Đua xe trái phép: biện pháp xóa bỏ?


Các khách mời trao đổi trực tiếp với bạn đọc từ tòa soạn Tuổi Trẻ Online - Ảnh: Minh Đức

 

 

Khách mời buổi trao đổi trực tuyến gồm:

- Đại tá Võ Văn Nhuận - trưởng phòng Cảnh sát Giao đường bộ đường sắt công an TP.HCM

- Thượng tá Phan Văn Chung - Phó trưởng Công an Quận Bình Thạnh

- Ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Chủ tịch Hội liên hiệp thanh niên TP.HCM

- Luật sư Huỳnh Văn Nông

- Tiến sĩ tâm lý Đinh Phương Duy

- Bác sĩ Nguyễn Vĩnh Thống, trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy

 


Sau đây là nội dung buổi trao đổi trực tuyến
:

* Ấn tượng, cảm xúc của các anh trong cuộc truy quét nạn đua xe đêm 23 rạng ngày 24-10 thế nào? (sahsa@...)

 

 Thượng tá Phạm Văn Chung trả lời độc giả từ tòa soạn Tuổi Trẻ Online - Ảnh: Minh Đức

 

Thượng tá Phan Văn Chung: Ấn tượng, cảm xúc chung của các lực lượng công an quận, công an phường, công an giao thông, dân phòng, ban bảo vệ dân phố, dân quân tự vệ, cảnh sát hình sự... sau khi chặn đứng được dòng đua xe là rất vui khi quần chúng nhân dân hai bên đường vỗ tay vui mừng, như lời cảm ơn từ nay sẽ được bình yên. Đó là điều tất cả lực lượng chống đua xe trong đêm 23 rạng ngày 24-10 cảm thấy hạnh phúc vì đã làm được một việc có ích cho dân.

* Xin hỏi đại diện công an TP.HCM: Sắp tới bên công an có kiến nghị gì với chính quyền thành phố để nạn đua xe thật sự không còn tồn tại khi các bạn thanh thiếu niên như tôi đây không có chỗ để vui chơi giải trí lành mạnh như: sân bóng, công viên, sân quần vợt... cho dù nó là những sân đất bình thường như dưới quê (Lê Xuân An, 23 tuổi, lxan228@...)

 

Công an Thành phố đã đề xuất UBND Thành phố có văn bản về tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống tụ tập, đua xe trái phép hoặc chạy xe gây rối trật tự công cộng, trong đó chỉ đạo các ban ngành đoàn thể, các cơ quan chức năng cùng tham gia đấu tranh xoá bỏ tệ nạn này.

Đại tá Võ Văn NhuậnCông an Thành phố đã đề xuất UBND Thành phố có văn bản về tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống tụ tập, đua xe trái phép hoặc chạy xe gây rối trật tự công cộng, trong đó chỉ đạo các ban ngành đoàn thể, các cơ quan chức năng cùng tham gia đấu tranh xoá bỏ tệ nạn này.

 

UBND Thành phố đã chỉ đạo các ban ngành từ Ban an toàn giao thông thành phố, Công An Thành Phố, Sở Giao thông vận tải, Sở Thông tin và truyền thông, Sở Giáo dục và đào taọ, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Tư Pháp; Đài truyền hình thành phố; Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Thành đoàn TNCS Thành phố, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố. Hội Cựu chiến binh thành phố tăng cường chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác phòng chống tệ nạn tụ tập đua xe trái phép, chạy xe gây rối trật tự công cộng trên địa bàn thành phố.

Chúng tôi tin tưởng trong thời gian tới, sự phối hợp nhuần nhuyễn của các ban ngành đoàn thể theo chỉ đạo của thành phố cùng với sự ủng hộ của nhân dân thành phố sẽ góp phần thực hiện tốt công tác xóa bỏ tệ nạn này.

