5-5-Anh-1-2318-1430825158.jpg
Giữa mùa khô hạn, gia đình anh Nguyễn Quảng (ngụ xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn) thuê người chở đá, đào đắp làm giếng lớn giữa cánh đồng. "Đây là giếng thứ tư của gia đình tôi để có nước tưới cho 10 sào hành tỏi", anh Quảng nói. Giếng lớn nhất của nhà anh Quảng có đường kính gần 6 m sâu khoảng 8 m, với chi phí khoảng 150 triệu đồng.
5-5-Anh-2-1468-1430825158.jpg
Theo anh Quảng, phong trào đào, khoan giếng rộ lên từ sau khi có điện lưới quốc gia kéo về huyện đảo Lý Sơn. Giếng phải đào to như ao làng thì mới gom được nhiều nước, mùa nắng thì nhờ nước mạch ngầm còn mùa mưa thì thành bể chứa dự trữ nước mới tạm đủ tưới tiêu.
5-5-Anh-3-7404-1430825159.jpg
Khác với đất liền, đào giếng ở đảo Lý Sơn giữa trùng khơi tốn nhiều công sức và tiền bạc. Ngoài tiền thuê một nhân công với giá mỗi ngày 200.000 đồng, gia chủ còn phải mua cả trăm khối đá vận chuyển về.
5-5-Anh-4-7161-1430825159.jpg
Khó nhất trong việc đào giếng ở đảo Lý Sơn là nghệ thuật xếp đá làm tường thành đảm bảo vững chãi.
5-5-Anh-6-5438-1430825159.jpg
Từng có thâm niên hơn 10 năm đào giếng ở huyện đảo này, ông Trương Đình Sơn cho biết, làm giếng ở đảo càng lớn thì việc xếp đá kè làm bờ thành càng phải công phu, tỉ mỉ. Nếu không tính toán kĩ thì thành giếng đổ sụp, công sức bỏ ra hàng tháng trời, tiền của đầu tư sẽ vô nghĩa.
5-5-Anh-7-7694-1430825159.jpg
Thống kê của huyện đảo Lý Sơn, năm ngoái địa phương chỉ khoảng 550 giếng nước thì đến nay đã tăng đến 1.300 giếng, trong đó có 913 giếng khoan và 414 giếng đào. Trước tình hình này, huyện đảo Lý Sơn chỉ đạo các xã khuyến cáo người dân sử dụng nước tiết kiệm và chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp; tăng cường giám sát, kiểm tra, tránh tình trạng người dân đổ xô đào giếng tràn lan có nguy cơ gây cạn kiệt nước ngầm.
5-5-Anh-8-1567-1430825159.jpg
Giếng nước nhà ông Lý (xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn) đang quá tải vì phải "gánh" 30 máy bơm của hàng chục gia đình phục vụ tưới tiêu hành, tỏi và hoa màu.
Ông Trần Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi cho hay, thiếu nước ngọt diễn ra hàng ngày đe dọa trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt người dân trên đảo Lý Sơn. “Không kiểm soát nổi về vấn đề khoan sử dụng nước sạch, tương lai gần đảo không có nước rồi sẽ trở thành đảo chết. Vấn đề bảo vệ và phát triển nguồn nước để duy trì sự sống cho huyện đảo này đang hết sức cấp bách”, ông Minh nói.
5-5-Anh-9-9504-1430825159.jpg
Theo ông Minh, muốn làm được điều này, trước hết phải tập trung trồng cây xanh, tìm cách tích trữ, xử lý nước mưa, áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp để tiết kiệm tối đa nguồn nước ngầm.
Trí Tín
5-5-Anh-1-2318-1430825158.jpg
Giữa mùa khô hạn, gia đình anh Nguyễn Quảng (ngụ xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn) thuê người chở đá, đào đắp làm giếng lớn giữa cánh đồng. "Đây là giếng thứ tư của gia đình tôi để có nước tưới cho 10 sào hành tỏi", anh Quảng nói. Giếng lớn nhất của nhà anh Quảng có đường kính gần 6 m sâu khoảng 8 m, với chi phí khoảng 150 triệu đồng.
5-5-Anh-2-1468-1430825158.jpg
Theo anh Quảng, phong trào đào, khoan giếng rộ lên từ sau khi có điện lưới quốc gia kéo về huyện đảo Lý Sơn. Giếng phải đào to như ao làng thì mới gom được nhiều nước, mùa nắng thì nhờ nước mạch ngầm còn mùa mưa thì thành bể chứa dự trữ nước mới tạm đủ tưới tiêu.
5-5-Anh-3-7404-1430825159.jpg
Khác với đất liền, đào giếng ở đảo Lý Sơn giữa trùng khơi tốn nhiều công sức và tiền bạc. Ngoài tiền thuê một nhân công với giá mỗi ngày 200.000 đồng, gia chủ còn phải mua cả trăm khối đá vận chuyển về.
5-5-Anh-4-7161-1430825159.jpg
Khó nhất trong việc đào giếng ở đảo Lý Sơn là nghệ thuật xếp đá làm tường thành đảm bảo vững chãi.
5-5-Anh-6-5438-1430825159.jpg
Từng có thâm niên hơn 10 năm đào giếng ở huyện đảo này, ông Trương Đình Sơn cho biết, làm giếng ở đảo càng lớn thì việc xếp đá kè làm bờ thành càng phải công phu, tỉ mỉ. Nếu không tính toán kĩ thì thành giếng đổ sụp, công sức bỏ ra hàng tháng trời, tiền của đầu tư sẽ vô nghĩa.
5-5-Anh-7-7694-1430825159.jpg
Thống kê của huyện đảo Lý Sơn, năm ngoái địa phương chỉ khoảng 550 giếng nước thì đến nay đã tăng đến 1.300 giếng, trong đó có 913 giếng khoan và 414 giếng đào. Trước tình hình này, huyện đảo Lý Sơn chỉ đạo các xã khuyến cáo người dân sử dụng nước tiết kiệm và chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp; tăng cường giám sát, kiểm tra, tránh tình trạng người dân đổ xô đào giếng tràn lan có nguy cơ gây cạn kiệt nước ngầm.
5-5-Anh-8-1567-1430825159.jpg
Giếng nước nhà ông Lý (xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn) đang quá tải vì phải "gánh" 30 máy bơm của hàng chục gia đình phục vụ tưới tiêu hành, tỏi và hoa màu.
Ông Trần Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi cho hay, thiếu nước ngọt diễn ra hàng ngày đe dọa trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt người dân trên đảo Lý Sơn. “Không kiểm soát nổi về vấn đề khoan sử dụng nước sạch, tương lai gần đảo không có nước rồi sẽ trở thành đảo chết. Vấn đề bảo vệ và phát triển nguồn nước để duy trì sự sống cho huyện đảo này đang hết sức cấp bách”, ông Minh nói.
5-5-Anh-9-9504-1430825159.jpg
Theo ông Minh, muốn làm được điều này, trước hết phải tập trung trồng cây xanh, tìm cách tích trữ, xử lý nước mưa, áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp để tiết kiệm tối đa nguồn nước ngầm.
Trí Tín