tạo ra việc làm cho 11 triệu lao động nhưng ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề hơn. Bản thân ông nhận thấy, khó khăn nhất là đối mặt và thay đổi một thói quen nhiều năm của con người: vứt rác bừa bãi khắp mọi nơi.

v10-7374-1442979491.jpg
Cuộc tọa đàm có ý nghĩa tìm ra chìa khóa sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Ảnh: Quý Đoàn.
Đồng tình với các quan điểm trên, Đức Pháp Vương cho rằng để khắc phục được tình trạng này thì phải nắm bắt được căn nguyên. Ngài lý giải, nguyên nhân sâu xa gây ô nhiễm môi trường chính là sự "ô nhiễm" từ trong tâm hồn của con người và sự hiểu biết chưa đúng đắn, giáo dục chưa chuẩn xác về mối quan hệ giữa người với tự nhiên. Con người luôn nói rằng có tình thương yêu đối với thiên nhiên nhưng lại đối xử với thiên nhiên không như những gì mình nói.

"Khi không có tình thương với muôn loài, con người bắt đầu phá hoại môi trường xung quanh. Người ta nói yêu chó, thích chim nhưng lại sắm chuồng, lồng để nhốt chúng lại, thậm chí ăn thịt. Vì tham lam, người ta phá rừng mà không suy nghĩ rằng rừng cây không chỉ mang lại lợi ích cho thế hệ chúng ta mà còn mang lại an bình, sức khỏe cho cả thế hệ mai sau", ngài nói.

Chìa khóa cho sự hòa hợp giữa hai bên là con người phải trân trọng, yêu thương tất cả các loài và được giáo dục sâu sắc về môi trường. Biết trân trọng sẽ không phá hủy, để cho mọi loài có quyền được sống, được hiện diện, tự do giống như con người. Sự giáo dục về môi trường là chìa khóa giúp con người giải quyết vấn đề ô nhiễm nhưng không thể giáo dục cho người khác nếu bản thân không có sự hiểu biết và làm gương. Nói bảo vệ môi trường trên lý thuyết rất dễ nhưng bắt tay làm việc thiết thực để thay đổi những người xung quanh thì không phải ai cũng làm được.

Để giáo dục con người bảo vệ môi trường, người đứng đầu Truyền thừa Drukpa đã làm gương qua những chuyến bộ hành hàng trăm km để cảm nhận sự liên hệ mật thiết giữa con người với tự nhiên. Trên đường đi, thành viên của đoàn thu gom rác để kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường. Nơi đoàn đi qua, người dân nhiều ngôi làng ý thức được tác hại của rác thải nên hạn chế dùng chất thải rắn, nilon, chai nhựa.

Trong những chuyến bộ hành, đoàn gom được hàng chục tấn rác và gặp khó khăn trong việc thiêu hủy. Đức Pháp Vương hy vọng ở Việt Nam cũng như nhiều nơi trên thế giới sẽ sớm nghiên cứu, xây dựng trung tâm thiêu hủy, tái chế rác thải để làm sạch môi trường, tăng lợi ích về kinh tế.

v16-3589-1442979491.jpg
Sân nhà Thái Học chật kín người nghe tọa đàm. Ảnh: Quý Đoàn.
Phong trào nhặt rác vì môi trường được người dân nhiều quốc gia hưởng ứng. Đoàn bộ hành được Chính phủ các nước Sri Lanka, Myanmar mời đến đi bộ với mục đích vì môi trường và đem đến sự an bình cho người dân. Đức Pháp Vương hy vọng sớm có ngày được cùng người dân bộ hành nhặt rác để đất nước Việt Nam sạch đẹp hơn, người dân ý thức được hơn tầm quan trọng của bảo vệ môi trường.

"Đây là một chặng đường dài, nhưng đừng vì vậy mà bi quan. Nhiều người vẫn cho rằng động đất, lũ lụt là do trời từng phạt nhưng thực tế đều do những hành động của con người tạo ra. Khi ý thức được điều này, không phân biệt là người nước nào, con người sẽ cùng nhau bảo vệ môi trường. Chỉ cần cố gắng hết sức, không bi quan, không bỏ cuộc, chặng đường dài chắc chắn sẽ vượt qua", ngài nói.

* Người dân nghe Đức Pháp Vương truyền thông điệp bảo vệ môi trường

Trước những chỉ dạy của nhà hoạt động thiện hạnh và môi trường quốc tế, hàng nghìn người có mặt trong sân Thái Học vỗ tay hưởng ứng. Chị Bùi Thị Huệ (28 tuổi, Gia Lâm) có bầu 6 tháng vẫn đến nghe tọa đàm với mong muốn đứa con trong bụng được nghe lời chỉ bảo an lành, tốt đẹp. Chị chia sẻ: "Nghe ngài nói, tôi ngộ ra được nhiều điều. Không xả rác bừa bãi để bảo vệ môi trường là việc mỗi người cần làm nhưng không phải ai cũng ý thức được". Năm ngoái khi Đức Pháp Vương đến Việt Nam, chị Huệ cùng với nhiều Phật tử khác lặn lội lên Tây Thiên dự lễ cầu siêu và tham gia nhiều hoạt động khác.

Sau cuộc tọa đàm, Đức Pháp Vương cùng các văn sĩ, tăng đoàn phóng sinh hàng ngàn con chim. Ngày 25/9, ngài sẽ trực tiếp cử hành Lễ khai đàn khóa chuyên tu tích lũy một tỷ biến Chân ngôn gia trì (lời cầu nguyện nhiệm màu của Đức Phật Quan Âm) để hồi hướng, cầu nguyện cho đất nước và toàn thể nhân dân Việt Nam được hòa bình, an lạc.


Hoàng Phương


Giày Đại Phát solution
Số người online:
5007
Số người truy cập:
9109169