TP.HCM hiện nay có rất nhiều điểm phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí cho người dân, như các Trung tâm văn hóa quận huyện, Nhà văn hóa thanh niên, Nhà văn hóa phụ nữ… ở đây thanh thiếu niên có thể tham gia vào các hoạt động thể chất lành mạnh.

* Tại sao các quận khác không cùng hợp tác triệt phá các băng nhóm tụ tập đua xe trái phép mà chỉ có quận Bình Thạnh? Để rồi địa bàn quận này hết tụ tập đua xe đến địa bàn quận khác tiếp tục đua tiếp! Cứ như vậy chừng nào mới giải quyết dứt điểm được tình trạng đua xe, lạng lách, nẹt pô và đánh võng? (Nguyễn Chí Đạt, 21 tuổi, nguyenchidat1989@gmail.com)

Thượng tá Phan Văn Chung: Kế hoạch phương án phải chọn thời cơ thời điểm. Thời điểm của Công an quận Bình Thạnh đến trước, điều kiện cho phép thì triển khai trước. Các quận khác khi có đủ điều kiện như vậy thì sẽ làm sau.

* Ngoài các bạn trẻ thích cảm giác mạnh và tham gia đua xe thì cũng có một nhóm rất đông các thanh niên tham gia cổ vũ. Phải chăng hiện nay thành phố đang rất thiếu các sân chơi an toàn dành cho thanh niên và phải chăng một bộ phận không nhỏ trong thế hệ thanh niên ngày nay đặt ý thức "chơi nổi", thể hiện cái tôi cho dù tốt hay xấu lên trên ý thức phục vụ cho lợi ích cộng đồng (Nguyễn Xuân Huy, 21 tuổi, nguyen_xuan_huy1989@)

TS Đinh Phương Duy: Ý thức "chơi nổi" của thanh niên thì ở thời đại nào cũng được thể hiện một cách rất cụ thể. Việc hình thành cái tôi của thanh niên chịu sự tác động mạnh mẽ từ các giá trị và chuẩn mực xã hội, đặc biệt là nhận thức về lợi ích và ý thức phục vụ. Có nhiều trường hợp thanh niên thể hiện cái tôi một cách thiếu kiềm chế, không phải do họ thiếu ý thức mà có thể họ không nhận thức rõ về lợi ích của bản thân và của cộng đồng đối với điều họ đang thể hiện. Để giúp bạn trẻ khẳng định giá trị của mình một cách lành mạnh, các lực lượng giáo dục cần tổ chức hoạt động xã hội đa dạng, tạo điều kiện để thanh niên được trải nghiệm, sống với cảm xúc thực của mình để họ không có cảm giác bị căng thẳng, tránh được những hành động nông nổi, "xung động": tổ chức những cuộc du khảo, thám hiểm các vùng đất mới hoặc các trò chơi phiêu lưu, tạo cảm giác mạnh trong một môi trường an toàn.

* Từ góc nhìn của mình (CSGT, Công an quận, Hội liên hiệp Thanh niên VN, tâm lý), các anh chị lý giải thế nào về nguyên nhân hiện tượng đưa kéo xe kéo dài qúa lâu ở TPHCM)? (Thanh Minh, 22 tuổi, thanhminh27392@yahoo...)

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ: Đối với các bạn trẻ trong độ tuổi mới lớn thường xuất hiện nhu cầu khám phá và khẳng định vai trò của cá nhân của mình, các bạn luôn có một mong muốn được làm thủ lĩnh của một nhóm cụ thể nào đó. Hiện tượng tụ tập đi "bão", biểu diễn các màn điều khiển xe nguy hiểm của một bộ phận thanh niên trong thời gian vừa qua cũng xuất phát từ lí do đó. Tôi thấy nơi nào có đông thanh niên cổ vũ thì những người này mới thực hiện các màn biểu diễn nguy hiểm. Tuy nhiên đây là một trong những chọn lựa sai về mặt giá trị của nhóm bạn trẻ này, ví chính hành động đó đã vi phạm luật và gây tác hại lớn đối với gia đình, cộng đồng và xã hội.

