Điều gì khiến VN-Index liên tục dò đáy?

 Những phiên tăng điểm gần đây đang trở thành cái cớ để bán, hơn là điểm tựa cho sự phục hồi của thị trường. "Bất cứ ai đầu tư chứng khoán trong thời gian này, chắc hẳn phải có thần kinh thép", Bloomberg nhận định như vậy khi mở đầu bài viết mới đây. 

Từ thị trường có mức tăng tốt nhất thế giới trong ba tháng đầu năm, VN-Index đảo chiều trở thành chỉ số tiêu cực nhất trong ba tháng tiếp sau đó. So với mức đỉnh hơn 1.200 điểm xác lập đầu tháng 4, đến nay chỉ số này đã giảm gần 300 điểm, tương đương hơn 25%. Biến động kinh tế thế giới, chiến tranh thương mại, dòng vốn ngoại rục rịch rút khỏi thị trường, cho tới động thái chốt lời ở những nhóm cổ phiếu dẫn dắt là lý do khiến tâm lý nhà đầu tư tiêu cực. 

Dao động trong phiên của VN-Index đang có tăng cao, nhưng biên độ giữa giá đóng và mở cửa bị thu hẹp.

Dao động trong các phiên của VN-Index đang tăng nhưng biên độ giữa giá đóng và mở cửa bị thu hẹp.

Thị trường chứng khoán, vốn được coi là hàn thử biểu của nền kinh tế, đang đi ngược với sự nhìn nhận của nhiều chuyên gia. "Các yếu tố cơ bản vẫn đang rất tích cực", Bill Stoops, Giám đốc đầu tư Dragon Capital trả lời Bloomberg vào tuần trước. "Kinh tế vĩ mô về cơ bản là ổn định, lạm phát thấp, dự trữ ngoại hối cao, trong khi dòng vốn FDI vẫn đang tăng".

Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,8% trong năm 2018 và 6,7% trong năm 2019, theo dự báo của hãng tin này. Ít nhất từ năm 1990 đến nay, kinh tế hầu hết tăng trưởng trên 5%. Trong khi đó, dự trữ ngoại hối đạt kỷ lục gần 64 tỷ USD, còn lạm phát dù đang tăng trở lại nhưng vẫn ở dưới mốc 4%.

Bất chấp những tín hiệu ổn định từ vĩ mô như vậy, thị trường chứng khoán vẫn liên tục lập đáy mới. 

Lần lượt các mốc hỗ trợ quan trọng bị phá vỡ, VN-Index rơi từ hơn 1.200 điểm xuống mốc 900 điểm. Với mức giảm trên 20% so với mức đỉnh, thị trường Việt Nam được xem như đã rơi vào trạng thái "con gấu" (bear market), với triển vọng không mấy tích cực.

Nếu không phải yếu tố nội tại của nền kinh tế, nhiều chuyên gia cho rằng, VN-Index lao dốc do vấn đề tâm lý, chủ yếu liên quan đến những biến động kinh tế thế giới gần đây như tỷ giá, hay lo ngại từ chiến tranh thương mại.

"Tâm lý nhà đầu tư nhanh chóng đảo chiều khi quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thúc đẩy đồng USD tăng mạnh – còn đồng nội tệ Việt Nam thì lại giảm", Bloomberg đánh giá.

Việc đẩy nhanh quá trình tăng lãi suất cơ bản của Fed, cộng hưởng với những tín hiệu phục hồi từ nền kinh tế lớn nhất thế giới khiến đồng bạc xanh trở nên mạnh hơn so với những tiền tệ khác. Điều này là lý do chính kích hoạt sự đảo chiều của dòng vốn ngoại trên thị trường tài chính, vốn nhiều năm nay hưởng lợi từ mức lãi suất thấp.

Tỷ USD Dòng tiền rút ra khỏi các thị trường mới nổi6 tháng đầu năm 2018-8.71-8.71-5.66-5.66-3.86-3.86-3.55-3.55-1.72-1.72-1.22-1.22-0.79-0.79Đài LoanThái LanHàn QuốcIndonesiaMalaysiaPhilippinesẤn Độ-10-8-6-4-20Nguồn: VNDirect Philippines Dòng tiền rút ra khỏi các thị trường mới nổi: -1.22

Những thị trường có đồng tiền mất giá nhiều nhất so với USD, thực tế cũng bị rút vốn mạnh nhất. 

à mạnh lên của đồng USD có thể sẽ tiếp tục gây áp lực lớn lên dòng tiền khối ngoại, điều sẽ khiến thị trường chứng khoán Việt Nam đối mặt với những biến động trong ngắn hạn", báo cáo mới đây của Công ty chứng khoán VNDirect nhận định.

Tại Việt Nam, khối ngoại vẫn mua ròng trong 6 tháng đầu năm, nhưng chủ yếu nhờ vào giao dịch thỏa thuận khối lượng lớn của một số cổ phiếu mới lên sàn như Vinhomes hay Yeah1. Theo tính toán của VNDirect, khối ngoại mua ròng 22.285 tỷ đồng trong tháng 5. Tuy nhiên nếu loại trừ giao dịch thỏa thuận cổ phiếu Vinhomes ngày 18/5 (gần 28.548 tỷ) thì khối ngoại bán ròng hơn 6.200 tỷ đồng. Tháng 6 cũng tương tự khi nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng hơn 2.400 tỷ đồng nếu loại trừ phiên IPO của Yeah1.

Nguồn cung gia tăng khi những quỹ ngoại cơ cấu lại danh mục đã tạo sức ép lên thị trường, cũng như tâm lý của nhà đầu tư trong nước. Đà giảm từ đó được thành hình do bên bán nắm thế chủ động.

Với trạng thái giao dịch trong biên độ hẹp, thanh khoản ngày càng giảm, không nhiều công ty chứng khoán đưa ra dự báo chắc chắn về xu hướng. Nhà đầu tư thì ngày càng mất niềm tin vào sự phục hồi, khi chỉ số trồi sụt quanh mốc 900 điểm và chỉ chực chờ phá đáy. 

Đầu cơ ngắn hạn theo T+ cũng trở thành dòng tiền chủ đạo của thị trường hiện nay, sẵn sàng rút ra khi có lợi nhuận từ 5-7% hay thậm chí là cắt lỗ. Đây cũng là lý do mà thị trường rơi vào cảnh "ba phiên giảm, hai phiên tăng".

Điểm tựa của thị trường trong tương lai gần được đặt vào kết quả kinh doanh quý II sắp công bố. Tuy nhiên, khó có thể hy vọng sự đảo chiều ngay trong ngắn hạn khi những yếu tố lợi nhuận chỉ mang tính cá biệt.

Nhiều chuyên gia cho rằng, chỉ khi nào dòng vốn lớn với tầm nhìn trung hạn trở lại, thị trường mới có thể thoát khỏi vòng luẩn quẩn tăng - giảm đan xen. Chỉ khi những dòng vốn đầu cơ T+3, T+4 bị triệt tiêu với những nhà đầu tư có kỳ vọng dài hơn, thị trường mới có thể trở lại xu hướng tăng bền vững. 

Minh Sơn


Giày Đại Phát solution
Số người online:
61350
Số người truy cập:
7355390