Theo điều tra của Công an huyện Vạn Ninh (Khánh Hoà), do có mâu thuẫn, ngày 29/12/2013, Lê Tấn Khỏe (14 tuổi, ngụ xã Vạn Long) ném chai nước thủy tinh trúng đầu Tu Ngọc Thạch (học sinh lớp 9). Vài giờ sau, nhóm Thạch đi tìm Khoẻ để giảng hoà.
Tuy nhiên, Lê Minh Phát (Công an xã Vạn Long) biết chuyện Thạch đi tìm Khoẻ nên đã báo cho cha cậu này - cũng là công an xã. Đồng thời cùng công an viên Lê Ngọc Tâm chạy xe máy đi tìm Thạch.
Thấy nam sinh đứng bên đường, Phát đuổi đánh, đạp nhiều cái rồi còng tay bé trai đưa lên xe máy cho Tâm chở về trụ sở công an xã. Tại đây, Phát tiếp tục đánh cậu bé bằng mũ bảo hiểm. Tối đó, gia đình bảo lãnh Thạch về nhưng sáng hôm sau cậu bé ói mửa, ngất xỉu rồi tử vong sau một ngày. Giám định pháp y kết luận nạn nhân bị chấn thương sọ não.
Các bị cáo tại toà phúc thẩm. Ảnh: Bình Minh |
Tháng 11/2014, TAND huyện Vạn Ninh xử sơ thẩm, tuyên phạt Phát 6 năm 9 tháng tù về các tội Bắt người trái pháp luật và Cố ý gây thương tích; Tâm lĩnh 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội Bắt người trái pháp luật; Khỏe nhận 3 năm tù về tội Cố ý gây thương tích.
Bản án này bị gia đình nạn nhân kháng cáo, đề nghị phải xử các cựu công an viên về tội Giết người và tăng mức bồi thường. Đại diện hợp pháp cho Khỏe kháng cáo vì cho rằng bị cáo không phạm tội, bởi chỉ ném chai thủy tinh một lần vào đầu Thạch trong khi giám định pháp y cho thấy nạn nhân có ba vết thương nghiêm trọng ở vùng đầu. Phát thì kêu oan tội Cố ý gây thương tích, xin giảm nhẹ ở tội còn lại.
Chiều 24/3, sau hai ngày xử phúc thẩm, TAND tỉnh Khánh Hòa đã tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại do có nhiều thiếu sót. Theo HĐXX, tại hiện trường, cơ quan điều tra thu một mũ bảo hiểm bằng nhựa cứng có vết nứt dài 15 cm, bùn đất hình đầu các ngón tay ở quai bên trái mũ.
Bị cáo Phát thừa nhận mũ này là của mình nhưng không bị vỡ, không thừa nhận việc dùng để đánh em Thạch. Trong khi đó lời khai của các nhân chứng khẳng định, trước khi chết Thạch kể bị công an đuổi theo dùng mũ bảo hiểm đánh, chân đạp rồi đưa về xã đánh tiếp.
Người thân của nạn nhân Thạch. Ảnh: Bình Minh |
"Cấp sở thẩm không làm rõ các dấu vết được mô tả trên mũ bảo hiểm là của ai, nguyên nhân bị vỡ để có cơ sở kết luận bị cáo Phát có hay không sử dụng mũ bảo hiểm đánh nạn nhân. Cơ quan điều tra không xem mũ bảo hiểm này là vật chứng của vụ án là không đúng với quy định của pháp luật", toà nêu.
Ngoài ra, ông Huỳnh Trọng Thắng - phó Công an xã Vạn Phước - có hành vi đè Thạch xuống cho Phát còng tay, sau đó nói Tâm và Phát đưa nạn nhân về trụ sở xã. Nạn nhân Thạch khi bị các bị cáo đánh là trẻ em. Phát đánh em Thạch trong lúc còng tay không còn khả năng tự vệ, đánh nhiều lần, là thể hiện tính côn đồ.
"Các hành vi nêu trên chưa được cấp sở thẩm xem xét, đánh giá đầy đủ", HĐXX nêu nguyên nhân hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, giao hồ sơ cho VKSND huyện Vạn Ninh điều tra lại.