Thiết nghĩ các nhóm bạn trẻ này tham gia vào các hoạt động tình nguyện của thanh niên thành phố, các hoạt động chia sẽ cho người già và em bé tuy trong hoàn cảnh khó khăn nhưng rất quý trọng cuộc sống và nỗ lực vươn lên sẽ cảm nhận những giá trị thật của cuộc sống và tôi nghĩ họ sẽ thay đổi lại hành vi.

* Sao không tạo một sân chơi lành mạnh cho công dân ? Như các nước bạn thay vì tập trung lực lượng để ngăn chặn hao tốn tài sản về người và của (Quach Tuan Du, 26 tuổi, singertuandu@...)

 

Phải tạo ra nhiều sân chơi lành mạnh cho thanh niên là một vấn đề rất nghiêm túc và tôi đồng tình.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ: Hiện tượng tụ tập đua xe trái phép trong thời gian qua của một bộ phận thanh niên là một hành vi sai luật và gây nguy hiểm cho xã hội, do đó việc sử dụng biện pháp mạnh để trấn áp và loại trừ hiện tượng này là cần thiết, mang lại sự yên bình, an toàn cho nhiều người khi tham gia giao thông. Và tôi thấy biện pháp này đã tạo sự đồng tình rất là cao của người dân thành phố, bạn có thể tham khảo từ khảo sát của báo Tuổi Trẻ Online. Trong thời gian tới tôi nghĩ những biện pháp mạnh sẽ được tiếp tục thực hiện đồng bộ trên toàn địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để loại trừ hẵn một hành vi của những bạn trẻ nêu trên.

 

Vấn đề bạn đặt ra phải tạo ra nhiều sân chơi lành mạnh cho thanh niên là một vấn đề rất nghiêm túc và tôi đồng tình, trong khi chờ đợi những khu vui chơi được hình thành tôi nghĩ các bạn trẻ có thể tự thiết kế những sân chơi cho riêng mình, vừa thỏa mãn những nhu cầu hoạt động thể thao, rèn luyện sức khỏe và vui chơi giải trí phù hợp với từng điều kiện cụ thể của từng nhóm.

* Tình trạng nạn đua xe liên tục kéo dài trong nhiều năm qua, nhất là những thánh giáp tết nguyên đán. Các anh đã có kế hoạch gì nhăm ngăn chăn tình trạng trên? (Nguyễn Minh Tiến, 51 tuổi, minhtien.ttvt2@...)

Thượng tá Phan Văn Chung: Cơ quan công an lúc nào cũng có phương án, kế hoạch chống đuaxeiện nay đã làm, đang làm và sẽ làm tiếp đến khi nào nạn hết nạn đua xe thì thôi. Thường thì đua xe vào dịp hè nhiều hơn. Tết cũng có đua nhưng không đáng kể.

* Theo ông Vũ, làm thế nào để ngăn chặn việc đua xe trái phép như hiện nay (trần đức tiến, 23 tuổi, tranductien89_@...)

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ: Trước tiên phải làm cho các bạn trẻ hiểu về vấn đề mà luật pháp quy định về các điều kiện trong đảm bảo an toàn giao thông. Nếu có điểu kiện thì gia đình nên đưa các bạn trẻ này đến thăm các phòng cấp cứu của bệnh viện sẽ thấy sự khốc liệt từ hậu quả của việc điều khiển xe máy vi phạm luật giao thông, sẽ cảm nhận nổi đau và mất mát của gia đình và xã hội khi có một công dân trẻ bị tai nạn giao thông. Bên cạnh đó cần thiết phải tạo nhiều sân chơi cho các bạn trẻ thể hiện, thu hút ngày càng nhiều hơn để các bạn đến với các hoạt động có ích cho xã hội thì việc đua xe sẽ giảm đi. Dĩ nhiên những biện pháp mạnh trấn áp những người cố tình vi phạm tiếp tục được duy trì và mạnh tay hơn.

