Được một thương gia giàu có người Trung Quốc sinh sống tại Việt Nam có tên Quách Đàm đầu tư xây dựng. Ngôi chợ được thi công xây dựng trong vòng 2 năm và hoàn thiện vào năm 1930.
Toàn cảnh khu chợ nhìn từ trên cao (Ảnh: ST).
Trước đó, ở Sài Gòn đã có Chợ Lớn là nơi giao lưu buôn bán chính của các thương nhân nhưng sau này có nhiều người dân tới tập trung hơn nên chợ ngày càng trở nên chật hẹp không đủ sức chứa. Chính quyền đã dự định xây dựng thêm chợ mới tạo không gian cho bà con làm ăn nhưng chưa tìm được mảnh đất nào phù hợp, may thay có Quách Đàm giúp đỡ. Ông tự nguyện xuất tiền ngay từ khâu mua đất cho tới khi chợ được hoàn thiện và chỉ xin nhà nước cho xây mấy dãy phố lầu xung quanh chợ cùng bức tượng của chính mình sau khi qua đời.
Đây là đầu mối kinh doanh với đa dạng mặt hàng… (Ảnh ST)
Hình ảnh chợ Bình Tây bán quần áo
Thức ăn…
Các đồ khô…
Các đồ nhựa ở chợ Bình Tây Sài Gòn
Đến cả những món ăn vặt như chuối nướng (Ảnh: ST).
Được xây dựng theo kĩ thuật hiện đại của Pháp nhưng mang phong cách của những ngôi nhà Trung Hoa với mái ngói lợp kiểu chồng lớp. Các góc mái uốn lượn nhẹ nhàng – lối kiến trúc dễ bắt gặp trong những ngôi chùa phương Đông. Tháp chính của chợ được xây vươn cao với đồng hồ 4 mặt để người dân đứng tại tứ phía đều có thể theo dõi thời gian. Chợ có 12 cổng phụ và 1 cổng chính trực diện bến xe Chợ Lớn, vô cùng thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa.
Chiếc đồng hồ 4 mặt được lắp đặt ngay tại tháp chính của chợ (Ảnh: ST).
Điểm độc đáo nhất của ngôi chợ này là chính giữa chợ có khoảng sân trời thoáng mát được bao bọc xung quanh là các dãy nhà. Đây cũng chính là nơi đặt bức tượng ông Quách Đàm kể trên – người có công xây dựng chợ. Xung quanh có hồ sen nuôi cá và vài chiếc ghế đá cho khách đi chợ nghỉ chân.
Mỗi năm, chợ Bình Tây đón khoảng 120.000 lượt khách tới thăm và mua sắm, trong đó có cả những khách thăm quan do các công ty du lịch giới thiệu. Với lợi thế về giao thông thủy bộ, chợ Bình Tây nhanh chóng trở thành đầu mối buôn bán sầm uất trên khắp mảnh đất Nam kỳ cho tới ngày nay.