Bình MinhTheo điều tra của Công an huyện Vạn Ninh (Khánh Hoà), do có mâu thuẫn, ngày 29/12/2013, Lê Tấn Khỏe (14 tuổi, ngụ xã Vạn Long) ném chai nước thủy tinh trúng đầu Tu Ngọc Thạch (học sinh lớp 9). Vài giờ sau, nhóm Thạch đi tìm Khoẻ để giảng hoà.
Tuy nhiên, Lê Minh Phát (Công an xã Vạn Long) biết chuyện Thạch đi tìm Khoẻ nên đã báo cho cha cậu này - cũng là công an xã. Đồng thời cùng công an viên Lê Ngọc Tâm chạy xe máy đi tìm Thạch.
Thấy nam sinh đứng bên đường, Phát đuổi đánh, đạp nhiều cái rồi còng tay bé trai đưa lên xe máy cho Tâm chở về trụ sở công an xã. Tại đây, Phát tiếp tục đánh cậu bé bằng mũ bảo hiểm. Tối đó, gia đình bảo lãnh Thạch về nhưng sáng hôm sau cậu bé ói mửa, ngất xỉu rồi tử vong sau một ngày. Giám định pháp y kết luận nạn nhân bị chấn thương sọ não.
cong-an-danh-chet-hoc-sinh-ok-7045-14272
Các bị cáo tại toà phúc thẩm. Ảnh: Bình Minh
Tháng 11/2014, TAND huyện Vạn Ninh xử sơ thẩm, tuyên phạt Phát 6 năm 9 tháng tù về các tội Bắt người trái pháp luật và Cố ý gây thương tích; Tâm lĩnh 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội Bắt người trái pháp luật; Khỏe nhận 3 năm tù về tội Cố ý gây thương tích.
Bản án này bị gia đình nạn nhân kháng cáo, đề nghị phải xử các cựu công an viên về tội Giết người và tăng mức bồi thường. Đại diện hợp pháp cho Khỏe kháng cáo vì cho rằng bị cáo không phạm tội, bởi chỉ ném chai thủy tinh một lần vào đầu Thạch trong khi giám định pháp y cho thấy nạn nhân có ba vết thương nghiêm trọng ở vùng đầu. Phát thì kêu oan tội Cố ý gây thương tích, xin giảm nhẹ ở tội còn lại.
Chiều 24/3, sau hai ngày xử phúc thẩm, TAND tỉnh Khánh Hòa đã tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại do có nhiều thiếu sót. Theo HĐXX, tại hiện trường, cơ quan điều tra thu một mũ bảo hiểm bằng nhựa cứng có vết nứt dài 15 cm, bùn đất hình đầu các ngón tay ở quai bên trái mũ.
Bị cáo Phát thừa nhận mũ này là của mình nhưng không bị vỡ, không thừa nhận việc dùng để đánh em Thạch. Trong khi đó lời khai của các nhân chứng khẳng định, trước khi chết Thạch kể bị công an đuổi theo dùng mũ bảo hiểm đánh, chân đạp rồi đưa về xã đánh tiếp.
nam-sinh-bi-cong-an-danh-chet-7447-14272
Người thân của nạn nhân Thạch. Ảnh: Bình Minh
"Cấp sở thẩm không làm rõ các dấu vết được mô tả trên mũ bảo hiểm là của ai, nguyên nhân bị vỡ để có cơ sở kết luận bị cáo Phát có hay không sử dụng mũ bảo hiểm đánh nạn nhân. Cơ quan điều tra không xem mũ bảo hiểm này là vật chứng của vụ án là không đúng với quy định của pháp luật", toà nêu.
Ngoài ra, ông Huỳnh Trọng Thắng - phó Công an xã Vạn Phước - có hành vi đè Thạch xuống cho Phát còng tay, sau đó nói Tâm và Phát đưa nạn nhân về trụ sở xã. Nạn nhân Thạch khi bị các bị cáo đánh là trẻ em. Phát đánh em Thạch trong lúc còng tay không còn khả năng tự vệ, đánh nhiều lần, là thể hiện tính côn đồ.
"Các hành vi nêu trên chưa được cấp sở thẩm xem xét, đánh giá đầy đủ", HĐXX nêu nguyên nhân hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, giao hồ sơ cho VKSND huyện Vạn Ninh điều tra lại.
Bình Minh