* Trên tuyến đường Nguyễn Thái Sơn và Trường Sơn (gần sân bay), tối thứ 7 đi làm về tôi rất sợ, có lần thấy công an tới thì những người đua xe giải tán, công an đi thì họ lại tụ tập. Liệu có biện pháp nào để triệt để làm người đi đường an tâm? (ĐẶNG LÊ DUY, 35 tuổi, duy.2310@...)

Thượng tá Phan Văn Chung: Cơ quan công an quận Tân Bình và quận Phú Nhuận sẽ có kế hoạch triệt phá và giải quyết nạn đua xe một cách triệt để để người đi đường an tâm.

* Nếu “quái xế” gây tai nạn cho người khác làm họ phải bị thương tật nặng không còn khả năng lao động và trường hợp người bị nạn tử vong thì luật sẽ xử như thế nào?

Trong trường hợp “quái xế” bỏ trốn sau khi gây tai nạn cho người khác thì lực lượng CSGT và cơ quan chức năng giải quyết như thế nào?

Một nhóm “quái xế” khoảng 4,5 người gây tai nạn cho người khác mà lúc đó không ai làm chứng về việc họ đua xe và họ gây tai nạn thì phải làm sao? Mong các vị khách mời vui lòng cho biết nội dung 3 câu hỏi trên, cảm ơn! (Châu Văn Hiệp (Sóc Trăng), 39 tuổi, sambauser@yahoo.com)

Luật sư Huỳnh Văn Nông: "Quái xế" đua xe trái phép gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người khác thì có thể bị phạt tù đến 7 năm, gây thiệt hại về sức khỏe rất nghiêm trọng hoặc làm chết 1 người thì có thể bị phạt tù đến mức 15 năm.

Xác định "quái xế" trong trường họp này thuộc về cơ quan điều tra hình sự. Bằng các biện pháp điều tra thì cơ quan điều tra sẽ tìm ra hung thủ gây tai nạm rồi bỏ trốn. Tham khảo thông tin từ quần chúng xung quanh là một trong các biện pháp nghiệp vụ của cơ quan điều tra nhằm tìm ra hung thủ. 

* Luật và chế tài xử phạt về giao thông thì đã có, tuy nhiên theo anh Nông: chúng ta đã thật sự làm hết trách nhiệm về xử phạt nghiêm minh với tất cả các đối tượng vi phạm trong việc đua xe trái phép hay chưa? (Hà Hướng Nhật, 28 tuổi, giotsuong361992@...)

- Luật sư Huỳnh Văn Nông: Thông thường hành vi vi phạm pháp luật diễn ra nhiều hơn kết quả xử lý, tuy nhiên lực lượng của cơ quan có thẩm quyền thì có hạn, do vậy còn đâu đó có hành vi vi phạm là tất nhiên

* Khi truy quét đua xe làm sao các anh phân biệt người đi đường dừng lại và người tham gia ủng hộ đua xe trái phép. Khi thấy đua xe chúng tôi phải tấp vào lề đậu đến khi chúng đi qua. Tiếng xe đua và những động tác lạng lách rất nguy hiểm nên chúng tôi rất sợ khi chạy tiếp trên đường (Trần Hùng, 29 tuổi, congviec24h@...)

 

Đại tá Võ Văn Nhuận trả lời độc giả TTO - Ảnh: Minh Đức

 

- Đại tá Võ Văn Nhuận: Theo nghị định 34 của chính phủ, đối với người tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ vi định, lạnh lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép... và người cổ vũ, kích động đua xe cản trái phép mà cản trở mà chống đối người thi hành công vụ thì mức phạt thấp nhất là 500.000 đến 1 triệu đồng và tối đa là 2 đến 4 triệu đồng.

Để xử lý một người vi phạm về giao thông, thì các lực lượng chức năng khi phát hiện xác định hành vi vi phạm thì mới tiến hành lập biên bản xử lý.


Giày Đại Phát solution
Số người online:
150337
Số người truy cập:
7456081